Hoàn thiện các dịch vụ công và hành lang pháp lý để điều chỉnh các

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 91)

chỉnh các hoạt động thương mại điện tử

Ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước hầu như chưa ứng dụng TMĐT trong các hoạt động thương mại. Trong khi đó, thực chất các doanh nghiệp nhà nước thường là các bạn hàng lớn của nhau. Giải pháp cho vấn đề này là Chính phủ (mà đại diện quản lý nhà nước là Bộ Công thương) cần xây dựng và đứng ra vận hành có thu phí một mạng kinh doanh điện tử giá trị gia tăng VAN cho các doanh nghiệp. Mạng giao dịch này cần phù hợp với chuẩn giao dịch quốc tế để phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp lớn. Trước mắt các doanh nghiệp nhà nước giao dịch trên mạng này, sau đó sẽ thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh.

Bên cạnh đó, với mục tiêu giúp doanh nghiệp có thêm kênh thông tin tìm kiếm khách hàng, thị trường phục vụ mục tiêu xuất khẩu, từ năm 2006 đến nay, Bộ Công thương đã triển khai xây dựng một số cổng TMĐT và cổng thông tin trên Internet, bao gồm: Cổng Thương mại điện tử quốc gia tại địa chỉ www.ecvn.com, Cổng Thông tin thị trường nước ngoài tại địa chỉ www.ttnn.com.vn và Cổng Thông tin xuất khẩu www.vnex.com.vn. Trong năm 2011, Bộ Công thương cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các cổng này, góp phần giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động tìm kiếm thị trường và khách hàng xuất khẩu.

Ứng dụng TMĐT trong các cơ quan nhà nước là một biện pháp quan trọng góp phần xây dựng thành công chính phủ điện tử ở nước ta. Hơn nữa mua sắm chính phủ chiếm tỷ lệ đáng kể trong thương mại nên nếu các cơ

quan nhà nước đẩy mạnh việc mua hàng hoá và dịch vụ trên mạng sẽ kích thích các doanh nghiệp phải ứng dụng TMĐT để tăng cơ hội bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ, gắn cải cách hành chính, minh bạch hoá và nâng cao hiệu quả nền hành chính quốc gia với việc xây dựng chính phủ điện tử. Mua sắm chính phủ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giao dịch thương mại. Nhiều nước đã ban hành các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước phải ứng dụng TMĐT trong mua sắm công nhằm đạt hiệu quả cao nhất từ tiền thuế của nhân dân. Chẳng hạn, Chỉ thị của Tổng thống Hoa Kỳ về thương mại điện tử ngày 17/12/1999 đã nhấn mạnh người đứng đầu các cơ quan chính phủ phải thúc đẩy sử dụng thương mại điện tử để việc mua sắm của liên bang được nhanh hơn, rẻ hơn, tiết kiệm cho người nộp thuế. Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần sửa đổi các quy định về đấu thầu trong mua sắm chính phủ theo hướng bắt buộc các chủ đầu tư phải công bố mời thầu trên trang tin điện tử (trang web) chính thức của tổ chức mời thầu và các trang tin điện tử của các cơ quan khác, chẳng hạn của Bộ KHĐT, Thương mại, Tài chính và các Sở KHĐT, Thương mại, Tài chính ở các địa phương.

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT: Nhiều dịch vụ công là những mắt xích không thể tách rời trong chu trình giao dịch thương mại, nếu các dịch vụ công này không được tin học hoá và đáp ứng các đòi hỏi tự động hoá giao dịch trên mạng thì TMĐT cũng rất khó phát triển. Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT. Những dịch vụ cần ưu tiên cung cấp trên mạng càng sớm càng tốt là:

• Thuế điện tử: thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu (Bộ Tài chính) • Hải quan điện tử (Bộ Tài chính)

• Các thủ tục liên quan tới đầu tư, đăng ký kinh doanh điện tử (Bộ KHĐT).

• Các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến hoạt động thương mại (hiện do rất nhiều Bộ cấp: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, v.v...)

