Phổ cập kiến thức và mở rộng việc đào tạo nhân lực cho thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 87)

thương mại điện tử

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn chặt với sự phát triển của CNTT và chính phủ điện tử. Có thể nói CNTT gần như đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của TMĐT. CNTT cung cấp các giải pháp về mặt kỹ thuật và công nghệ để TMĐT có thể phát triển được. Trong những năm qua CNTT ở nước ta đã phát triển rất nhanh chóng. Các công nghệ mới liên tục ra đời và thay thế những công nghệ cũ. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng các dịch vụ viễn thông với giá cước thấp, cần mở rộng mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và các nhà cung cấp nội dung (ICP) cho mọi thành phần kinh tế. Do đó, việc phát triển TMĐT và CNTT là hai giải pháp không thể tách rời

3.2. Những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam

3.2.1. Phổ cập kiến thức và mở rộng việc đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử thương mại điện tử

TMĐT gắn chặt với công nghệ tin học và truyền thông hiện đại. Tuy nhiên chủ thể của mọi hoạt động thương mại vẫn là con người, không phải là công nghệ mà chính con người là nhân tố quyết định tới thành công của việc ứng dụng TMĐT. Kinh nghiệm một số nền kinh tế ở Châu Á cho thấy mặc dù không phát minh ra công nghệ nguồn, mang tính cách mạng, nhưng nhờ có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT tốt nên vẫn được xếp thứ hạng cao trong ứng dụng CNTT và TMĐT như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Trong khi đó ở Việt Nam có những doanh nghiệp ứng dụng CNTT rất tốt nhưng hầu như chưa có kế hoạch tận dụng các cơ hội do TMĐT mang lại.

Hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo khó thu lợi nhuận, chậm thu hồi vốn nên các doanh nghiệp ít quan tâm. Do đó đây chính là một loại hình dịch vụ công, nhà nước cần đứng ra đảm nhiệm. Việc tuyên truyền phổ biến

cần đi sâu vào các nội dung cụ thể như: Giới thiệu các mô hình ứng dụng TMĐT hiệu quả, bảo đảm an toàn an ninh trong giao dịch TMĐT; bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT, lợi ích của việc mua sắm trên mạng và thanh toán điện tử. Cụ thể, việc tuyên truyền phổ biến về TMĐT cần tiến hành như sau:

- Phổ biến, tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước: Các Tổng công ty của nhà nước thường có quy mô lớn nhưng chưa quan tâm đầy đủ tới công tác đào tạo cán bộ về TMĐT. Cần tạo điều kiện cho họ hiểu rõ lợi ích của TMĐT, từ đó họ sẽ xây dựng kế hoạch triển khai TMĐT tại chính đơn vị của mình.

- Phố biến, tuyên truyền trước hết hướng vào những lĩnh vực kinh doanh thuận lợi cho ứng dụng TMĐT, như dịch vụ du lịch, tài chính, vận tải, giải trí, phân phối, hay việc cung ứng các mặt hàng thiết bị CNTT và truyền thông, nông sản, hoá chất, cơ khí, dệt may, thủ công mỹ nghệ.

- Phố biến, tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo kinh tế các cấp: Các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách và thực thi pháp luật liên quan tới TMĐT nhưng ít có cơ hội tìm hiểu về lĩnh vực này. Cần tuyên truyền về các lợi ích cũng như các rủi ro khi ứng dụng TMĐT cho các cán bộ lãnh đạo kinh tế tại các bộ ngành ở Trung ương cũng như ở các tỉnh, đặc biệt là cán bộ của các sở thương mại, tài chính, đầu tư, tư pháp.

- Phổ biến, tuyên truyền lợi ích của TMĐT tới người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Không chỉ những khó khăn về công nghệ, đặc biệt là mức độ truy cập Internet còn thấp, mà cả tập quán và tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam cũng là một yếu tố cản trở cho việc mua sắm qua mạng. Bởi vậy cần phải làm thay đổi tập quán mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ thành tập quán mua sắm qua mạng.

