5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của tổ Quốc Việt Nam, có toạ độ địa lý: 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: vùng núi phía Bắc tỉnh độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cao phổ biến từ 200 - 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, vùng đồi núi giữa tỉnh độ cao trung bình dƣới 500 m và hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dƣới 250, vùng đồi núi phía Nam tỉnh mang đặc điểm địa hình trung du.
3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu của Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm. Nhiệt độ trung bình từ 220C-230C. Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua đó là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ khác liên kết với nhau thành mạng lƣới theo lƣu vực 3 sông chính. Đây là nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện. Trên sông Gâm tại Na Hang có nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342MW, tại Chiêm Hoá có Nhà máy Thuỷ điện Chiêm Hoá với công suất 45MW.
3.1.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.800 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá macma, đất vàng đỏ trên đá biến chất, đất phù sa ven suối, ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ nhƣ đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ, đất phù sa không đƣợc bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lƣợng tƣơng đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.