• Giải quyết tranh chấp trên mạng

Ngoài ra cần có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các bộ ngành để cung cấp tất cả các dịch vụ công gắn với thương mại theo quy trình "một cửa" đối với doanh nghiệp. Mặc dù đây là vấn đề khó thực hiện với cả những nước có trình độ phát triển Chính phủ điện tử cao như Singapore, Hàn Quốc. Tuy nhiên ta là nước đi sau nên có thể học tập kinh nghiệm từ các nước này.

Các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng đã gắn rất chặt với thương mại truyền thống, càng gắn chặt hơn trong TMĐT. Do tính tức thời, liên tục 24/7 và xuyên quốc gia của nó, người sử dụng dịch vụ TMĐT càng dễ bị lộ các thông tin cá nhân, đặc biệt là các thông tin về tài chính như số tài khoản, mật khẩu… Bởi vậy Chính phủ phải có sự phối hợp chặt chẽ mang tính toàn cầu đối với việc thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng. Hiện nay, khi giao dịch TMĐT người tiêu dùng dễ bị thiệt thòi do 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do người tiêu dùng thiếu thông tin: thông tin về xuất xứ sản

phẩm, thông tin về người bán, dẫn đến mua bán chủ yếu dựa vào lòng tin, không có sự đảm bảo hoặc ràng buộc pháp lý nào. Nguyên nhân chính của vấn đề này là hầu hết các website cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến hiện nay chỉ mang tính chất như một cầu nối giữa người mua và người bán mà thôi.

Thứ hai, người tiêu dùng chưa quan tâm hoặc chưa hình thành thói

quen bảo mật nên dễ bị lộ các thông tin về tài khoản của mình khi tiến hành thanh toán qua mạng.

Do đó, Chính phủ cần quy định nghiêm ngặt về công bố thông tin trên các website TMĐT để đảm bảo thông tin về hàng hóa đăng tải là chính xác. Đồng thời, Chính phủ cần phát triển cơ quan phòng chống tội phạm mạng để trợ giúp người tiêu dùng, đảm bảo quá trình thanh toán được diễn ra an toàn, bảo mật.

Hơn nữa, hoạt động thương mại bao giờ cũng gắn liền với giải quyết tranh chấp. Trong khi bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại truyền thống đã tương đối hoàn chỉnh thì trên thế giới cũng như ở Việt Nam hầu như chưa xác lập được bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trên cơ sở ứng dụng TMĐT. Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần tập trung xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp có hiệu quả để sẵn sàng giải quyết một cách thoả đáng các tranh chấp phát sinh trong TMĐT thông qua các hình thức như giải quyết tranh chấp qua cơ chế tự hoà giải, cơ quan trọng tài kinh tế, các cơ quan hành chính hay toà án kinh tế hoặc toà án hành chính.

TMĐT là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam và đang trên đà phát triển nhanh. Hệ thống pháp luật liên quan tới TMĐT đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, cần được bổ sung liên tục. Các DN cần thường xuyên tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến, bao gồm các quy định về chứng từ điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp, v.v... Đồng thời các DN cũng cần chủ động yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước đăng tải công khai và trực tuyến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT, để đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức như Vecom hay VCCI nhằm nâng cao chất lượng của các văn bản đó.

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử và nâng cấp kết cấu hạ tầng công nghệ cho thương mại điện tử

Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử. Có thể nói đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa phát triển các

loại hình thanh toán điện tử. Theo Thống kê của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại), hiện có tới 98,3% doanh nghiệp Việt Nam có website giới thiệu công ty. Tuy nhiên, 62,5% các trang web này chủ yếu dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Số website cho phép đặt hàng qua mạng Internet là 27,4% song chỉ có 3,2% cho phép thanh toán trực tuyến.

