kinh tế - xã hội
TMĐT tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp thông tin về các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác của Chính phủ với giá ưu đãi và chất lượng cao. Trong y tế, cùng với sự ra đời của những trung tâm khám chữa bệnh từ xa, trung tâm tư vấn sức khỏe qua mạng, hoạt động y tế cộng đồng đã có những bước tiến đáng kể, phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho đông đảo người. Các hình thức giáo dục như giáo dục từ xa, đào tạo trực tuyến... có tác dụng đa dạng hóa hoạt động giáo dục, đem đến cơ hội học tập và phát triển cho nhiều người, nhất là những người ở vùng xa xôi. Các dịch vụ xã hội khác như báo điện tử, hải quan điện tử, thuế... được cung cấp 24/24 giờ với địa điểm không hạn chế sẽ giảm đáng kể chi phí cho cả người sử dụng và Chính phủ. Quan hệ quản lý giữa Nhà nước với DN và với người dân thông qua TMĐT sẽ thuận tiện, đơn giản và minh bạch hơn, giảm phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, từ đó từng bước hoàn thiện Chính phủ điện tử.
Việc phát triển TMĐT cũng góp phần giải quyết các vấn đề nan giải của xã hội như địa điểm xây dựng, giao thông... TMĐT với các văn phòng, cửa hàng và siêu thị trên mạng... sẽ làm giảm áp lực về đất đai đối với các DN. Cũng nhờ có mạng máy tính và các phương tiện điện tử hiện đại mà mọi người có thể ở nhà nhưng vẫn làm việc, mua bán, giải trí... được. Điều đó làm giảm lưu lượng tham gia giao thông, giảm ách tắc và tai nạn giao thông, làm cho xã hội ổn định hơn.
Tuy có vai trò, tác dụng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro, gây tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển của xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, như khó đảm bảo độ an toàn của thông tin trên mạng do nạn trộm cắp thông tin trên mạng, nguy cơ lộ bí mật thông tin giữa hai bên đối tác sẽ rất cao; sự cố kỹ thuật gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, mạch bị nghẽn, có khi phá hủy cả website. Trong một số trường hợp, sự gián đoạn kinh doanh có thể làm cho các hợp đồng thương mại quốc tế bị vô hiệu hóa, gây lãng phí nguồn lực, có lúc còn gây ra sự phá sản nhanh chóng các DN điện tử. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm quản lý của cả phía Nhà nước và DN nhằm giảm bớt những tổn thất về kinh tế và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TMĐT.
1.3. Kinh nghiệm phát triển thƣơng mại điện tử ở một số nƣớc
Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm phát triển TMĐT của hai quốc gia là Singapore và Hàn Quốc, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển TMĐT tại Việt Nam.
1.3.1. Chính phủ đóng vai trò đầu tầu trong việc tuyên truyền và tạo điều kiện phát triển thương mại điện tử, nhất là đào tạo nguồn nhân lực điều kiện phát triển thương mại điện tử, nhất là đào tạo nguồn nhân lực
Là một đất nước có diện tích rất nhỏ bé nhưng lại là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, Singapore là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn của khu vực và thế giới. Ngay từ khi nhận thấy xu hướng phát triển của TMĐT và lợi ích to lớn của nó đối với nền kinh tế quốc gia, Singapore đã khẩn trương chuẩn bị mọi nhân tố cần thiết để TMĐT hình thành và phát triển, đặc biệt Chính phủ Singapore đã rất chú trọng việc nâng cao nhận thức cho các DN và người tiêu dùng về TMĐT. Với vai trò là người hướng dẫn, chỉ đường, Chính phủ đã hướng sự quan tâm của DN và người tiêu dùng vào việc ứng dụng TMĐT bằng cách làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích lợi ích của TMĐT. Nhiều tổ chức về TMĐT như Trung tâm công dân điện tử, Trung tâm hỗ trợ DN... được mở ra, đã cung cấp thông tin về chính sách
TMĐT và giới thiệu về các hoạt động, chiến lược, kế hoạch tổng thể về TMĐT cho người dân. Cạnh đó, Chính phủ còn có nhiều dự án khuyến khích các DN tham gia TMĐT và có chế độ khen thưởng cho các DN tích cực tham gia TMĐT.
