Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chủ đề "Phân số" theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng hệ thống bài tập chủ đề Phân số cho học sinh lớp 4, theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. (Trang 27)

hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo: "Tính tích cực nhận thức - học tập vận dụng đối với học sinh đòi hỏi phải có những nhân tố, tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức, đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ cần phải giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng trong hoạt động sau này nhằm giải quyết vấn đề: Hoạt động mà thiếu những nhân tố đó thì chỉ có thể nói đó là sự thể hiện trạng thái hành động nhất định của con người mà không thể nói là tính tích cực nhận thức". [33, tr 9]

Nh vậy, hệ thống bài tập phát huy tính tích cực của học sinh là hệ thống bài tập mà khi giải những bài tập này, trong đầu óc trẻ phải diễn ra một quá trình huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý sau:

+ Để thể hiện tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức, học sinh phải sử dụng các giác quan, tập trung sự chú ý, lắng nghe giáo viên đưa ra nội dung, yêu cầu của bài tập. Sau khi giáo viên đưa ra nội dung bài tập, học sinh phải biết được đây là bài tập của nội dung kiến thức nào. Nếu học sinh không tập chung sự chú ý về phía giáo viên, hoặc các em không chủ động để tiếp nhận nội dung bài tập thì các em sẽ không lựa chọn được

đối tượng nhận thức, học sinh sẽ không biết nội dụng kiến thức này, có trong phần nào và sẽ không hiểu được yêu cầu, nhiệm vụ của bài tập.

+ Khi đã lựa chọn được đối tượng nhận thức, học sinh phải tập trung trí tuệ vào việc suy nghĩ để xác định được nhiệm vụ của mình là phải tái hiện, vận dụng những kiến thức cơ bản nào khi giải bài tập. Nếu học sinh chỉ chú ý lắng nghe giáo viên đưa ra nội dung bài tập, mà không có ý định suy ngẫm mối liên hệ giữa điều thấy được, nghe được với những kiến thức mà các em đã được học thì học sinh không hiểu được nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. Từ đó các em sẽ không xác định được nội dung kiến thức mà các em cần phải tái hiện.

+ Sau khi đã hiểu được nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra, học sinh phải huy động trí nhớ và tư duy tái hiện của mình để tái hiện lại nội dung kiến thức cơ bản đã học. Nếu học sinh không nắm chắc kiến thức cơ bản, hoặc không tích cực tái hiện lại nội dung kiến thức cơ bản này thì các em sẽ dễ nhầm lẫn trong quá trình giải bài tập.

+ Để có thể giải được bài tập và vận dụng những kiến thức này để giải những bài tập khác, học sinh phải tưởng tượng đến những đối tượng nhận thức và thấy được ý nghĩa của việc tìm ra kết quả, nếu các em không thể hiện thái độ với điều đó thì các em sẽ không có được nhu cầu hứng thú trong quá trình giải bài tập.Sau đây là các dạng bài tập thuộc chủ đề: "phân số".

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng hệ thống bài tập chủ đề Phân số cho học sinh lớp 4, theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. (Trang 27)