Đây có thể nói là một rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của TMĐT của Việt Nam, vì nếu không có thanh toán điện tử thì các website TMĐT hầu hết chỉ dừng lại ở dạng rao vặt và quảng cáo. Để đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử, từ phía Chính phủ cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định 291/2006/QĐ-TTg Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội, mà hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của tư nhân để đầu tư phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, tăng cường tính kỷ luật trong quá trình triển khai thực hiện và tuân thủ các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt tại Nghị định 161/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ và Quyết định 291/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010, Ngân hàng Nhà nước cần trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, chỉnh sửa các quy định tại Quyết định 291/QĐ-TTg đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình phát triển của công nghệ thông tin, lĩnh vực thanh toán và nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán, ngay từ việc sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà

nước và Luật các tổ chức tín dụng để củng cố vị thế pháp lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời hoàn thiện các văn bản dưới Luật liên quan đến các phương tiện, hình thức thanh toán hiện đại để đảm bảo tính ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán. Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán quốc gia.

Thúc đẩy phát triển thanh toán trong khu vực công nhằm từng bước tăng hiệu lực quản lý thu chi ngân sách; thúc đẩy thanh toán trong khu vực doanh nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng vốn, phục vụ cho mục tiêu phát triển thương mại điện tử và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập; khuyến khích mở rộng thanh toán trong khu vực dân cư bằng các phương tiện thanh toán phù hợp để từng bước giảm giao dịch bằng tiền mặt trong lưu thông. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trong đó đặt trọng tâm vào mở rộng việc thực hiện trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách ở những nơi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng, kể cả mở rộng việc trả lương cho người lao động ở các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác.

Tăng cường hiện đại hóa và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh toán trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch, bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác; thực hiện kết nối Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng và Hệ thống thanh toán điện tử Kho bạc Nhà nước (Hệ thống TABMIS). Triển khai nhanh chóng, có hiệu quả Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

Song song với việc phát triển nguồn nhân lực về TMĐT, các DN cần xây dựng chiến lược ứng dụng TMĐT trên cơ sở gắn chặt chiến lược này với chiến lược kinh doanh dài hạn của mình. Khi xây dựng chiến lược phát triển TMĐT các DN cần xác định rõ sự phát triển hết sức mau lẹ của công nghệ thông tin và truyền thông tác động một cách cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ tới mọi mặt của kinh tế xã hội toàn thế giới, có thể làm thay đổi cấu trúc các ngành kinh tế cũng như của từng DN.

Đồng thời, chiến lược ứng dụng TMĐT của DN cũng cần phù hợp với mức phát triển chung của chính phủ điện tử, hạ tầng CNTT và internet trên phạm vi toàn quốc và tại địa phương. Các DN cần bám sát các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển CNTT và TMĐT của cơ quan quản lý nhà nước các cấp khi xây dựng chiến lươc ứng dụng TMĐT của mình, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bố sung chiến lược cho phù hợp với tình hình mới.

3.2.4. Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển thương mại điện tử

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã chủ động từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác về TMĐT trong các diễn đàn đa phương như APEC, UNCITRAL, UN/CEFACT, UNCTAD, v.v... và song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v...

Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào các hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào APEC, UNCITR,WTO để hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT, thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết quốc tế về TMĐT mà Việt Nam tham gia. Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển TMĐT nước ta thời gian tới. Do đó Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ chức hỗ trợ thương mại và thương mại điện tử của Liên Hợp Quốc (UN/CEFACT).

Hợp tác song phương với các quốc gia tiên tiến về TMĐT và có quan hệ thương mại đầu tư lớn với Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v... cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ DN giảm chi phí giao dịch, hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về TMĐT trong các hiệp định khu vực mậu dịch tự do.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các DN, Hiệp hội trong việc tham gia hoạt động của Tổ chức quốc tế về TMĐT như Liên minh các Tổ chức cấp chứng nhận website TMĐT uy tín Châu Á - Thái Bình Dương (ATA), Liên minh TMĐT Châu Á - Thái Bình Dương (PAA), v.v... từng bước nâng cao uy tín của DN Việt Nam trong hoạt động TMĐT.

KẾT LUẬN

TMĐT đang được ứng dụng mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển có kết cấu hạ tầng CNTT tiên tiến, luật pháp hoàn chỉnh, con người có tri thức cao, hạ tầng kinh tế vững mạnh và đang được khẳng định là xu hướng tất yếu, động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)