Chính phủ đóng vai trò đầu tầu trong việc tuyên truyền và tạo điều

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 30)

điều kiện phát triển thương mại điện tử, nhất là đào tạo nguồn nhân lực

Là một đất nước có diện tích rất nhỏ bé nhưng lại là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, Singapore là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn của khu vực và thế giới. Ngay từ khi nhận thấy xu hướng phát triển của TMĐT và lợi ích to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc gia, Singapore đã khẩn trương chuẩn bị mọi nhân tố cần thiết để TMĐT hình thành và phát triển, đặc biệt Chính phủ Singapore đã rất chú trọng việc nâng cao nhận thức cho các DN và người tiêu dùng về TMĐT. Với vai trò là người hướng dẫn, chỉ đường, Chính phủ đã hướng sự quan tâm của DN và người tiêu dùng vào việc ứng dụng TMĐT bằng cách làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích lợi ích của TMĐT. Nhiều tổ chức về TMĐT như Trung tâm công dân điện tử, Trung tâm hỗ trợ DN... được mở ra, đã cung cấp thông tin về chính sách

TMĐT và giới thiệu về các hoạt động, chiến lược, kế hoạch tổng thể về TMĐT cho người dân. Cạnh đó, Chính phủ còn có nhiều dự án khuyến khích các DN tham gia TMĐT và có chế độ khen thưởng cho các DN tích cực tham gia TMĐT.

Cũng như Singapore, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMDT nhanh và ổn định. Trong giai đoạn 2000 - 2005, TMDT Hàn Quốc tăng trung bình từ 35 - 45%/năm, trong đó doanh số TMDT năm 2004 đạt 314 tỷ USD, chiếm 20% tổng giao dịch thương mại của nước này. TMĐT của Hàn Quốc phát triển khá đồng đều trên nhiều loại hình như B2B, B2C và B2G. Ở Hàn Quốc khu vực kinh tế tư nhân rất năng động và là nhân tố chính triển khai các hoạt động TMDT. Tuy nhiên, đóng vai trò đầu tàu cho phát triển TMĐT lại chính là Chính phủ với những cam kết mạnh mẽ và quyết tâm phát triển TMĐT.

Để hỗ trợ phát triển nhân lực TMĐT, năm 2000 Chính phủ Hàn Quốc đưa ra “Kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT” và tiếp đó là một loạt chương trình hỗ trợ chia thành 2 loại. Một là, nâng cao hệ thống và mở rộng kết cấu hạ tầng phát triển nhân lực TMĐT. Hai là, hỗ trợ các môn học TMĐT, như hỗ trợ các trường đại học xây dựng giáo trình TMĐT, đào tạo nhân lực TMĐT cho địa phương, xây dựng học viện ảo cho phụ nữ tham gia TMĐT, hỗ trợ học thạc sỹ TMĐT tại Đại học Carnegie Melon (Mỹ)... Từ tháng 11/2001, Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 12 tỷ USD nhằm mở rộng tuyển sinh ở các trường đại học và các tổ chức đào tạo trong lĩnh vực CNTT, hỗ trợ việc xây dựng các khoa, trường đào tạo sau đại hoc trong lĩnh vực phần mềm; mở rộng đào tạo trực tuyến trong lĩnh vực tin học; hỗ trợ sinh viên du học ở nước ngoài trong lĩnh vực CNTT. Chính phủ cũng đào tạo tin học cho khoảng 13 triệu người nghèo, sinh viên, công chức, quân nhân và người làm việc nhà trong thời gian từ năm 2000 - 2002.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 30)