Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 52)

Báo cáo Thương mại điện tử các năm 2008, 2009 đều nhận xét “mức độ sẵn sàng cho TMĐT của doanh nghiệp nói chung đã ổn định”. Thể hiện ở những điểm chính sau đây:

2.3.1.1. Sử dụng máy tính trong doanh nghiệp

Đây là một trong những tiêu chí nền tảng nói lên mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp.

Theo số liệu khảo sát 3000 DN trên cả nước năm 2009, 100% đã trang bị máy tính. Trung bình mỗi DN có 25,8 máy tính (năm 2007 là 22,9 và năm 2008 là 15,1). Trung bình cứ 8,2 lao động có một máy tính (năm 2008 là 10).

Hình 2.1: Phân bổ máy tính trong doanh nghiệp qua các năm

0 10 20 30 40 50 60 70 1-10 11-20 21-50 51-100 101-200 trên 200 2006 2007 2008 2009 Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn [6], [7], [8], [9].

Tuy vậy, việc ứng dụng vẫn còn sự chênh lệch đáng kể giữa các địa phương cũng như giữa các lĩnh vực kinh doanh.

Tại Hà Nội, số máy tính trung bình trong DN là 29, trung bình 8,1 nhân viên có một máy tính. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một DN có 25,6 máy tính và trung bình 7,9 nhân viên có một máy tính. Còn tại các địa phương khác, mỗi DN có trung bình 21,5 máy tính và cứ 10,3 nhân viên có một máy tính.

Hình 2.2: Tỷ lệ máy tính phân bổ theo địa bàn hoạt động của DN đƣợc điều tra Số lượng máy tính 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Tỷ l ệ doa nh ng hiệp Hà nội 40% 22% 22% 8% 5% 3% TP Hồ chí Minh 39% 25% 25% 7% 3% 1% Địa phương khác 54% 22% 17% 5% 2% 0% 1-10 11-20 21-50 51-100 101-200 Trên 200

Nguồn: Bộ Công thương (2009), Báo cáo TMĐT Việt Nam.

Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có tỷ lệ máy tính trung bình chênh lệch khá lớn. Các lĩnh vực có tỷ lệ máy tính trong DN cao nhất là tài chính (46,7 máy/doanh nghiệp), vận tải (41,0), khai khoáng (40,7), CNTT (39,3) và chuyên môn (36,2). Đây chủ yếu là các lĩnh vực có lượng lao động lớn hoặc có trình độ chuyên môn cao.

Tỷ lệ số nhân viên trên một máy tính thấp nhất (mức độ phổ cập máy tính trong DN cao nhất) thuộc về lĩnh vực CNTT (3,7 nhân viên/máy tính), giáo dục (5,6) và tài chính (5,7). Một số lĩnh vực có số lượng máy tính trung bình cao nhưng tỷ lệ nhân viên trên một máy tính thấp là khai khoáng (15,5) và vận tải (9,0). Các lĩnh vực còn lại tỷ lệ nhân viên trên máy tính trong khoảng từ 8,0 tới 11,5.

Bảng 2.1: Phân bổ máy tính trong DN theo lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực Tỷ lệ máy tính/Doanh nghiệp Tỷ lệ nhân viên/máy tính

CNTT 39,3 3,7 Giáo dục 18,8 5,7 Tài chính 46,7 5,8 Nghệ thuật 22,3 6,0 Xây dựng 28,5 7,1 Thương mại 19,8 7,2 Lưu trú 31,6 8,0 Chuyên môn 36,2 8,4 Vận tải 41,0 9,0 Nông, lâm 23,9 11,5 Khai khoáng 40,7 15,5

Nguồn: Bộ Công thương (2009), Báo cáo TMĐT Việt Nam 2009.

Các DN lớn có số lượng máy tính trung bình vượt trội so với các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên trên một máy tính của các DN lớn khá thấp so với các DN nhỏ và vừa. Tại các DN nhỏ và vừa, trung bình cứ 6,9 nhân viên có một máy tính. Tại các DN lớn, trung bình 21,3 nhân viên mới có một máy tính. Điều này cho thấy, các DN nhỏ đã chủ động hơn trong việc ứng dụng CNTT và TMĐT, tuy còn hạn chế về quy mô ứng dụng so với các DN lớn. Đồng thời, nhiều DN thuộc các lĩnh vực hoạt động chủ yếu dựa trên lực lượng lao động phổ thông, trình độ tin học hóa sản xuất chưa cao.

