1.2.3.1.Nhân tố chủ quan
Sự phù hợp của mô hình giám sát
Hiện nay trên thế giới có các mô hình điển hình về giám sát thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng đó là: mô hình giám sát theo thể chế, mô hình giám sát theo chức năng, mô hình giám sát hợp nhất và mô hình giám sát lƣỡng đỉnh.
Các nƣớc trên thế giới có những lựa chọn mô hình giám sát khác nhau. Việc lựa chọn mô hình giám sát nào còn tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là cấu trúc và trình độ phát triển của hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. Tuy nhiên với mô hình nào, các cơ quan giám sát bảo hiểm cũng đều hƣớng tới mục tiêu chung là an toàn và ổn định tài chính, công khai minh bạch và bảo vệ ngƣời tham gia bảo hiểm. Việc xác định đƣợc mô hình giám sát phù hợp sẽ giúp việc giám sát có hiệu quả tốt nhất.
Trình độ của cán bộ giám sát
Cơ quan giám sát là bộ máy thực hiện chức năng giám sát, trong đó cốt lõi của bộ máy là con ngƣời. Trong điều kiện thị trƣờng bảo hiểm phát triển, hệ thống
31
pháp lý khá đồng bộ, mô hình giám sát đƣợc xác lập và hoàn thiện, sự phát triển và hiệu quả giám sát thị trƣờng bảo hiểm phụ thuộc vào năng lực của cơ quan giám sát trong đó chủ yếu là trình độ của cán bộ giám sát. Trình độ của cán bộ giám sát đƣợc thể hiện không chỉ là trình độ của từng cán bộ riêng lẻ, mà đó là trình độ chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ giám sát trong hoạt động giám sát của cơ quan giám sát đối với các công ty bảo hiểm, đồng thời là sự phối hợp, đào tạo và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cán bộ giám sát.
Hoạt động giám sát của cơ quan giám sát bảo hiểm phải đƣợc thực hiện bởi nhiều cán bộ giám sát có năng lực và trách nhiệm cao trong công việc. Cán bộ giám sát phải vừa có kiến thức rộng về tài chínhphải vừa có kiến thức chuyên sâu về một hoạt động cụ thể.
Đối với giám sát từ xa, trình độ của cán bộ giám sát đƣợc thể hiện ở tính chính xác trong các báo cáo giám sát về sự dự báo chung về xu hƣớng thị trƣờng bảo hiểm, chỉ ra những nguy cơ trong hoạt động bảo hiểm.
Đối với các cán bộ thực hiện thanh tra tại chỗ, các cán bộ này cần phải đƣợc đào tạo chuyên sâu vào từng lĩnh vực cụ thể trong hoạt động bảo hiểm.
Hệ thống chỉ tiêu giám sát và khả năng ứng dụng phần mềm giám sát
Hệ thống chỉ tiêu giám sát là công cụ hỗ trợ cho việc giám sát thị trƣờng bảo hiểm. Hoạt động giám sát sẽ càng hiệu quả và phát triển khi có một hệ thống chỉ tiêu giám sát hoàn thiện và đƣợc ứng dụng tốt. Hệ thống chỉ tiêu là các quy định nhằm định lƣợng đƣợc các dấu hiệu, qua đó có thể nhận biết đƣợc những dấu hiệu bất ổn đối với các công ty bảo hiểm.
Để việc giám sát có hiệu quả cao cũng cần có một phần mềm giám sát hiện đại, trong đó các chỉ tiêu giám sát đã đƣợc cài đặt sẵn và tự động đƣa ra các cảnh báo khi các chỉ tiêu phản ánh dƣới mức quy định.
1.2.3.2.Các nhân tố khách quan
Khung pháp lý cho hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm
Khung pháp lý đƣợc hiểu là các quy định của pháp luật đối với hoạt động giám sát của cơ quan giám sát đối với thị trƣờng bảo hiểm cần đƣợc chặt chẽ và rõ ràng.
32
Trong quy định pháp lý đối với cơ quan quản lý cần đảm bảo rõ ràng và chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của cơ quan quản lý trong hoạt động giám sát đối với thị trƣờng bảo hiểm. Cụ thể:
- Luật pháp cần quy định một cách thống nhất, khả thi và rõ ràng của cơ quan giám sát trực tiếp và cơ quan giám sát khác có liên quan trong hoạt động giám sát đối với thị trƣờng bảo hiểm. Cơ quan giám sát cần có sự độc lập trong hoạt động giám sát để chủ động ứng phó với thị trƣờng và hạn chế các mệnh lệnh hành chính và có khả năng thực hiện mục tiêu chính của mình.
