Hệ thống pháp lý về bảo hiểm cần hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn thì việc giám sát thị trƣờng bảo hiểm mới thực sự hiệu quả từ đó mới đảm bảo cho sự ổn định của thị trƣờng. Các quy định pháp lý về bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay cần hoàn thiện trên các khía cạnh sau:
Sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2000/QH12 một cách tổng thể cùng các văn bản hƣớng dẫn thi hành theo hƣớng hệ thống văn bản pháp luật mới sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn và đồng bộ hơn hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong mối liên kết với các mảng thị trƣờng dịch vụ tài chính.
Sửa đổi các quy định chồng chéo giữa hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán
81 giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
Xóa bỏ hiện tƣợng khép kín, chia cắt thị trƣờng bảo hiểm: Hoàn thiện các quy định bảo đảm sự công khai, minh bạch và bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chuyên ngành và các doanh nghiệp bảo hiểm khác; tuân thủ các nguyên tắc về đấu thầu và cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm; giám sát và xử lý nghiêm các biểu hiện can thiệp hành chính trong việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cƣờng năng lực quản trị và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trên 3 yêu cầu chủ yếu: an toàn vốn, quản trị rủi ro và minh bạch hóa thông tin, bao gồm:
- Ban hành các quy định chặt chẽ về vốn pháp định và các mức độ an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Ban hành các quy định về quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm các quy trình quản trị rủi ro, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, hệ thống thông tin và báo cáo phục vụ công tác quản lý.
- Ban hành quy định chặt chẽ về công khai và minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm tần suất công khai, các loại thông tin công khai, mức độ chi tiết hóa của thông tin công khai.
Dưới đây là những giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện các quy định pháp lý giám sát thị trường bảo hiểm:
4.2.2.1. Chuyển đổi quy tắc giám sát Biên độ thanh toán sang quy tắc Vốn dựa trên cơ sở rủi ro (RBC)
Nhƣ đã nêu ở phần thực trạng, Việt Nam hiện nay đang áp dụng quy tắc “Biên độ thanh toán” để giám sát khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm. Quy tắc này khá đơn giản và mới ở giai đoạn đầu của Solvency I, trong đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ đƣợc tính dựa trên tính thanh khoản của tài sản có, khả năng thanh toán tối thiểu đƣợc tính dựa trên phí bảo hiểm thu đƣợc. Quy định này mới chỉ tập trung vào rủi ro đối với hoạt động bảo hiểm, trong khi đó rủi ro trong các hoạt động khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro thảm
82
họa thiên nhiên… chƣa đƣợc trú trọng đến. Khuyến nghị đối với các cơ quan giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay nên đƣa ra lộ trình cụ thể để chuyển đổi quy tắc giám sát khả năng thanh toán sang quy tắc vốn dựa trên cơ sở rủi ro (RBC). Để triển khai chuyển đổi sang nguyên tắc này không quá phức tạp và không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, trong khi đó vẫn thể hiện đƣợc các rủi ro tài sản và trách nhiệm. Mô hình Solvency II là mô hình mới và có nhiều ƣu điểm, thể hiện đƣợc danh mục rủi ro của chính công ty, khuyến khích quản lý rủi ro tốt thông qua đó bảo vệ ngƣời tiêu dùng tốt hơn.Tuy nhiên để thực hiện cần có lộ trình các cơ quan quản lý phải đủ quyền lực can thiệp và có một đội ngũchuyên gia phân tích, chuyên gia định phí bảo hiểm chuyên nghiệp (bảng 4.1).
Bảng 4.1. So sánh ƣu điểm – nhƣợc điểm các quy tắc giám sát khả năng thanh toán
Biên độ thanh toán (hay solvency I) RBC Solvency II Ƣu điểm -Đơn giản và dễ dàng cho tính toán -Tính toán khá đơn giản -Thể hiện một phần các khía cạnh của rủi ro tài sản và trách nhiệm -Thể hiện danh mục rủi ro -Khuyến khích quản lý rủi ro -Bảo vệ ngƣời tiêu dùng tốt hơn Nhƣợc điểm -Không thể hiện đƣợc các rủi rocó thể gánh chịu -Không có nhiều khích lệ cho quản lý tốt rủi ro -Chỉ quan tâm đến rủi ro bảo hiểm. -Các nhân tố rủi ro thƣờng đƣợc dựa trên số trung bình của thị trƣờng và không phản ánh rủi ro thực tế của công ty. -Tốn kém cho cả công ty bảo hiểm và các nhà quản lý -Khó để diễn giải các kết quả.