Cũng như Singapore, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMDT nhanh và ổn định. Trong giai đoạn 2000 - 2005, TMDT Hàn Quốc tăng trung bình từ 35 - 45%/năm, trong đó doanh số TMDT năm 2004 đạt 314 tỷ USD, chiếm 20% tổng giao dịch thương mại của nước này. TMĐT của Hàn Quốc phát triển khá đồng đều trên nhiều loại hình như B2B, B2C và B2G. Ở Hàn Quốc khu vực kinh tế tư nhân rất năng động và là nhân tố chính triển khai các hoạt động TMDT. Tuy nhiên, đóng vai trò đầu tàu cho phát triển TMĐT lại chính là Chính phủ với những cam kết mạnh mẽ và quyết tâm phát triển TMĐT.
Để hỗ trợ phát triển nhân lực TMĐT, năm 2000 Chính phủ Hàn Quốc đưa ra “Kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT” và tiếp đó là một loạt chương trình hỗ trợ chia thành 2 loại. Một là, nâng cao hệ thống và mở rộng kết cấu hạ tầng phát triển nhân lực TMĐT. Hai là, hỗ trợ các môn học TMĐT, như hỗ trợ các trường đại học xây dựng giáo trình TMĐT, đào tạo nhân lực TMĐT cho địa phương, xây dựng học viện ảo cho phụ nữ tham gia TMĐT, hỗ trợ học thạc sỹ TMĐT tại Đại học Carnegie Melon (Mỹ)... Từ tháng 11/2001, Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 12 tỷ USD nhằm mở rộng tuyển sinh ở các trường đại học và các tổ chức đào tạo trong lĩnh vực CNTT, hỗ trợ việc xây dựng các khoa, trường đào tạo sau đại hoc trong lĩnh vực phần mềm; mở rộng đào tạo trực tuyến trong lĩnh vực tin học; hỗ trợ sinh viên du học ở nước ngoài trong lĩnh vực CNTT. Chính phủ cũng đào tạo tin học cho khoảng 13 triệu người nghèo, sinh viên, công chức, quân nhân và người làm việc nhà trong thời gian từ năm 2000 - 2002.
1.3.2. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế điều chỉnh thương mại điện tử thương mại điện tử
Singapore đặc biệt chú ý việc xây dựng và hoàn thiện bộ luật giao dịch điện tử của mình và kèm theo đó là các luật bổ sung như: chống lạm dụng máy tính, sở hữu trí tuệ, thuế... để tạo thành khung pháp luật hoàn chỉnh cho các hoạt động TMĐT quốc gia. Từ tháng 7/1998, đạo luật giao dịch điện tử được ban hành như một phần cam kết hướng tới giao dịch điện tử của Chính phủ Singapore. Đạo luật này cung cấp cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử và chuẩn bị cho những mẫu hợp đồng điện tử. Nhờ vậy, Singapore đã trở thành quốc gia có hệ thống văn bản luật pháp về TMĐT đầy đủ và hiệu quả nhất trên thế giới, giúp cho TMĐT phát triển ổn định và nhanh chóng.
Chính phủ Hàn Quốc cũng rất coi trọng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý TMĐT bằng cách chỉnh sửa luật hiện hành, ban hành luật mới. Các đạo luật chính liên quan đến TMĐT đã được ban hành tại Hàn Quốc bao gồm các Luật liên quan trực tiếp đến TMĐT như: Luật khung về TMĐT (ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2000 và 2005); Luật bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT (ban hành năm 2002 và sửa đổi năm 2005); Luật chữ ký điện tử (ban hành năm 1998, sửa đổi năm 2001 và 2005); Luật phát triển ngành đào tạo điện tử (ban hành năm 2004); Luật phát triển ứng dụng mạng CNTT truyền thông và bảo vệ thông tin (ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002, 2004 và 2005). Một số luật khác liên quan đến TMĐT như: Luật kinh doanh tài chính và tín dụng; Luật hóa đơn điện tử... được ban hành đã bao quát gần như toàn bộ các hoạt động của TMĐT. Điều đó đã hạn chế được các vấn đề phát sinh trong giao dịch TMĐT, làm cho cả DN và người tiêu dùng yên tâm hơn, giúp cho hoạt động TMĐT được phát triển nhanh và đúng hướng.
