Xây dựng kết cấu hạ tầng cho thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 32)

Thấy được vai trò của CNTT đối việc việc phát triển TMĐT, Chính phủ Singapore đã có quyết định rất táo bạo là xóa bỏ độc quyền, mở cửa thị

trường hoàn toàn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng đã rất quan tâm đến hiện đại hóa CNTT viễn thông. Chương trình Singapore One (hệ thống băng thông rộng quốc gia đầu tiên trên thế giới) đã được đầu tư lớn. Cơ quan quản lý hệ thống này được thành lập ngay từ ngày đầu và với sự phân công trách nhiệm rõ ràng đến từng bộ phận như: Ban Quản lý viễn thông Singapore (TAS) chịu trách nhiệm về phần cứng, cục tin học quốc gia (NBC) chịu trách nhiệm phát triển ứng dụng mạng, Ban khoa học và kỹ thuật quốc gia (NSTB) lo phần hỗ trợ kỹ thuật... Chính điều này đã giúp cho mạng Singapore One hoạt động rất hiệu quả, trở thành hệ thống băng thông rộng quốc gia tiên tiến nhất thế giới, góp phần phổ cập internet trong dân chúng, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển.

Với tất cả những nỗ lực đó, cho đến nay Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển CNTT, đặc biệt là TMĐT và đang nỗ lực để trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu thế giới.

Về phía Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển CNTT. Môi trường CNTT ở Hàn Quốc được đánh giá là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đầu thập kỷ 80, Hàn Quốc đã có chính sách phát triển ngành CNTT gắn chặt chẽ với việc tin học hóa hành chính. Từ năm 1995 - 2005, Hàn Quốc đã đặt kế hoạch xây dựng 3 hệ thống mạng tốc độ cao: mạng quốc gia tốc độ cao, mạng công cộng tốc độ cao và mạng nghiên cứu tốc độ cao. Trong đó, mạng quốc gia tốc độ cao là yếu tố then chốt với Chính phủ điện tử của Hàn Quốc. Mạng này được xây dựng bằng ngân sách Chính phủ dành cho các cơ quan công quyền, các viện nghiên cứu và các trường học truy cập với mức giá thấp. Mạng nghiên cứu tốc độ cao cũng được Chính phủ đầu tư xây dựng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của các viện, các trung tâm và các trường học. Hệ thống mạng công cộng là mạng cáp quang do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông xây dựng phục vụ cả hoạt động thương mại và phi thương mại. Với dự án hạ

tầng mạng quốc gia tốc độ cao, Chính phủ Hàn Quốc trả trước cho các công ty viễn thông toàn bộ chi phí. Sau đó, Chính phủ thu lại bằng cách cho các cơ quan công quyền và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng với giá cước rất thấp. Nhờ thế mà các cơ quan công quyền có điều kiện tiếp cận hạ tầng mạng tốc độ cao để cung cấp các dịch vụ công. Tháng 12/2000, Hàn Quốc đã xây dựng xong mạng lưới Internet băng rộng kết nối 144 khu vực trên toàn đất nước. Đến nay, tỷ lệ người dùng internet băng thông rộng của Hàn Quốc đứng hàng đầu trong các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chiếm 88% tổng số người dùng Internet.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 32)