Bảo đảm an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 34)

Tháng 6/1998, Singapore đã thử nghiệm thành công phương thức kiểm tra chéo giữa Chính phủ với Chính phủ (cross- identification of Government - Government) cho phép các doanh nhân Singapore và Canada có thể nhận dạng trực tuyến. Hệ thống an ninh cơ bản này được xây dựng như một điểm mốc quan trọng cho Singapore đạt được mục tiêu chính về TMĐT.

Tháng 2/1999, Cục tin học Quốc gia đã ban hành các quy định CA Licence nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và tổ chức thương mại, tạo lòng tin của công chúng đối với giao dịch điện tử và để thúc đẩy việc phát triển TMDT. Theo đó, Chính phủ quy định chữ ký điện tử an toàn có giá trị tương tự như chữ ký ở tòa án.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã làm việc với ngành CNTT để phát triển các dịch vụ kết cấu hạ tầng như hệ thống an ninh, ủy thác, dịch vụ hướng dẫn, hệ thống thanh toán trực tuyến và các dịch vụ TMĐT trung gian khác.

Các DN Hàn Quốc cũng là những người đầu tiên nhận ra rằng, để đạt được thành công phải bắt đầu với hệ thống trả tiền linh hoạt. Các biện pháp thanh toán linh hoạt sẽ giúp người tiêu dùng thoải mái hơn trong chi tiêu trên Internet. Và khi đó, họ sẽ sẵn lòng mua những mặt hàng lớn và đắt hơn trên mạng. Những thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền đơn giản rất không

thuận tiện. Do vậy, các công ty điện thoại di động đã cho phép khách hàng được thanh toán vào tài khoản điện thoại di động cho hoạt động mua hàng trên mạng. Thay cho những thể thức mua hàng phức tạp thì người mua hàng chỉ việc lựa chọn các mặt hàng cần thiết và gọi điện đến nhà cung ứng, mọi chi phí sẽ được trừ trong tài khoản điện thoại của người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, các công ty Hàn Quốc tiếp tục phát triển hình thức thanh toán này bằng cách sử dụng các dịch vụ thanh toán toàn phần, cho phép người tiêu dùng có thể thanh toán mọi khoản mua từ nhỏ cho đến những khoản chi tiêu rất lớn. Việc cải tiến hình thức thanh toán giúp người tiêu dùng cảm thấy thuận tiện và an toàn hơn. Tới cuối năm 2003, các công ty điện thoại di động không còn độc quyền trong lĩnh vực này, nhiều tập đoàn điện thoại cố định truyền thống như Korea Telekom và Dacom đang tiến vào lĩnh vực dịch vụ thanh toán. Các công ty đều tạo ra các trang web thanh toán dịch vụ toàn phần, cho phép khách hàng trả tiền cho mọi thứ từ các khoản mua sắm trên mạng cho tới phí bảo dưỡng căn hộ hay tiến hành chuyển tiền chỉ bằng cách đăng ký trên mạng.

Các ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc trong việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử. Các ngân hàng như Shinhan, Choheung, Han, Korea Exchange và Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc đều đã phát triển và đưa ra các sản phẩm phù hợp với các khách hàng, cho phép các khách hàng thực hiện việc thanh toán trực tuyến thông qua các hợp đồng giao dịch dạng B2B. Hơn nữa, hệ thống còn có thể chuyển hóa đơn từ DN này đến DN khác, giữa 8 ngân hàng với nhau bao gồm Hàn Quốc Exchange, Choheung và Woori dưới sáng kiến của Korea Financial Telecommunications & Clearings Institute. Hệ thống này ra đời vào tháng 03/2002, tính đến nay hầu như tất cả các ngân hàng đều đã và đang thực hiện kết nối vào hệ thống này.

Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng luôn coi trọng công tác an ninh, an toàn trong giao dịch TMĐT nhằm bảo vệ khách hàng, giải quyết

tranh chấp liên quan đến TMĐT. Để giải quyết vấn đề này, Hàn Quốc đã lập ra Ủy ban điều đình TMĐT nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong giao dịch TMĐT. Với tốc độ tăng trưởng của TMĐT, các con số về vấn đề tranh chấp được gửi đến Ủy ban điều đình về TMĐT ngày càng tăng và tỷ lệ giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp đã tăng đến 95,8%. Mặt khác, để giải quyết các tranh chấp thường xuyên về tên miền, Chính phủ Hàn quốc đã lập ra văn phòng giải quyết các tranh chấp tên miền vào tháng 08/2001. Văn phòng này đã tiến hành phân xử các vụ tranh chấp từ tháng 10/2001 và là trung gian xử lý các vụ tranh chấp tên miền có đuôi .kr và hồi phục tên miền.

Chính phủ Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến tính xác thực của các tài liệu điện tử. Trong luật cơ bản về TMĐT, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra các quy định cụ thể trong việc trao đổi tài liệu điện tử trong TMĐT. Chữ ký điện tử được chấp nhận chính thức kể từ tháng 02/1999, nó được công nhận như một phương tiện bảo đảm tính xác thực tài liệu điện tử. Cả hai hoạt động TMĐT và chữ ký điện tử đều được đưa vào chính thức hoạt động từ ngày 01/07/1999. Số lượng người dùng được cấp chứng chỉ ngày càng tăng chứng tỏ việc sử dụng chữ ký điện tử ngày càng trở nên quan trọng. Trung tâm cấp chứng nhận Hàn Quốc (Korea Certification Authority Central) là nơi chỉ đạo việc quản lý chứng chỉ chữ ký điện tử trong việc sử dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 34)