- Luật pháp về bảo hiểm cũng cần quy định các tiêu chuẩn tối thiểu mà các công ty bảo hiểm phải đáp ứng: cho phép các công ty bảo hiểm có đủ linh hoạt để ấn định các quy tắc đảm bảo an toàn theo cách bắt buộc hành chính khi cần thiết, để đạt đƣợc mục tiêu đã định cũng nhƣ đƣợc sử dụng các đánh giá định tính; trao quyền hạn cho cơ quan giám sát có thể phạt trong một phạm vi nhất định khi mà những yêu cầu đảm bảo an toàn không đƣợc tuân thủ (thực hiện lệnh cấm hoặc rút giấy phép).
- Luật pháp cũng cần bảo vệ các hoạt động giám sát của cơ quan giám sát theo đúng chức năng trƣớc những trở ngại của các tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện giám sát.
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tổ chức có liên quan trong hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm
Mặc dù thị trƣờng bảo hiểm mà đối tƣợng chính là các công ty bảo hiểm chịu sự giám sát của cơ quan giám sát bảo hiểm, tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp với các cơ quan giám sát chuyên ngành khác nhƣ các lĩnh vực Ngân hàng, Chứng khoán … Nhƣ vậy sẽ giúp cho cơ quan giám sát trực tiếp tận dụng đƣợc các nguồn thông tin đa chiều cho hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm.
Hệ thống quản lý thông tin của các công ty bảo hiểm
Hệ thống quản lý thông tin của các công ty bảo hiểm đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả sẽ là một yếu tố tác động tích cực đến chất lƣợng hoạt động giám sát của cơ quan giám sát. Thông tin do các công ty bảo hiểm cung cấp đòi hỏi phải đầy đủ,
33
kịp thời và chính xác vì đây là cơ sở để cơ quan giám sát có những đánh giá ban đầu đúng đắn. Sự che giấu thông tin, làm sai lệch nguồn thông tin sẽ dẫn đến các nguy cơ về mất an toàn và thiếu lành mạnh trong hoạt động của các công ty bảo hiểm, có thể dẫn đến đổ vỡ gây ra những ảnh hƣởng xấu đến uy tín, thƣơng hiệu của công ty bảo hiểm và hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm.
1.2.4.Kinh nghiệm giám sát thị trường bảo hiểm của một số nước trên thế giới
1.2.4.1. Kinh nghiệm một số nước
Kinh nghiệm của Singapore
Singapore là nƣớc có thị trƣờng bảo hiểm phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hiện tại Singapore có 53 công ty BH phi nhân thọ, 20 công ty BH nhân thọ, 30 công ty tái bảo hiểm, 71 công ty môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm. Tổng tài sản ngành bảo hiểm Singapore (bao gồm tài sản của quỹ bảo hiểm Singapore, Quỹ bảo hiểm hải ngoại và của các công ty BH, TBH Singapore) năm 2013 đạt 143 tỷ USD
Singapore thực hiện mô hình giám sát hợp nhất để giám sát thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) thực hiện quyền hạn này. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, MAS cùng với hiệp hội bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Singapore luôn theo sát diễn biến thị trƣờng, phát hiện ra những vấn đề mới để kịp thời điều chỉnh chính sách, hoàn thiện cách thức vận hành của thị trƣờng nhằm đảm bảo hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm phát triển song với việc tăng cƣờng giám sát hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm nhƣ triển khai 1 cổng mạng cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ BH cho cả thị trƣờng, cho phép mọi ngƣời có thể truy cập thông tin về sản phẩm BH của tất cả các công ty tham gia thị trƣờng Singapore và dễ dàng so sánh giá cả và dịch vụ thể hiện tính công khai và minh bạch đối với thị trƣờng.
