3.2.3.1. Các cơ sở pháp lý giám sát về các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hoạt động trên thị trƣờng bảo hiểm đã có hồ sơ đầy đủ điều kiện trình cơ quan giám sát để cấp phép. Tuy nhiên trên thực tế hàng năm cơ quan giám sát thƣờng tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, kết quả cho thấy vẫn còn những sai phạm nhất định
(1)Về vốn điều lệ và cơ cấu vốn
Theo Thông tƣ 125/2012/TT-BTC vốn điều lệ của DNBH là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất dịnh. Vốn điều lệ đã góp là số vốn do chủ sở hữu thực góp và không phải là vốn vay:
-Các giao dịch ≥ 10% vốn điều lệ thực góp phải đƣợc Bộ Tài chính chấp thuận -Vốn điều lệ của DNBH cổ phần phải đảm bảo cơ cấu: Cổ đông cá nhân ≤ 10% VĐL; cổ đông tổ chức ≤ 20% VĐL;
Theo quy định tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP và Thông tƣ 125/2012/TT- BTC, các DNBH phải điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều doanh nghiệp chƣa đáp ứng.
(2) Năng lực cán bộ quản lý
Thông tƣ 124/2012/TT-BTC quy định những tiêu chuẩn đối với các chức danh trong DNBH rất rõ ràng song vẫn còn nhiều DNBH vi phạm, cụ thể: Bổ nhiệm giám đốc chi nhánh khi chƣa có bằng đại học, bổ nhiệm trƣởng phòng nghiệp vụ, chuyên gia tính dự phòng nghiệp vụ khi chƣa có bằng cấp chứng chỉ và chƣa đủ số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm. Thậm chí có doanh nghiệp khi đã thành lập chi nhánh song không bổ nhiệm chức danh giám đốc chi nhánh.
3.2.3.2. Cơ sở pháp lý giám sát đối với hoạt động tài chính
(1) Khả năng thanh toán:
Việc xác định biên khả năng thanh toán của DNBH theo Nghị định
46/2007/NĐ-CP và Thông tƣ 125/2012/TT-BTC có chặt chẽ hơn so với trƣớc đây(hầu
68
Tuy nhiên theo báo cáo giám sát của Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm và báo cáo giám sát của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy cơ bản các doanh nghiệp đạt đƣợc những yêu cầu này (Bảng 3.7 và bảng 3.8).
Bảng 3.7.Tỷ lệ Biên khả năng thanh toán DN BHPNT
Đơn vị: % 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 30/9/2014 Bảo Việt 119 142 139 114 Bảo Minh 392 266 259 177 PJICO 348 138 113 107 Nhà rồng 320 420 292 373 PVI 228 222 239 121 Bảo Việt-Tokio 1.169 1.072 903 1.183 UIC 2.440 1.932 1.619 PTI 160 124 101 143 Groupama 6.245 13.568 3.284 21.120 Bảo Ngân 6.497 15.783 15.605 2.202 Samsung Vina 2.371 531 397 388 VASS 2 -384 -139 -44 BIC 640 577 468 313 AAA 248 243 242 175 AIG 11.926 734 640 369 QBE 2.092 3.304 1.382 1.662 ABIC 257 617 975 GIC 536 481 838 Phú Hƣng 12.565 18.082 7.875 5.817 Liberty 375 436 433 524 ACE 3.301 2.398 2.176 2.692 MIC 403 150 197 VNI 608 793 726 858 SHB-Vinacomin 369 1.295 610 522 Hùng Vƣơng 2.911 908 641 2.127 MSIG 1.240 835 845 481 Fubon 7.524 2.034 1.531 2.647 Xuân Thành 177 1.509 457 Cathay PNT 10.936 4.055 2.735 664
69
Bảng 3.8.Tỷ lệ Biên khả năng thanh toán DN BHNT
Đơn vị: % 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 30/9/2014 Bảo Việt 134 129 157 153 Prudential 187 162 153 156 Manulife 208 364 364 214 AIA Life 242 246 231 332 Daiichi 361 314 295 278 ACE 378 360 333 311 Prevoir 4.099 2.333 1.484 1.144 G.E 699 681 603 592 Cathay 6.792 6.372 12.927 12.099 VCLI 12.178 11.903 769 5.715 Korea 4.120 4.089 1.265 1.802 Fubon 682.609 101.385 74.039 53.082 Aviva 134.940 37.308 17.470 Generali 656.901 15.098 5.724 2.500 PVI - Sunlife 2.832 1.920 BH Phú Hƣng 96.613
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
(2) Dự phòng nghiệp vụ
Việc trích lập đúng, đủ dự phòng nghiệp vụ là một yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên còn rất nhiều vi phạm xoay quanh việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, nguyên nhân do cả yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ quy định của pháp luật, cụ thể:
Theo báo cáo giám sát của Cục quản lý Giám sát bảo hiểm, năm 2012 nhiều doanh nghiệp đã vi phạm việc trích lập dự phòng nghiệp vụ.
(3) Hoạt động đầu tƣ tài chính
Báo cáo giám sát của cơ quan giám sát cho thấy hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhìn chung là an toàn với tài sản đầu tƣ tập trung lớn vào TPCP và Gửi tiền tại các TCTD và cho vay theo hợp đồng bảo hiểm (đối với công ty BH NT) (65-80%). Tài sản rủi ro chiếm tỷ trọng không lớn
70
Hình 3.8: Cơ cấu đầu tƣ khu vực bảo hiểm nhân cuối 2014
Hình 3.9: Cơ cấu đầu tƣ khu vực bảo hiểm phi nhân thọ cuối 2014
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
Tuy nhiên việc sai phạm trong đầu tƣ vẫn còn rải rác ở các công ty bảo hiểm cả nhân thọ và phi nhân thọ, việc sai phạm này đƣợc phát hiện qua các đợt kiểm tra, thanh tra hoặc đƣợc giám sát thông qua báo cáo tài chính đã kiểm toán.
3.2.3.3. Giám sát mua bán, chia tách, sáp nhập, giải thểvà phá sản DNBH
Tính đến 31/12/2014, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam chƣa có doanh nghiệp nào bị rơi vào tình trạng phải giải thể hoặc phá sản . Tuy nhiên, các hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các công ty cũng cần có sự giám sát chặt chẽ đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo ổn định thị trƣờng nói chung và quyền lợi của ngƣời mua bảo hiểm.
Các giao dịch mua bán, sáp nhập giữa các công ty đều đƣợc Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra và cấp phép. Theo Cu ̣c Quản lý, giám sát bảo hiểm- Bộ Tài chính, các bên liên quan đều có hợp đồng mua bán trong đó thỏa thuận các điều kiện chuyển nhƣợng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng đang tham gia bảo hiểm. Các điều khoản, điều kiện và việc bồi thƣờng, trả tiền bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đƣợc thực hiện đúng nhƣ đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm đã ký.