Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng hệ thống bài tập chủ đề Phân số cho học sinh lớp 4, theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. (Trang 83)

8 12 16 × Khi giải bài tập này, học sinh không thể

3.5.2.Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Mặc dù kết quả thu được là khả quan nhưng chúng tôi thấy việc vận dụng hệ thống bài tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh vào quá trình dạy học của GV còn nhiều lúng túng. Kết quả thử nghiệm trên đây mới chỉ thể hiện phần nào ý đồ sư phạm khi lập kế hoạch bài học và mới chỉ góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Bởi vì chất lượng dạy học còn phụ thuộc vào rất nhiều các thành tố khác của quá trình dạy học như: nội dung dạy học, phương tiện dạy học, đặc biệt là đối tượng học sinh và các yếu tố của môi trường. Mặt khác, yếu tố môi trường thuận lợi hay không thuận lợi có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học.

Sau khi kết thúc thử nghiệm các GV cho rằng: khả năng vận dụng hệ thống bài tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là phương án có tính khả thi cao và việc vận dụng hệ thống bài tập vào quá trình dạy học là hoàn toàn có thể thực hiện được. Nếu vận dụng hệ thống bài tập này vào quá trình dạy học thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhiều GV còn lúng túng, chưa hiểu rõ được việc lựa chọn và sử dụng hệ thống bài tập cho phù hợp với từng tiết dạy.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, để hiểu và vận dụng hệ thống bài tập chủ đề: "Phân số" theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh líp 4 thì cần phải có một quá trình lâu dài. Do đó, công việc tiếp theo của chúng tôi là phải điều chỉnh hệ thống bài tập, hướng dẫn GV sử dụng hệ thống bài tập, tổ chức tốt môi trường học tập để giúp GV có thể tổ chức quá trình dạy học tốt hơn và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Xây dựng hệ thống bài tập chủ đề Phân số cho học sinh lớp 4, theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. (Trang 83)