Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng trong suốt quá trình phân tích. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, chƣa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích tổng hợp giúp chúng ta tìm ra lỗ hổng của các nghiên cứu trƣớc, những lĩnh vực nào cần phải nghiên cứu và chứng minh thêm.
Thông thƣờng, phân tích tổng hợp là hai quá trình của một vấn đề, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kỳ một nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những yếu tố tác động qua lại lẫn nhau.
Áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét xem có các nghiên cứu nào trong hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm chƣa, các nghiên cứu đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, kết quả nghiên cứu là gì? Phân tích tổng hợp để phát hiện các khoảng trống trong các nghiên cứu trƣớc, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.
Trên cơ sở phân tích tổng hợp, đánh giá toàn diện các nội dung, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài về thực trạng hoạt động thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, thực trạng các quy định pháp lý về hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm…Thông qua
39
đó phát hiện ra những mặt hạn chế trong hoạt động giám sát, từ đó tìm ra nguyên nhân của hạn chế và đề xuất những giải pháp khắc phục
Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước sau:
2.1.1. Tìm kiếm nguồn tài liệu:
Đối với các số liệu thứ cấp, luận văn sử dụng các nguồn số liệu đƣợc lấy từ: Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, hệ thống thƣ viện, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, số liệu từ các buổi hội thảo khoa học và số liệu từ Website
Hệ thống thƣ viện: Thƣ viện quốc gia, thƣ viện các trƣờng đại học để tìm kiếm các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các đề tài nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nƣớc
Tài liệu từ các bộ ngành: Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Tổng cục Thống kê (Niên Giám thị trƣờng bảo hiểm hàng năm (từ năm 2007-2013), Báo cáo giám sát thị trƣờng bảo hiểm (2008-2014), Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội hàng năm, Các văn bản Quy phạm pháp luật về hoạt động quản lý, giám sát thị trƣờng bảo hiểm. Ngoải ra tài liệu còn thu thập từ các buổi hội thảo khoa học liên quan đến thị trƣờng bảo hiểm.
2.1.2. Thu thập và xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu trên tác giả xử lý qua phần mềm excel. Kết quả của quá trình xử lý là các số liệu, bảng biểu phân tích và các biểu đồ đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên cứu.
2.1.3. Thực hiện phân tích và tổng hợp
Từ các số liệu, bảng biểu và biểu đồ đã đƣợc xử lý, đề tài tập trung phân thích thực trạng hoạt động giám sát bảo hiểm, chỉ ra các hạn chế còn tồn tại, nguyên
Tìm kiếm nguồn tài liệu
Thu thập và xử lý dữ liệu
Thực hiện phân tích tổng
40
nhân của hạn chế. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả phân tích, kết quả điều tra bảng hỏi và ý kiến của các chuyên gia để đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
2.2. Phƣơng pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong luận văn để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu thông qua việc thu thập ý kiến của các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động quản lý giám sát thị trƣờng bảo hiểm về những hạn chế trong hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt nam hiện nay đồng thời trao đổi về giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam để luận văn mang tính thực tiễn và khoa học.
Phương pháp chuyên gia được thực hiện qua các bước:
2.2.1. Các vấn đề cần nghiên cứu cần trao đổi
Từ những kết quả bƣớc đầu khi thực hiện phƣơng pháp phân tích tổng hợp các công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm, tác giả đã xác định đƣợc các vấn đề chính cần có sự phỏng vấn trao đổi với chuyên gia để bổ sung cho các nghiên cứu giúp cho phần phân tích thực trạng hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm cùng với việc đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm mang tính thực tiễn vào khoa học. Những vấn đề chính cần trao đổi:
1. Xin ông/bà đánh giá vai trò của hoạt động giám sát đối với thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam? Tại sao lại cần thiết phải có sự giám sát đối với thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam?
Xác định các vấn đề cần nghiên cứu trao đổi Thiết kế bảng hỏi Thực hiện phỏng vấn Phân tích, tổng hợp thông tin từ các nội dung đã phỏng vấn
41
2. Ông/bà đánh giá về sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm trong giai đoạn 2008-2014?
3. Ông/bà có thể cho biết kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm ở một số nƣớc có thể áp dụng cho Việt Nam?
4. Theo ông/bà môi trƣờng pháp lý cho hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã hoàn thiện chƣa?
5. Ông/bà đánh giá về hệ thống hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay đang đƣợc quy định tại Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 22/09/2003?
6. Ông/bà đánh giá nhƣ thế nào về hành vi trục lợi bảo hiểm hiện nay, xin cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục?
7. Ông/bà đánh giá nhƣ thế nào về trình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, xin cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục?
8. Xin ông/bà cho đánh giá việc Việt Nam tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động giám sát bảo hiểm do Hiệp hội quốc tế các cơ quan giám sát bảo hiểm (IAIS) ban hành?
9. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm đang đầu tƣ ngoài ngành sang ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, theo ông/bà cần phải dùng biện pháp gì để giám sát?
10. Ngoài những biện pháp mang tính kĩ thuật thì còn những giải pháp nào khác để hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới?
2.2.2. Thiết kế bảng hỏi và Danh sách chuyên gia tiến hành khảo sát
Sau khi xác định đƣợc các vấn đề cần nghiên cứu trao đổi tác giả đã thiết kế bảng hỏi tại Phụ lục 1 và gạn lọc đối tƣợng khảo sát gồm các chuyên gia đầu ngành trong quản lý giám sát thị trƣờng bảo hiểm, quản lý cao cấp của các công ty bảo hiểm có bề dày kinh nghiệm hoạt động trên thị trƣờng bảo hiểm (Danh sách các chuyên gia đƣợc sàng lọc đủ điều kiện thu thập dữ liệu đƣợc nêu tại phụ lục 5)
42
2.2.3. Thực hiện phỏng vấn
Từ tháng 12/2014 bắt đầu tiến hành phỏng vấn; Từ 01/01/2015 đến 15/01/2015 phỏng vấn và lấy ý kiến của 5 chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý, giám sát thị trƣờng bảo hiểm; Từ 16/01/2015 đến 30/01/2015 phỏng vấn và lấy ý kiến của 5 chuyên gia là các cấp quản lý của các công ty bảo hiểm
2.2.4. Phân tích, tổng hợp thông tin từ các nội dung đã phỏng vấn
- Số chuyên gia phỏng vấn: 10 bảng hỏi/10 chuyên gia - Số bảng hỏi thu về có trả lời: 10 bảng hỏi /10 chuyên gia
Phân tích, tổng hợp kết quả thu đƣợc từ bảng hỏi
a: Rất khôngđồng ý; b” Không đồng ý; c: Phân vân; d: đồng ý; e: rất đồng ý
Hình 2.1: Kết quả phỏng vấn các chuyên gia
Nguồn: Tác giả tổng hợp
-Kết quả phỏng vấn một lần nữa khẳng định hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm là hết sức quan trọng và cần thiết, điều này đƣợc các chuyên gia đồng nhất quan điểm. Đa số các chuyên gia đều cho rằng mục đích của hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm là thúc đẩy, duy trì một thị trƣờng bảo hiểm công bằng, bền vững, bảo vệ lợi ích ngƣời tham gia bảo hiểm và góp phần ổn định hệ thống tài chính.
10% 10% 40% 30% 20% 30% 10% 10% 10% 40% 30% 20% 20% 10% 10% 20% 10% 30% 30% 30% 60% 20% 50% 30% 50% 70% 20% 40% 50% 20% 50% 20% 70% 50% 20% 20% 20% 10% 20% 80% 20% 30% 70% 10% 80%
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14
43
Ngoài ra các chuyên gia còn khẳng định sẽ có rất nhiều lợi ích mà doanh nghiệp bảo hiểm thu đƣợc khi thực hiện tốt các yêu cầu về hoạt động giám sát.
-Các chuyên gia đánh giá về thực trạng hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam một cách tổng thể nhƣ sau:
+60% số chuyên gia đƣợc phỏng vấn đều đánh giá việc phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam còn chƣa thực sự bền vững và lành mạnh. 40% còn phân vân vì cho rằng thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đang hƣớng tới sự phát triển bền vững và lành mạnh tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và hành vi trục lợi.
+ 80% chuyên gia nhận định rằng tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và hành vi trục lợi bảo hiểm có chiều hƣớng gia tăng. Các chuyên gia cho rằng ngoài nguyên nhân từ phía nội tại doanh nghiệp thì còn do chế tài xử phạt còn thấp chƣa đủ tính chất răn đe. Một số chuyên gia còn cho rằng nguyên nhân của tồn tại này còn là do việc trao đổi những thông tin về khách hàng là hầu nhƣ không có giữa các doanh nghiệp bảo hiểm do đó có tình trạng một khách hàng trục lợi ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Giải pháp mà một số chuyên gia nhấn mạnh để giảm thiểu tình trạng trục lợi bảo hiểm hiện nay là cần hoàn thiện các quy định pháp lý về trục lợi bảo hiểm trong đó cần đƣa ra các chế tài xử phạt nghiêm minh thậm chí có thể bổ sung hành vi trục lợi bảo hiểm vào luật hình sự.
+Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng hệ thống luật pháp về kinh doanh bảo hiểm còn chƣa hoàn thiện. Nhiều quy định trong hoạt động giám sát thị trƣờng còn chƣa thực sự phù hợp và hiệu quả. Phƣơng pháp giám sát còn nặng về giám sát tuân thủ và chƣa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chuyên ngành khác trong việc giám sát thị trƣờng bảo hiểm: cần thắt chặt hơn nữa trong quy định về hoạt động đầu tƣ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Các thực trạng này sẽ củng cố những nội dung đƣợc tổng hợp và phân tích cụ thể trong chƣơng 3 Thực trạng giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
-Những góp ý lớn của chuyên gia về giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm: Nhìn chung các chuyên gia đều cho rằng để hoàn thiện hoạt động
44
giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Cần hƣớng tới thực hiện giám sát thị trƣờng bảo hiểm theo nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế do IAIS đã ban hành. Theo đó cần phải hoàn thiện quy định pháp lý trong hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm: chuyển đổi quy tắc giám sát khả năng thanh toán, siết chặt an toàn trong hoạt động đầu tƣ. Ngoài ra các biện pháp tăng cƣờng hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam cũng đƣợc các chuyên gia nhấn mạnh nhƣ nâng cao năng lực của cán bộ giám sát, hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ công tác giám sát. Một vấn đề mà nhiều chuyên gia cũng đƣa ra để hoàn thiện hoạt động giám sát là cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát bảo hiểm trƣớc khi thực hiện giám sát hợp nhất đối với thị trƣờng bảo hiểm vì đây là giải pháp mang tính dài hạn. Các góp ý của chuyên gia sẽ là một trong các nhân tố để làm rõ những giải pháp cần hoàn thiện sẽ đƣợc phân tích cụ thể trong chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
45
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
3.1. Hoạt động kinh doanh doanh thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
3.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam (2007-2014) Khái quát quá trình hình thành
Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đƣợc hình thành từ năm 1993, với sự ra đời của Nghị định 100/CP năm 1993 đã đánh dấu một bƣớc ngoặt trong quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng bảo hiểm ở nƣớc ta, chấm dứt sự độc quyền của Nhà nƣớc, các cơ sở pháp lý đƣợc củng cố nhƣ xác định Bộ Tài chính là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển thị trƣởng bảo hiểm Việt Nam.
Từ năm 2007 đến năm 2014, Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam tiếp tục có những bƣớc phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Các quy định pháp lý cũng liên tục đƣợc điều chỉnh, bổ sung trong giai đoạn này để đáp ứng với những thay đổi, phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam (Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12). Nhƣng trong giai đoạn này khủng hoảng tài chính (2008-2012) xảy ra, thị trƣờng bảo hiểm bộc lộ nhiều hạn chế, các nguyên nhân chủ quan là do giai đoạn trƣớc thị trƣờng bảo hiểm đã phát triển nóng, kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn. Tăng trƣởng doanh thu phí toàn thị trƣờng có xu hƣớng giảm, cạnh tranh không lành mạnh gia tăng, trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi và khó phát hiện, tình hình nhân sự lộn xộn. Xuất hiện một vài doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán do đầu tƣ không đúng theo quy định của pháp luật.
Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm
Tính đến thời điểm 31/12/2014 thị trƣờng bảo hiểm có 60 công ty bảo hiểm trong đó có 29 BH PNT, 17 BH NT, 2 công ty Tái bảo hiểm và 12 công ty Môi giới bảo hiểm. 60 Công ty bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế: 25 công ty TNHH 1 thành viên, 8 công ty TNHH 2 thành viên trở lên và 24 công ty cổ phần (bảng 3.1).
46
Bảng 3.1. Số lƣợng và loại hình doanh nghiệp bảo hiểm Loại hình doanh nghiệp/Hình thức pháp lý TNHH
1 thành viên TNHH 2 thành viên trở lên Cổ phần Tổng cộng Phi nhân thọ 10 3 16 29 Nhân thọ 11 5 1 17
Tái bảo hiểm 1 0 1 2
Môi giới bảo hiểm 3 2 7 12
Tổng cộng 25 10 24 60
Nguồn: Cục quản lý và Giám sát bảo hiểm
Quy mô doanh thu phí bảo hiểm
Giai đoạn 2007-2014 Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đạt đƣợc mức tăng trƣởng tốt, tốc độ tăng trƣởng khá cao và tƣơng đối ổn định qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trƣờng cao nhất đạt 21% vào năm 2010. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ cao nhất lên tới 33% vào năm 2008 và tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt cao nhất là 23% vào năm 2013. Tính bình quân cho giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân đạt 18,7% (Hình 3.1).Phí bảo hiểm đóng góp vào GDP không cao, chỉ vào khoảng 1,45% -1,55%, thể hiện quy mô thị trƣờng bảo hiểm còn nhỏ bé so với khu vực tài chính khác (ngân hàng, chứng khoán).
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình 3.1: Doanh thu phí thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2007-2014