Khái niệm phân số

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng hệ thống bài tập chủ đề Phân số cho học sinh lớp 4, theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. (Trang 28)

2.2.1.1. Bài tập tái hiện

Bài tập tái hiện về khái niệm phân số là những bài tập yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã học về khái niệm phân số, phân số và phép chia số tự nhiên. Trong phần khái niệm phân số có những dạng bài tập sau:

+ Cho cách đọc phân số, yêu cầu học sinh viết phân số

+ Cho hình vẽ đã tô màu, yêu cầu học sinh viết rồi đọc phân số chỉ phần tô màu trong hình.

+ Cho thương của phép chia, yêu cầu học sinh viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số, rồi tính giá trị của thương.

Ví dô 1. Viết phân số sau: Năm mươi hai phần tám mươi tư [Toán 4, tr.107] Các phân số trong bài tập này đều có tử số và mẫu số là số có hai chữ số (hoặc có tử số hay mẫu số là số có hai chữ số), đòi hỏi học sinh phải tích cực tái hiện lại kiến thức đã học về cách viết phân số, nếu không các em sẽ dễ bị nhầm giữa cách đọc và cách viết phân số.

Phân số phù hợp với cách đọc trên là 52

84. Nếu các em không tích cực tái hiện lại cách viết phân số thì có thể các em sẽ viết nh sau: 502

804 hoặc 50

284

. Vì vậy, để viết đúng phân số theo cách đọc thì học sinh phải tích cực tái hiện lại kiến thức đã học, về cách viết phân số.

Nếu bài tập đưa ra cách đọc các phân số, mà tử số và mẫu số của nó chỉ có một chữ số thì khi viết phân số khó tạo ra tình huống nhầm lẫn của học sinh. Vì vậy bài tập này không đòi hỏi học sinh phải thực sự phát huy tính tích cực của mình, trong việc tái hiện lại kiến thức đã học về cách viết phân số.

Chẳng hạn: Viết phân số: Ba phần năm .

Khi làm bài tập này, học sinh dễ dàng viết được phân số có tử số là ba và mẫu số là năm (3

5)

Ví dô 2. Viết theo mẫu: [Toán 4, tr.108] Mẫu: 24 : 8 = 24

8 = 3. 36 : 9 ; 88 : 11 ; 0 : 5 ; 7 : 7. Khi giải bài này sẽ tạo ra hứng thú cho học sinh trong việc tìm ra mối quan hệ giữa thương của mỗi phép chia với phân số và số tự nhiên. Thương của mỗi phép chia có thể viết dưới dạng phân số và mỗi phân số có thể viết dưới dạng số tự nhiên và ngược lại.

2.2.1.2. Bài tập tái tạo

Bài tập tái tạo về khái niệm phân số là những bài tập yêu cầu học sinh phải tái hiện lại những kiến thức đã học và vận dụng linh hoạt những

kiến thức đã học về khái niệm phân số, phân số và phép chia số tự nhiên để giải bài tập. Đó là những bài tập sau:

+ Cho hình vẽ đã chia thành các phần bằng nhau, yêu cầu học sinh tô màu hình vẽ để được phân số đã cho, rồi nêu cách đọc phân số đó.

+ Cho các phân số, học sinh tìm những phân số nào bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1.

+ Cho các hình vẽ có một số phần đã được tô đậm, yêu cầu học sinh tìm ra hình vẽ chỉ phần tô đậm ứng với phân số đã cho.

Chẳng hạn: Khi học về khái niệm phân số, giáo viên đưa ra một hình chữ nhật đã được chia thành các phần bằng nhau, yêu cầu học sinh nêu cách đọc phân số rồi tô màu các phần để được phân số chỉ phần tô màu.

Ví dô 1. Nêu cách đọc phân số rồi tô màu hình dưới đây để được phân số đã cho.

Viết: 1

3

Đọc: ...

Để giải được bài tập này, học sinh phải vận dụng kiến thức đã học về cách thành lập phân số từ số phần được chia và số phần được tô màu, để tô màu hình đó tương ứng với phân số đã cho, rồi đưa ra cách đọc phân số. Khi học về khái niệm phân số, học sinh đã học cách đọc viết phân số dựa vào số phần đã tô màu và tổng số phần bằng nhau được chia của hình. Nhưng với bài này, có tất cả 12 phần bằng nhau, mà mẫu số của phân số lại là 3 chứ không phải là 12. Vì vậy để tô màu được hình vẽ ứng với phân số

1

3, học sinh phải tìm cách sắp xếp 12 phần nhỏ thành 3 phần lớn, rồi tô màu một phần lớn đó. Đây là một tình huống có vấn đề đối với học sinh nên bài tập này tạo ra nhu cầu và hứng thú cho học sinh trong quá trình giải bài tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu học sinh không tích cực tái hiện lại kiến thức đã học, về cách viết phân số, dựa vào số phần bằng nhau được chia và số phần tô màu thì có thể các em chỉ tô màu 1 phần nhỏ, trong sè 12 phần của hình. Nh vậy, số phần tô màu sẽ tương ứng với phân số 1

12, chứ không phải phân số 1

3.