1.3.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho thương mại điện tử
Thấy được vai trò của CNTT đối việc việc phát triển TMĐT, Chính phủ Singapore đã có quyết định rất táo bạo là xóa bỏ độc quyền, mở cửa thị
trường hoàn toàn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng đã rất quan tâm đến hiện đại hóa CNTT viễn thông. Chương trình Singapore One (hệ thống băng thông rộng quốc gia đầu tiên trên thế giới) đã được đầu tư lớn. Cơ quan quản lý hệ thống này được thành lập ngay từ ngày đầu và với sự phân công trách nhiệm rõ ràng đến từng bộ phận như: Ban Quản lý viễn thông Singapore (TAS) chịu trách nhiệm về phần cứng, cục tin học quốc gia (NBC) chịu trách nhiệm phát triển ứng dụng mạng, Ban khoa học và kỹ thuật quốc gia (NSTB) lo phần hỗ trợ kỹ thuật... Chính điều này đã giúp cho mạng Singapore One hoạt động rất hiệu quả, trở thành hệ thống băng thông rộng quốc gia tiên tiến nhất thế giới, góp phần phổ cập internet trong dân chúng, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển.
Với tất cả những nỗ lực đó, cho đến nay Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển CNTT, đặc biệt là TMĐT và đang nỗ lực để trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu thế giới.
Về phía Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển CNTT. Môi trường CNTT ở Hàn Quốc được đánh giá là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đầu thập kỷ 80, Hàn Quốc đã có chính sách phát triển ngành CNTT gắn chặt chẽ với việc tin học hóa hành chính. Từ năm 1995 - 2005, Hàn Quốc đã đặt kế hoạch xây dựng 3 hệ thống mạng tốc độ cao: mạng quốc gia tốc độ cao, mạng công cộng tốc độ cao và mạng nghiên cứu tốc độ cao. Trong đó, mạng quốc gia tốc độ cao là yếu tố then chốt với Chính phủ điện tử của Hàn Quốc. Mạng này được xây dựng bằng ngân sách Chính phủ dành cho các cơ quan công quyền, các viện nghiên cứu và các trường học truy cập với mức giá thấp. Mạng nghiên cứu tốc độ cao cũng được Chính phủ đầu tư xây dựng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của các viện, các trung tâm và các trường học. Hệ thống mạng công cộng là mạng cáp quang do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông xây dựng phục vụ cả hoạt động thương mại và phi thương mại. Với dự án hạ
tầng mạng quốc gia tốc độ cao, Chính phủ Hàn Quốc trả trước cho các công ty viễn thông toàn bộ chi phí. Sau đó, Chính phủ thu lại bằng cách cho các cơ quan công quyền và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng với giá cước rất thấp. Nhờ thế mà các cơ quan công quyền có điều kiện tiếp cận hạ tầng mạng tốc độ cao để cung cấp các dịch vụ công. Tháng 12/2000, Hàn Quốc đã xây dựng xong mạng lưới Internet băng rộng kết nối 144 khu vực trên toàn đất nước. Đến nay, tỷ lệ người dùng internet băng thông rộng của Hàn Quốc đứng hàng đầu trong các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chiếm 88% tổng số người dùng Internet.
1.3.4. Bảo đảm an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử
Tháng 6/1998, Singapore đã thử nghiệm thành công phương thức kiểm tra chéo giữa Chính phủ với Chính phủ (cross- identification of Government - Government) cho phép các doanh nhân Singapore và Canada có thể nhận dạng trực tuyến. Hệ thống an ninh cơ bản này được xây dựng như một điểm mốc quan trọng cho Singapore đạt được mục tiêu chính về TMĐT.
Tháng 2/1999, Cục tin học Quốc gia đã ban hành các quy định CA Licence nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và tổ chức thương mại, tạo lòng tin của công chúng đối với giao dịch điện tử và để thúc đẩy việc phát triển TMDT. Theo đó, Chính phủ quy định chữ ký điện tử an toàn có giá trị tương tự như chữ ký ở tòa án.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã làm việc với ngành CNTT để phát triển các dịch vụ kết cấu hạ tầng như hệ thống an ninh, ủy thác, dịch vụ hướng dẫn, hệ thống thanh toán trực tuyến và các dịch vụ TMĐT trung gian khác.
