Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam (Trang 84)

Hạn chế

- Mô hình giám sát TTBH còn nhiều yếu tố bất cập, chưa thực sự hiệu quả

Hiện nay mô hình giám sát thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng tại Việt Nam thực hiện theo mô hình phân tán, tách biệt theo lĩnh vực kinh doanh chính của từng pháp nhân, đƣợc vận hành theo mô hình thể chế nhƣng cũng theo hƣớng chức năng.

Mô hình này cho phép cơ quan giám sát chuyên ngành vừa thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh lại vừa giám sát an toàn chuyên ngành nên làm giảm tính hiệu quả của hoạt động giám sát khi không tạo đƣợc cơ chế độc lập cho hoạt động giám sát. Có thể nhìn thấy hạn chế này trong trƣờng hợp của Cục quản lý và giám sát bảo hiểm khi cùng lúc đóng hai vai: một mặt xây dựng quy chế hoạt động cho các công ty bảo hiểm, mặt khác lại chính là cơ quan giám sát các hoạt

73

động đó. Điều này sẽ dẫn tới việc phát hiện sai phạm, xử lý và công khai sai phạm khó thực hiện một cách minh bạch.

Mô hình giám sát thể chế ở tất cả các nƣớc hiện nay đang chịu nhiều sức ép do xu hƣớng ra đời các tập đoàn tài chính đa năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực của thị trƣờng cùng với sự ra đời các sản phẩm và công cụ tài chính phức tạp tích hợp nhiều tiện ích. Trong điều kiện các ranh giới phân định các định chế tài chính trở nên không rõ ràng khi thị trƣờng tài chính phát triển, sẽ rất khó khăn khi xác định một định chế tài chính là công ty bảo hiểm, ngân hàng, hay tổ chức tài chính phi ngân hàng. Đối với các tập đoàn tài chính cung cấp dịch vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mô hình giám sát này sẽ không ngăn chặn đƣợc việc các định chế này lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để “lách luật” cơ quan giám sát trong hoạt động của mình.

Hạn chế trong việc chia sẻ thông tin và sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc giám sát thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng là một bất cập lớn trong mô hình giám sát thị trƣờng tài chính nói chung, thị trƣờng bảo hiểm nói riêng tại Việt Nam. Các thông tin kiểm tra giám sát thông thƣờng luôn đƣợc giữ bí mật và đƣợc sử dụng cho mục đích riêng của từng cơ quan. Vì thế, khi tồn tại nhiều cơ quan chuyên biệt thì việc chậm chễ trong việc chia sẻ thông tin cũng nhƣ khả năng chia sẻ thông tin không đầy đủ là điều không thể tránh khỏi.

- Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm còn thiếu và chưa đồng bộ.

Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993, tuy nhiên cho đến năm 2000 Luật bảo hiểm mới chính thức đƣợc ban hành và áp dụng. Trƣớc khi Luật kinh doanh bảo hiểm đƣợc ban hành, TTBH đƣợc điều chỉnh bởi Nghị định 100/NĐ-CP. Bên cạnh đó, có nhiều Bộ Luật và Luật điều chỉnh một phần hoạt động của các công ty bảo hiểm nhƣ các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau.Nhƣ vậy trong một thời gian khá dài, các cơ quan giám sát ở Việt Nam về lĩnh vực TTBH chủ yếu tập trung vào công tác phát triển thị trƣờng, mảng giám sát TTBH chƣa đƣợc quan tâm, còn thiếu đồng bộ.

74

thấp, hình phạt tối đa chỉ lên tới 100 triệu đồng, không đảm bảo tính chất răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm còn nhiều bất cập nhƣ tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC đã sửa đổi và điều chỉnh chế độ kế toán cho các công ty bảo hiểm. Năm 2012 Bộ tài chính ban hành Quyết định 232/2012/QĐ-BTC về hƣớng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể, điều này gây bất cập trong việc giám sát các công ty bảo hiểm.Nhƣ vậy cho thấy hệ thống luật điều chỉnh TTBH còn thiếu, và chƣa đƣợc sửa đổi, hoàn thiện kịp thời.

- Quy địnhgiám sát vềtài chính chưa dựa trên các nguyên tắc đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với TTBH:

Hiện nay cơ quan giám sát đang thực hiện việc giám sát khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm theo Biên khả năng thanh toán quy định tại Thông tƣ 125/2012/TT-BTC (trƣớc đây là Thông tƣ 156/2007/TT-BTC), tức là doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì khả năng thanh toán thực tế lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc tính dựa trên tính thanh khoản của các tài sản có, mà không dựa vào giá trị thị trƣờng của các tài sản có, nhƣ thế sẽ chƣa thể phản ánh đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Mặt khác, khi sử dụng quy định này, chỉ đánh giá đƣợc rủi ro trong hoạt động bảo hiểm của doanh nghiệp mà chƣa thể đánh giá đƣợc rất nhiều rủi ro khác có thể xảy ra đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trƣờng, rủi ro thiên tai bão lũ...