Qua các số liệu ở trên có thể thấy các DN đã quan tâm đầu tư cho kết cấu hạ tầng CNTT và TMĐT mặc dù chưa đồng đều giữa các nghành và các địa phương.

2.3.1.2. Kết nối và ứng dụng Internet trong doanh nghiệp

Internet là công cụ không thể thiếu giúp DN tham gia vào TMĐT. Kết quả khảo sát cho thấy, 98% doanh nghiệp trong cả nước tham gia khảo sát đã kết nối Internet dưới các hình thức khác nhau. Trong đó, hình thức truy cập bằng ADSL chiếm 86%, đường truyền riêng chiếm 10% và quay số chiếm 2%.

Hình thức truy cập bằng ADSL vẫn được đại đa số DN lựa chọn (86%) song đã giảm so với năm 2008 (92%). Thay vào đó, một số DN chuyển đổi sang sử dụng hình thức đường truyền riêng do các ưu điểm về tốc độ, ổn định và bảo mật của công nghệ này. Năm 2007 và 2008 mới chỉ có 4% và 6% DN sử dụng đường truyền riêng thì đến năm 2009 tỷ lệ này đã là 10%. Tỷ lệ DN truy cập bằng đường truyền riêng tăng liên tục qua các năm thể hiện DN đang bắt đầu chuyển từ giai đoạn đầu với nhu cầu kết nối Internet đơn giản sang giai đoạn kết nối Internet có tính ổn định, tốc độ và chất lượng cao hơn. Mặc dù vậy, cơ sở pháp lý cho một số ứng dụng trên đường truyền riêng vẫn chưa được hoàn thiện.

Việc kết nối Internet bằng đường truyền riêng cũng dược các DN lớn sử dụng nhiều hơn so với các DN nhỏ và vừa. 14% DN lớn đã lắp đặt đường truyền riêng. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng đường truyền riêng tại các DN nhỏ và vừa chỉ là 8%.

Bảng 2.2: Hình thức truy cập Internet theo quy mô của doanh nghiệp Quy mô Không kết nối Quay số Đƣờng truyền riêng ADSL

SME 2% 3% 8% 87%

DN lớn 0% 1% 14% 85%

Nguồn: Bộ Công thương (2009), Báo cáo TMĐT Việt Nam.

Internet tốc độ cao như ADSL và đường truyền riêng chưa phổ cập hết các địa phương do chi phí kết nối còn cao nên nhiều DN vẫn phải sử dụng qua hình thức quay số nhằm tận dụng hệ thống đường dây điện thoại sẵn có.

Thư điện tử (Email) là một trong các tiện ích được sử dụng phổ biến nhất trên nền internet. Theo kết quả khảo sát, 81% DN đã sử dụng email phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này là khá thấp bởi email là một phương tiện liên lạc nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và ngày càng đượcf sử dụng phổ biến. Hơn nữa, mức độ phổ cập máy tính và internet trong DN hiện nay cũng khá cao. Từ đó có thể thấy các DN chưa thực sự tận dụng hết tiềm năng của kết cấu hạ tầng sẵn có.

Nếu so sánh theo quy mô DN thì các DN lớn có tỷ lệ sử dụng email trong hoạt động kinh doanh là 95%, trong khi đó các DN nhỏ và vừa là 78%. Sự chênh lệch này cho thấy, các DN nhỏ và vừa dù đã có những nỗ lực trong việc đầu tư cho TMĐT nhưng chưa ứng dụng hiệu quả các đầu tư đó

Vấn đề an ninh, an toàn thông tin trong DN khi ứng dụng TMĐT luôn là mối lo của các DN. Nhiều biện pháp bảo mật khác nhau đã được DN sử dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin nội bộ cũng như thông tin cá nhân của khách hàng, bao gồm phần mềm bảo mật, phần cứng, tường lửa và chữ ký số. Trong đó biện pháp phổ biến nhất là phần mềm với tỷ lệ 97% DN sử dụng. Tường lửa và phần cứng chiếm tỷ lệ tương ứng là 43% và 34%, chỉ có 3% DN áp dụng chữ ký số.