Các DN Hàn Quốc cũng là những người đầu tiên nhận ra rằng, để đạt được thành công phải bắt đầu với hệ thống trả tiền linh hoạt. Các biện pháp thanh toán linh hoạt sẽ giúp người tiêu dùng thoải mái hơn trong chi tiêu trên Internet. Và khi đó, họ sẽ sẵn lòng mua những mặt hàng lớn và đắt hơn trên mạng. Những thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền đơn giản rất không
thuận tiện. Do vậy, các công ty điện thoại di động đã cho phép khách hàng được thanh toán vào tài khoản điện thoại di động cho hoạt động mua hàng trên mạng. Thay cho những thể thức mua hàng phức tạp thì người mua hàng chỉ việc lựa chọn các mặt hàng cần thiết và gọi điện đến nhà cung ứng, mọi chi phí sẽ được trừ trong tài khoản điện thoại của người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, các công ty Hàn Quốc tiếp tục phát triển hình thức thanh toán này bằng cách sử dụng các dịch vụ thanh toán toàn phần, cho phép người tiêu dùng có thể thanh toán mọi khoản mua từ nhỏ cho đến những khoản chi tiêu rất lớn. Việc cải tiến hình thức thanh toán giúp người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện và an toàn hơn. Tới cuối năm 2003, các công ty điện thoại di động không còn độc quyền trong lĩnh vực này, nhiều tập đoàn điện thoại cố định truyền thống như Korea Telekom và Dacom đang tiến vào lĩnh vực dịch vụ thanh toán. Các công ty đều tạo ra các trang web thanh toán dịch vụ toàn phần, cho phép khách hàng trả tiền cho mọi thứ từ các khoản mua sắm trên mạng cho tới phí bảo dưỡng căn hộ hay tiến hành chuyển tiền chỉ bằng cách đăng ký trên mạng.
Các ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc trong việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử. Các ngân hàng như Shinhan, Choheung, Han, Korea Exchange và Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc đều đã phát triển và đưa ra các sản phẩm phù hợp với các khách hàng, cho phép các khách hàng thực hiện việc thanh toán trực tuyến thông qua các hợp đồng giao dịch dạng B2B. Hơn nữa, hệ thống còn có thể chuyển hóa đơn từ DN này đến DN khác, giữa 8 ngân hàng với nhau bao gồm Hàn Quốc Exchange, Choheung và Woori dưới sáng kiến của Korea Financial Telecommunications & Clearings Institute. Hệ thống này ra đời vào tháng 03/2002, tính đến nay hầu như tất cả các ngân hàng đều đã và đang thực hiện kết nối vào hệ thống này.
Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng luôn coi trọng công tác an ninh, an toàn trong giao dịch TMĐT nhằm bảo vệ khách hàng, giải quyết
tranh chấp liên quan đến TMĐT. Để giải quyết vấn đề này, Hàn Quốc đã lập ra Ủy ban điều đình TMĐT nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong giao dịch TMĐT. Với tốc độ tăng trưởng của TMĐT, các con số về vấn đề tranh chấp được gửi đến Ủy ban điều đình về TMĐT ngày càng tăng và tỷ lệ giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp đã tăng đến 95,8%. Mặt khác, để giải quyết các tranh chấp thường xuyên về tên miền, Chính phủ Hàn quốc đã lập ra văn phòng giải quyết các tranh chấp tên miền vào tháng 08/2001. Văn phòng này đã tiến hành phân xử các vụ tranh chấp từ tháng 10/2001 và là trung gian xử lý các vụ tranh chấp tên miền có đuôi .kr và hồi phục tên miền.
Chính phủ Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến tính xác thực của các tài liệu điện tử. Trong luật cơ bản về TMĐT, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra các quy định cụ thể trong việc trao đổi tài liệu điện tử trong TMĐT. Chữ ký điện tử được chấp nhận chính thức kể từ tháng 02/1999, nó được công nhận