2.2.1.3. Bài tập phát triển

Bài tập phát triển về khái niệm phân số là những bài tập yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học về khái niệm phân số, phân số và phép chia số tự nhiên vào từng tình huống cụ thể, khác với những tình huống đã được học. Đó là những dạng bài tập sau:

+ Cho các phân số (hoặc tử số và mẫu số), yêu cầu học sinh viết theo mẫu. + Cho các phân số và cách đọc các phân số, yêu cầu học sinh nối phân số tương ứng với cách đọc của phân số đó.

+ Cho các phân số, yêu cầu học sinh viết mỗi phân số dưới dạng thương và tính giá trị của thương.

+ Cho các số tự nhiên, yêu cầu học sinh viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.

Ví dô 1. Viết theo mẫu: [Toán 4, tr.107]

Phân sè Tử sè Mẫu sè 6 11 6 11 8 10 3 8 5 12 12 55

Ví dô 2. Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1: 8; 14 ; 32 ; 0 ; 1.

Bài tập đòi hỏi học sinh phải áp dụng kiến thức về phân số và phép chia số tự nhiên. Các em đã được học cách viết phép chia số tự nhiên cho một số tự

nhiên (khác 0) dưới dạng phân số. Nhưng đối với bài tập này học sinh phải vận dụng những kiến thức đó, để viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1. Nếu học sinh không biết cách vận dụng những kiến thức đã học, để giải quyết tình huống này thì các em sẽ không giải được bài tập. Vì vậy bài tập này phát huy tính tích cực tìm tòi của học sinh, trong việc tìm ra mối quan hệ giữa số tự nhiên và phân số. Bất kỳ một số tự nhiên nào các em cũng có thể viết chúng dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1. Chẳng hạn:

8 =8

1 ; 14= 14

1 ; 32 321 1 = ;

Đối với những bài tập đã cho phép chia các số tự nhiên với 1, yêu cầu học sinh viết thương của các phép chia đó dưới dạng phân số, thì những bài tập này sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh. Vì các em đã được học cách viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1, nên khi giải bài tập nàyhọc sinh chỉ việc nhớ lại những kiến thức mà các em đã được học rồi viết tương tự là được.Chẳng hạn:

8 : 1 ; 14 : 1 ; 32 : 1 ; o : 1 ; 1 : 1 ;

2.2.1.4. Bài tập sáng tạo

Bài tập sáng tạo về khái niệm phân số là những bài tập yêu cầu học sinh vận dụng phối hợp những kiến thức đã học về khái niệm phân số, tử số và mẫu số, các kiến thức về phân số và phép chia số tự nhiên, để giải bài tập bằng sự suy nghĩ sáng tạo của học sinh. Đó là những bài tập sau:

+ Cho tia số, đã được chia thành các phần bằng nhau và giá trị của một số điểm trên tia số. Yêu cầu học sinh viết phân số thích hợp vào những điểm còn lại trên tia sè.

+ Cho đoạn thẳng đã được chia thành các phần bằng nhau và một số điểm trên đoạn thẳng đó. Yêu cầu học sinh viết phân số ứng với mỗi đoạn thẳng. Ví dô 1. Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu): [BT Toán 4, tr.30]

a)

1 2 .... .... 1

C I N Db) b)

b)

c)

Bài tập này phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, trong việc vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học về các phần bằng nhau được chia và số phần được tô màu của hình, để xác định vị trí của các phân số trên tia số. Tổng số các đoạn thẳng trên tia số, cũng nh tổng số phần được chia của hình và mỗi điểm trên tia số ứng với số phần được tô màu. Từ đó các em có thể viết các phân số ứng với mỗi điểm trên tia sè.

Ví dô 2. Viết phân số thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu): [BT Toán 4, tr.30] Mẫu: AM = 2 5 AB CI = ...CD MB = ...AB ID = ...CD CN = ...CD ND = ...CD

Bài tập này phát huy tính tích cực của học sinh. Bởi vì, khi giải bài tập này học sinh phải vận dụng sáng tạo kiến thức đã học về cách viết phân số ứng với phần tô màu của hình vẽ, để viết các phân số ứng với mỗi phần của đoạn thẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng hệ thống bài tập chủ đề Phân số cho học sinh lớp 4, theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. (Trang 28)