Ngành bảo hiểm Singapore thực sự đã phát triển vƣợt trên các nƣớc trong khu vực một bƣớc dài về chất. Sự phát triển này có đóng góp lớn từ định hƣớng chiến lƣợc ở tầm vĩ mô, ở cấp Chính phủ. Trƣớc năm 2000, ngành bảo hiểm Singapore chỉ tập trung vào dịch vụ trong nƣớc, với bảo hiểm nhân thọ là nền tảng. Sau nhiều năm thay đổi, ngành bảo hiểm Singapore đã chuyển từ một ngành chỉ
34
khai thác bảo hiểm các rủi ro nội địa trở thành trung tâm khai thác bảo hiểm của khu vực. Ngành BH Singapore cất cánh, với doanh thu phí thu từ dịch vụ ngoài nƣớc tăng trƣởng đều đặn với mức trung bình 13% năm và đạt 5,4 tỷ USD năm 2012. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ ngoài nƣớc trong tổng doanh thu bảo hiểm PNT tăng từ 50% năm 2000 lên 65% năm 2012. Tất cả các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới, từ bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đều dần dịch chuyển trung tâm điều hành hoạt động khu vực của họ về Singapore.
Với những thay đổi đáng kể về chất nhƣ vậy, Singapore không những củng cố hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm nhƣ:
- Tăng năng lực CUNG (với kế hoạch tiếp tục tập trung vào nâng cao chất
lƣợng chuyên gia, thu hút các chuyên gia bảo hiểm hàng đầu, có hiểu biết tốt về môi trƣờng kinh doanh và những rủi ro cơ bản, rủi ro đặc thù của khu vực để giúp thị trƣờng Singapore đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng và ra đƣợc quyết định nhanh; phát triển các nhánh nghiệp vụ mới nhƣ bảo hiểm rủi ro mạng).
- Kích CẦU bảo hiểm khu vực, (với các phƣơng thức: tăng cƣờng tiếp cận qua
biên giới các thị trƣờng khu vực - mà tự do hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC 2015 là một cơ hội lớn; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu rủi ro châu Á (cái châu Á đang còn thiếu); Mô hình hóa thảm họa thiên tai tại các thành phố ở châu Á (thông qua các trung tâm nghiên cứu phân tích nhƣ Viện quản lý rủi ro thảm họa (ICRM) tại trƣờng đại học công nghệ Nanyang); nâng cao nhận thức rủi ro thảm họa khu vực; là đầu mối của các tổ chức nghiên cứu quản lý rủi ro (Hiệp hội các nhà quản lý rủi ro đầu tiên của châu Á, có tên là Hiệp hội quản lý bảo hiểm và rủi ro xuyên Á (PARIMA) đã đƣợc thành lập ở Singapore vào tháng 4/2013).
- Phát triển thành điểm thị trƣờng thực sự giúp ngƣời mua và ngƣời bán dễ
dàng cùng trao đổi và mua bán rủi ro (3 biện pháp chủ yếu: một là mở rộng mạng lƣới hoạt động môi giới quốc tế; hai là khuyến khích một thị trƣờng nội địa hợp tác; ba là tạo địa điểm tốt đƣa ngƣời mua và ngƣời bán gặp gỡ nhau, nhƣ việc tổ chức hội nghị TBH quốc tế Singapore 2 năm 1, là nơi các thành viên thị trƣờng gặp gỡ thảo luận, tìm kiếm các cơ hội hợp tác.
35
- Tổ chức các chƣơng trình đào tạo cán bộ bảo hiểm theo các chuẩn mực quốc tế,
đồng thời luôn xem xét, đánh giá, điều chỉnh Luật lệ, quy định cho phù hợp thực tiễn.
Kinh nghiệm của Philipines
Thị trƣờng bảo hiểm chiếm vị trí dẫn đầu trong khu vực tài chính phi ngân hàng của Philippin với khoảng 130 công ty bảo hiểm (trong đó có 3 công ty bảo hiểm hỗn hợp, 33 công ty bảo hiểm nhân thọ, 93 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, và 1 công ty tái bảo hiểm). Tuy nhiên, hơn 60% tổng tài sản của khu vực bảo hiểm lại thuộc về hai tổ chức bảo hiểm của Chính phủ là Hệ thống bảo hiểm dịch vụ Chính phủ và Hệ thống chứng khoán xã hội.
Trƣớc đây khu vực bảo hiểm của Philippin đƣơc giám sát bởi một cơ quan của Chính phủ là Bộ phận bảo hiểm của Cục ngân quỹ/kho bạc. Cơ quan này tồn tại và giám sát sự hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm suốt 26 năm. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1972, sắc lệnh số 63 của Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi một số phần của Luật bảo hiểm. Một trong những sự sửa đổi đó là thành lập một cơ quan chuyên trách việc giám sát khu vực bảo hiểm. Đó chính là Ủy ban bảo hiểm (Insurance Commission-IC). Ủy ban bảo hiểm thuộc sự quản lý điều hành của Bộ tài chính Philippin. Tất cả các công ty bảo hiểm dù là bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ hay các quỹ lợi ích xã hội đều chịu sự giám sát của Ủy ban bảo hiểm này.