- Công nghê ̣ ph ục vụ cho hoạt động giám sát lạc hậu ,làm hạn chế rất lớn trong việc giám sát kịp thời và hiệu quả TTBH

Chƣa có hê ̣ thống phần mềm giám sát và nối mạng với các doanh nghiệp để

phục vụ cho việc giám sát đƣơ ̣c ki ̣p thời . Thực tế, hoạt động giám sát đƣợc thực hiện một cách thủ công, không có sự trợ giúp kỹ thuật cũng nhƣ không có hệ thống phần mềm phục vụ cho việc cảnh báo sớm. Việc tính toán thủ công khiến nhiều chỉ tiêu không thực hiện đƣợc và độ chính xác không cao, từ đó không đánh giá đƣợc thực chất tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm.

75

- Đội ngũ cán bộ giám sát còn t hiếu về số lượng và yếu v ề chất lượng so với yêu cầu

Một yếu tố rất quan trọng trong việc giám sát hiệu quả TTBH là năng lực của cán bộ giám sát, tuy nhiên hiện nay năng lực của cán bộ giám sát TTBH còn nhiều hạn chế, tuổi đời trẻ chƣa có kinh nghiệm và thiếu thực tế. Kiến thức chuyên môn về hoạt động giám sát từ xa liên quan đến tổng hợp, phân tích dữ liệu tổng thể, dự báo và cảnh báo nguy cơ đối với TTBH chƣa đƣợc đào tạo và phổ biến có tính chuyên nghiệp.

Ngoài ra, một trong yếu tố then chốt đòi hỏi cơ quan giám sát phải có các cán bộ giám sát là các chuyên gia về tính phí bảo hiểm, từ đó mới giám sát đƣợc việc định phí của các công ty bảo hiểm có hợp lý hay không và thông qua đó mới đánh giá đƣợc chính xác rủi ro của các công ty bảo hiểm. Hiện nay cơ quan giám sát TTBH ở Việt Nam còn thiếu đội ngũ cán bộ này và phải chấp nhận các biểu phí mà các công ty bảo hiểm gửi lên. Đây là một hạn chế lớn trong việc giám sát hiệu quả TTBH.

- Thực tiễn hoạt động giám sát còn nhiều bất cập

Hoạt động giám sát còn nă ̣ng về hành chính ; nô ̣i dung kiểm tra, giám sát chủ

yếu là kiểm tra điều kiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng ;phạm vi kiểm tra giám sát còn hạn chế , mới chỉ thƣ̣c hiê ̣n đối với số ít doanh nghiê ̣p bảo hiểm . Công tác giám sát hiện nay mới chỉ tâ ̣p trung vào viê ̣c xác minh và giải quyết các vấn đề đã và đang xảy ra và m ới chỉ chú trọng đến khâu giám sát từ xa thông qua hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm gửi lên theo định kỳ. Để giám sát đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu cần cả giám sát từ xa thông qua hệ thống báo cáo và giám sát, thanh tra tại chỗ để xác định mức độ trung thực của các báo cáo và đánh giá chi tiết về những nguy cơ mà nếu chỉ giám sát từ xa sẽ không thể đánh giá hết đƣợc. Trong thực tế việc giám sát tại chỗ đã giúp cơ quan giám sát phát hiện ra các vấn đề mà các công ty bảo hiểm không đề cập trong báo cáo định kỳ của mình.

Ngoài ra, cơ quan giám sát cũng chƣa thƣ̣c hiê ̣n đƣợc phƣơng thƣ́c quản lý giám sát trên cơ sở rủi ro thông qua các yếu tố cảnh báo sớm , các chỉ tiêu / tiêu chí xếp ha ̣ng hoă ̣c phân loa ̣i doanh nghiê ̣p bảo hiểm theo mƣ́c đô ̣ rủi ro .

76

- Viê ̣c xử lý các vi phạm còn nhe ̣ và chưa kiên quyết : không thƣ̣c hiê ̣n triê ̣t để các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về báo cáo thống kê , mô ̣t số doanh nghiê ̣p thành lâ ̣p chi nhánh, bổ nhiê ̣m ngƣời điều hành không xin phép chấp thuâ ̣n trƣớc của cơ quan có thẩm quyền,...

Nguyên nhân

Qua cơ sở phân tích các nội dung nêu trên, nguyên nhân hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm còn một số hạn chế nêu xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản nhƣ sau:

- Mô hình giám sát TTBH chưa được hoàn thiện theo kịp với thực tế, bị động trước xu thế hội nhập thị trường tài chính, sự thâm nhập của các sản phẩm tài chính có tính liên ngành ( phái sinh, sở hữu chéo). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm còn thiếu và chưa đồng bộ với những luật khác, giữa hoạt động kinh doanh lĩn vực bảo hiểm với các lĩnh vực Ngân hàng, Chứng khoán, sự kinh doanh đa ngành, đa cấp.. dẫn đến hệ thống pháp luật lạc hậu với thực tế, chỉ thực sự điều chỉnh khi có áp lực từ thị trường. Chưa phát huy vài trò quản lý và điều tiết thị trường của Nhà nước, tính răn đe đối với những vi phạm mang tính ảnh hưởng đến toàn hệ thống tài chính, đến ổn định xã hội (mất khả năng thanh toán bảo hiểm) chưa cao.

- Quy địnhgiám sát vềtài chính chưa chỉ mới được quan tâm sau khi có khủng hoảng tài chính năm 2008, tuy nhiên cũng chỉ mang tính tuân thủ, chưa quan tâm đến các yêu tố tiềm ẩn rủi ro. Do đó, các yêu cầu về đầu tư con người, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ giám sát còn nhiều hạn chế.

77

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam (Trang 84)