5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
- Số lƣợng đơn vị đƣợc tiếp cận và hƣởng ƣu đãi từ chính sách TDĐT còn ít so với nhu cầu của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 1000 doanh nghiệp, xét theo quy định của Nghị định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chính phủ về tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc thì 100% các Doanh nghiệp đƣợc hƣởng chính sách tín dụng Nhà nƣớc do Tuyên Quang là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tuy vậy để đáp ứng đƣợc tiêu chí vay vốn là rất thấp do các dự án trên địa bàn tỉnh hầu hết có Tổng mức vốn đầu tƣ thấp, khả năng tài chính của các doanh nghiệp khi tham gia phần vốn tự có cũng rất hạn chế do tỷ lệ tham gia vốn tự có của chủ dự án là điều kiện bắt buộc khi đầu tƣ dự án.
- Kết quả cho vay giảm liên tục qua các năm làm cho dƣ nợ tín dụng tại Chi nhánh cũng liên tục giảm. Dấu hiệu này cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh hoạt động chƣa thực sự tốt. Năm 2009, Chi nhánh cho vay đƣợc 610.103 triệu đồng thì đến năm 2013, số tiền Chi nhánh cho vay chỉ còn 393.972 triệu đồng. Nếu nhƣ năm 2009, dƣ nợ của Chi nhánh chiếm tới hơn 50% tổng dƣ nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang thì đến năm 2013, dƣ nợ của Chi nhánh chỉ còn chiếm hơn 22% tổng dƣ nợ. Bên cạnh đó, nhiều chi nhánh ngân hàng Phát triển tại các tỉnh thành phố khác cần bổ sung thêm nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đẩy mạnh cho vay tăng trƣởng dƣ nợ thì chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang lại không không sử dung hết nguồn vốn này. Lý do không phải là Chi nhánh làm tốt công tác huy động vốn tại Chi nhánh mà do số vốn giải ngân cho vay tại Chi nhánh luôn giảm dần qua các năm, không sử dụng hết các nguồn huy động và thu nợ. Điều đó dẫn đến nhu cầu về huy động vốn ngày càng giảm.
- Về công tác huy động vốn: vốn huy động tại chi nhánh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Phần lớn vốn cho vay đều đƣợc hình thành từ các khoản thu nợ của chi nhánh. Nếu Chi nhánh không đẩy mạnh công tác huy động vốn thì trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì vốn cho vay đã có xu hƣớng giảm, dẫn tới các khoản thu nợ của chi nhánh cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giảm xuống.
- Hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tƣ và cấp hỗ trợ sau đầu tƣ còn rất hạn chế. Trong giai đoạn 2009-2013, chi nhánh không giải ngân đƣợc đồng vốn nào cho hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tƣ. Về mặt lý thuyết, bảo lãnh tín dụng giúp các chủ đầu tƣ, nhất là các chủ đầu tƣ có uy tín thấp nhƣng có dự án hiệu quả, tiếp cận đƣợc vốn tín dụng chính thức. Tuy nhiên, Chi nhánh chƣa tìm và thuyết phục đƣợc các nhà đầu tƣ sử dụng hình thức hỗ trợ này. Ngoài ra, sự khác biệt quá lớn về mức độ ƣu đãi giữa cho vay đầu tƣ và bảo lãnh tín dụng cũng không khuyến khích nhà đầu tƣ tìm đến sự bảo lãnh của Chi nhánh. Bản thân Chi nhánh không thể khắc phục đƣợc hạn chế này. Ví dụ, lãi suất cho vay đầu tƣ dài hạn rất thấp (5,4%/năm, sau đó có đƣợc điều chỉnh lên 6,6%/năm, lên 7,8%/năm, 8,4%/năm và lên 11,4%/năm), chỉ tƣơng đƣơng khoảng 60%-70% lãi suất cho vay đầu tƣ trung dài hạn trên thị trƣờng.
Số vốn cho hoạt động cấp hỗ trợ sau đầu tƣ vẫn đƣợc Chi nhánh duy trì nhƣng với số lƣợng rất hạn chế cả về quy mô vốn lẫn số lƣợng dự án. Năm cao nhất, Chi nhánh cũng chỉ cấp đƣợc hơn 400 triệu đồng cho hỗ trợ sau đầu tƣ. Trung bình các năm còn lại khoảng 200 triệu đồng. Đến năm 2013, chi nhánh đã ngừng cấp hỗ trợ sau đầu tƣ.