Vai trò của Ủy ban bảo hiểm: là một cơ quan chuyên trách về lĩnh vực bảo hiểm, Ủy ban bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, duy trì ổn định và thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm ở Philippin. Ngoài ra còn Hƣớng dẫn kiểm tra hoạt động của các công ty bảo hiểm; xây dựng thủ tục hành chính hƣớng dẫn hoạt động bảo hiểm; ban hành lệnh ngƣng hoạt động đối với công ty bảo hiểm; ngăn chặn các hoạt động gian lận, xâm hại đến quyền và lợi ích của khách hàng, giải tán doanh nghiệp bảo.
Kinh nghiệm của Indonesia
Ngành bảo hiểm Indonesia hiện tại đang đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô. Năm 2012, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trƣờng đạt gần 14 tỷ USD. Tuy nhiên tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm (phí BH/GDP) của Indonesia còn ở mức thấp
36
(1,64%). Tính đến đầu tháng 4/2014, Indonesia có 64 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 44 công ty bảo hiểm nhân thọ, 4 công ty tái bảo hiểm. Ngoài các công ty bảo hiểm, ở Indonesia còn có một số dạng tổ chức bảo hiểm thƣờng cung cấp các loại hình bảo hiểm vi mô.
Indonesia là một thị trƣờng tƣơng đối mở. Số lƣợng các công ty bảo hiểm nhiều, quy mô các công ty bảo hiểm thƣờng ở mức nhỏ và vừa, do trƣớc đây các quy định về vốn góp tối thiểu để thành lập công ty ở mức thấp. Sau này, cơ quan quản lý điều chỉnh mức quy định vốn góp bắt buộc, theo đó các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm phải tăng vốn góp tổi thiểu lên theo lộ trình 3 bƣớc: đến thời điểm 31/12/2010 tăng lên tối thiểu 40 tỷ IDR (3,5 triệu USD) đối với công ty bảo hiểm gốc, 100 tỷ IDR (8,8 triệu USD) đối với công ty tái bảo hiểm; đến thời điểm 31/12/2012 tăng lên 70 tỷ IDR (6,15 triệu USD) đối với công ty bảo hiểm gốc, 150 tỷ IDR (13,19 triệu USD) đối với công ty tái bảo hiểm; đến thời điểm 31/12/2014 tăng lên 100 tỷ IDR (8,8 triệu USD) đối với công ty bảo hiểm gốc, 200 tỷ IDR (17,6 triệu USD) đối với công ty tái bảo hiểm. Quy định mới về vốn góp sẽ mang lại lợi ích của ngành bảo hiểm Indonesia trong dài hạn.
Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Indonesia (Otoritas Jasa Keuangan- OJK), mới thành lập đƣợc khoảng hơn 1 năm, trên cơ sở sáp nhập một số tổ chức quản lý tài chính của Indonesia (trƣớc thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ƣơng Indonesia) vào một tổ chức chung. Một trong những ƣu tiên chủ yếu của cơ quan quản lý bảo hiểm Indonesia trong thời gian này là phải can thiệp để quản lý việc cạnh tranh về giá (phí bảo hiểm) trong bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài ra thực hiện tăng cƣờng giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm ở cả 3 phƣơng diện: quản lý các rủi ro tài chính, rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động. OJK sẽ thực hiện giám sát chặt chẽ hơn các công ty có mức rủi ro cao thể hiện trong các sổ sách, báo cáo hoạt động, tài chính.
1.2.4.2. Khuyến nghị cho Việt Nam
Thứ nhất, Nhà nƣớc phải bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh Bảo hiểm và đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của Thị trƣờng Bảo hiểm.
37
-Vai trò của nhà nƣớc ở Việt nam chƣa theokịp yêu cầu phát triển Thị trƣờng Bảo hiểm trong điều kiện hội nhập hiện nay: Cần hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và phù hợp với thông lệ Quốc tế. - Cơ quan giám sátbảo hiểm phải có đầy đủ phƣơng tiện và quyền lực để thực thi