Các DN cũng đã chú trọng đến việc bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân của khách hàng. Điều tra năm 2009 cho thấy: 71% DN đã có chính sách bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân cho khách hàng. Tỷ lệ này tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 77% và 75%, trong khi đó tại các địa phương khác chỉ là 66%. Các DN lớn cũng đang đi đầu trong việc áp dụng chính sách bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân với tỷ lệ 87%. Trong khi đó, tỷ lệ DN nhỏ và vừa có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân cho khách hàng chỉ là 67%.

2.3.1.3. Đào tạo và bố trí cán bộ chuyên trách thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Theo số liệu khảo sát năm 2009 tỷ lệ các DN tại thành phố Hồ Chí Minh có cán bộ chuyên trách về TMĐT là 43%, tỷ lệ tương ứng tại Hà Nội là 31%, còn các địa phương khác là 27%. Trong khi 57% các DN lớn có cán bộ chuyên trách về TMĐT thì tỷ lệ này chỉ là 28% trong các DN nhỏ và vừa.

Số DN có cán bộ chuyên trách về TMĐT trong từng lĩnh vực tỷ lệ thuận với trình độ ứng dụng CNTT và TMĐT của lĩnh vực đó. Đứng đầu là các DN thuộc lĩnh vực CNTT và tài chính với tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT tương ứng là 62% và 52%. Thấp nhất là trong lĩnh vực khai khoáng (23%), xây dựng (21%) và nghệ thuật (13%). Thương mại là lĩnh vực yêu cầu trình độ ứng dụng CNTT và TMĐT cao nhưng tỷ lệ DN thương mại có cán bộ chuyên trách về TMĐT lại khá thấp (27%) so với các lĩnh vực còn lại.

Hình 2.3: Phân bổ DN có cán bộ chuyên trách TMĐT theo lĩnh vực hoạt động

Nguồn: Bộ Công thương (2009), Báo cáo TMĐT Việt Nam.

Hình thức đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên được áp dụng phổ biến nhất trong những năm gần đây là đào tạo tại chỗ chiếm tỷ lệ 43% (2009); 27% DN lựa chọn hình thức cử nhân viên đi đào tạo và chỉ có 3% DN tự mở lớp cho nhân viên. Ở một số địa phương thậm chí không có bất cứ hình thức đào tạo nào. Đặc biệt, 2009 là năm có nhiều biến động về kinh tế, DN ít tuyển dụng nhân viên nên tỷ lệ đào tạo tại chỗ giảm khá mạnh do hình thức này thường được áp dụng đối với lao động mới tuyển dụng.

Hình 2.4: Hình thức đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên của DN qua các năm 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% T lệ d o an h n g h iệ p 2006 8% 62% 30% 21% 2007 12% 60% 28% 17% 2008 7% 56% 30% 27% 2009 3% 43% 27% 38%

Mở lớp Tại chỗ Cử nhân viên Không đào tạo

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn [6], [7], [8], [9].

Trong năm 2009, tỷ lệ DN không triển khai bất kỳ hình thức đào tạo CNTT hoặc TMĐT nào cho nhân viên là 38%, tăng lên đáng kể so với các năm trước, trong đó 95% các DN không triển khai bất kỳ hình thức đào tạo nào là các DN nhỏ và vừa, một trong những lý do gây ra điều này là để vượt qua khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, trong năm 2009 các DN Việt Nam đặc biệt DN nhỏ và vừa đã phải cắt giảm nhiều nguồn kinh phí, trong đó có kinh phí đào tạo CNTT và TMĐT.

Theo địa bàn hoạt động, ở Hà Nội chỉ có 11% DN không có bất cứ hình thức đào tạo nào, tỷ lệ này tại thành phố Hồ Chí Minh là 34%, còn tại các địa phương khác là 54%.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 52)