83
4.2.2.2.Chuẩn hóa quy định trong trích lập dự phòng nghiệp vụ
Các chỉ tiêu liên quan đến dự phòng nghiệp vụ (Dự phòng nghiệp vụ/Phí bảo hiểm giữ lại; Dự phòng nghiệp vụ/Nguồn vốn, quỹ) thuộc nhóm các chỉ tiêu phân tích quan trọng nhất trong giám sát tài chính ở nhiều nƣớc, nhƣng ở nƣớc ta trong
những năm quađã bộc lô ̣ bất câ ̣p do chƣa thống nhất trong việc hƣớng dẫn chuẩn
mực kế toán.
Trong những năm qua một số vấn đề trong thông lệ kế toán Việt Nam chƣa phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nhƣ: (i) Vấn đề trích lập và trình bày dự phòng dao động lớn: chuẩn mực kế toán số 19 (VAS 19) không cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng dao động lớn nhƣng quy định quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam lại yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng dao động lớn; (ii) Nghị định 46 quy định doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp. Trong khi dự phòng nghiệp vụ sử dụng trong tính toán các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế là dự phòng nghiệp vụ chƣa trừ đi phần trách nhiệm đã nhƣợng tái bảo hiểm, nhƣng ở Việt nam, dự phòng đƣợc trình bày và trích lập trên cơ sở trách nhiệm giữ lại nên các tiêu chuẩn quốc tế không phù hợp.
Cải tiến việc quản lý trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm thực sự cần thiết và cần theo hƣớng: kiểm tra, giám sát dự phòng nghiệp vụ phải bao quát đƣợc các vấn đề cơ bản: các loại dự phòng nghiệp vụ mà loại doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập và phƣơng pháp trích lập và cơ sở trích lập thống nhất với các chuẩn mực quốc tế; hạn chế rủi ro lập dự phòng thiếu, ngăn chặn tình trạng sử dụng dự phòng để điều chỉnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cƣờng tính chủ động của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc lựa chọn phƣơng pháp tính dự phòng.
4.2.2.3. Siết chặt an toàn trong hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tƣ tài chính có ý nghĩa quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm. Hoạt động đầu tƣ tài chính ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trên
84
thị trƣờng. Tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ cao sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí bảo hiểm, nâng cao thị phần. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thu nhập từ hoạt động đầu tƣ tài chính giúp doanh nghiệp bù đắp các chi phí kinh doanh, có điều kiện để giảm phí bảo hiểm, tăng khả năng ký kết hợp đồng bảo hiểm, nâng cao mức giữ lại trong các hợp đồng tái bảo hiểm từ đó ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đầu tƣ quỹ dự phòng là bắt buộc vì tính chất kỹ thuật của nghiệp vụ này. Hoạt động đầu tƣ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các nghĩa vụ cam kết tài chính đối với ngƣời tham gia bảo hiểm, đảm bảo trả lãi cho khách hàng, tăng các khoản lợi tức chia cho các hợp đồng bảo hiểm từ đó nâng cao tính hấp dẫn cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Hoạt động đầu tƣ có ý nghĩa rất lớn trong việc đóng góp vào sự tăng trƣởng thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ tài chính lại luôn phải đối mặt với vô số rủi ro, vì thế cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn, nguyên tắc sinh lời và nguyên tắc thanh toán thƣờng xuyên nhằm tránh cho doanh nghiệp bảo hiểm những tổn thất không đáng có, và quan trọng hơn là đảm bảo an toàn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan giám sát cần phải siết chặt hơn nữa trong an toàn tài chính đối với hoạt động đầu tƣ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua các hàng rào kỹ thuật.