Coi thương mại điện tử là một biện pháp quan trọng để triển kha

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 82)

khai thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn mới

Thương mại điện tử tạo ra cơ hội mới giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, v.v... qua đó nâng cao sức cạnh tranh. Trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam sẽ hội nhập sâu sắc và toàn diện hơn vào nền kinh tế quốc tế thông qua WTO, đồng thời với việc tiếp tục mở cửa thị trường trong nước theo các cam kết quốc tế, hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường toàn cầu. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mới đó.

Ngay từ năm 1998, Hội nghị bộ trưởng lần thứ hai của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhấn mạnh thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra nhiều cơ hội mới cho thương mại. Các thành viên cũng cam kết tiếp tục duy trì thực tế không đánh thuế quan đối với các giao dịch điện tử qua biên giới. Năm 2001 WTO tiếp tục khẳng định thương mại điện tử tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho thương mại của mọi thành viên, dù là thành viên phát triển hay đang phát triển, đồng thời WTO thừa nhận tầm quan trọng của việc tạo ra và duy trì một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử trong tương lai. Đồng thời, các nước thành viên một lần nữa cam kết tiếp tục duy trì thực tế không đánh thuế quan đối với các giao dịch điện tử qua biên giới.

Các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực khác như APEC, ASEM, ASEAN đều coi thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế thương mại và cố gắng tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho thương mại điện tử. Các tổ chức chuyên môn, đặc biệt là các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc như UNCTAD, UNCITRAL, AFACT, v.v... có nhiều hoạt động để tạo ra môi trường thuận lợi trên phạm vi toàn cầu cho các hoạt động thương mại điện tử.

Nhờ áp dụng TMĐT rất nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đã nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình. Trong bối cảnh đó nếu Việt Nam ta không tích cực tạo mọi điều kiện cho TMĐT phát triển thì khó có thể tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa. Do đó, việc định hướng các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước tham gia TMĐT là một biện pháp quan trọng để triển khai thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)