Từ năm 2006 đến nay, hoạt động tuyên truyền về TMĐT đã được các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và nhiều DN quan

tâm nên đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Đến nay, nhận thức của DN và người tiêu dùng về lợi ích của TMĐT đã có chuyển biến rõ rệt. Trong giai đoạn tới, hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào một số vấn đề đang được coi là các trở ngại lớn đối với việc tham gia TMĐT của các DN và người tiêu dùng, như vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, hình thành thói quen mua sắm trên mạng, sử dụng thẻ thanh toán, v.v... Đặc biệt, cần sớm triển khai việc cấp chứng nhận website TMĐT uy tín.

Theo khảo sát của Bộ Công thương, trong các năm gần đây, các tổ chức đào tạo đã chủ động trong hoạt động đào tạo chính quy về TMĐT. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo hiện nay vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thỏa đáng của các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Các trường đại học, cao đẳng và cộng đồng DN cần chủ động xây dựng kế hoạch cung cầu nhân lực về TMĐT.

Phải có nguồn nhân lực có tri thức về nhiều mặt: Kinh tế, thương mại, CNTT và TT, pháp lý, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, an ninh, v.v... mới có thể đưa TMĐT thật sự đi vào cuộc sống.

Mặc dù từ năm 2005 trên phạm vi cả nước có một số trường có đào tạo bộ môn TMĐT, tuy nhiên tính đến thời điểm này chỉ có trường Đại học Thương Mại Hà nội và Đại học Ngoại Thương có khoa nghiên cứu về TMĐT. Nguồn nhân lực phục vụ TMĐT chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Việc gửi người đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài cũng trở thành cấp thiết.

Việc đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về TMĐT tại các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương cũng rất cấp bách, phải đi trước một bước và

phải bám sát chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, gắn chặt hoạt động đào tạo với thực tiễn. Có thể tổ chức đào tạo theo các chuyên đề. Chuyên đề liên quan tới phát triển kinh tế của TMĐT cho các bộ ngành Thương mại, Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Ngân hàng Trung ương. Chuyên đề liên quan tới an ninh, an toàn, sở hữu trí tuệ trong TMĐT cho các bộ ngành Công an, Tư pháp, Văn hoá Thông tin, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông. Chuyên đề về các tranh chấp trong TMĐT cho Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao... Các chuyên đề về bảo vệ người tiêu dùng, thống kê, cạnh tranh lành mạnh, v.v... liên quan tới TMĐT cũng cần được tổ chức cho các cơ quan tương ứng.

Vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp ngày càng tăng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp về TMĐT các DN có cơ hội hỗ trợ nhau tốt hơn trong hoạt động kinh doanh trực tuyến, chia sẻ chi phí triển khai các ứng dụng và hạ tầng công nghệ, bảo vệ nhau trước các tranh chấp phát sinh trong môi trường kinh doanh mới, tăng cường sức mạnh nhờ có tiếng nói chung, v.v...

Nhiều DN năng động trong lĩnh vực TMĐT đã cùng nhau thành lập Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom) vào giữa năm 2007. Một mặt, Vecom cần có kế hoạch hợp lý để triển khai nhiều hoạt động mang lại lợi ích cụ thể cho các thành viên, đồng thời chú trọng tới công tác phát triển hội viên trên phạm vi cả nước. Mặt khác, các DN thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh nên chủ động tìm hiểu tôn chỉ của Vecom và chung sức đóng góp cho Vecom lớn mạnh. Các cơ quan quản lý nhà nước về hội và TMĐT có trách nhiệm hỗ trợ Vecom hoạt động hiệu quả và thông qua Vecom để phổ biến, tuyên truyền về TMĐT và các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Các DN cũng cần tìm hiểu và tham gia các tổ chức TMĐT thế giới và khu vực. Chẳng hạn, các DN cung cấp dịch vụ liên quan tới trao đổi dữ liệu

điện tử có thể tìm hiểu và tham gia Liên minh các DN TMĐT Châu Á (Pacific Asian Ecommerce Aliance - PAA), các DN quan tâm tới hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân và dán nhãn tín nhiệm website nên tham gia các hoạt động của Liên minh các nhà dán nhãn tín nhiệm Châu Á - Thái Bình Dương (Asian Trustmark Aliance - ATA), v.v...

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)