Thương mại điện tử góp phần làm giảm chi phí, tăng hiệu quả lao

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 27)

lao động xã hội

TMĐT có tác động rất tích cực tới sự phát triển kinh tế, đó chính là việc làm giảm đáng kể chi phí của cả người bán và người mua trong giao dịch thương mại. Đối với người bán, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ gọn nhẹ hơn, hoạt động hiệu quả hơn, do đó tiết kiệm được cả nhân lực và vật lực. TMĐT còn giúp DN giảm chi phí tiếp thị và bán hàng. Bằng phương tiện internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, cataloge điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với cataloge in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.

TMĐT cũng cho phép các DN giảm mức tồn kho cũng như các chi phí quản lý khác. Việc giao dịch nhanh chóng và cập nhật thông tin về nhu cầu khách hàng giúp cắt giảm số lượng và thời gian lưu kho cũng như thay đổi phương án sản phẩm nhằm bám sát nhu cầu thị trường. Nhờ tính công khai thông tin của tất cả các DN, giá cả hàng hóa trở nên minh bạch. Không một DN nào có thể đẩy giá của mình lên quá cao so với mặt bằng chung, cộng với việc tiết kiệm được các chi phí đầu vào, giá cả hàng hóa sẽ có phần giảm hơn. Điều đó mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khả năng phục vụ 24/24h hay nói cách khác là “thương mại không ngừng nghỉ” giúp cho các giao dịch trở nên hết sức thuận tiện.

Như vậy, TMĐT góp phần làm tăng năng suất lao động thương mại, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đem lại lợi ích cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 27)