Khungpháp lýcho hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam (Trang 68)

Khung pháp lý cho hoạt động giám sát bảo hiểm bao gồm hai nhóm: Nhóm các văn bản pháp quy trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát bảo hiểm và Nhóm các văn bản pháp quy làm cơ sở thực hiện hoạt động giám sát bảo hiểm

3.2.1.1. Khung pháp lý trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát bảo hiểm

Bao gồm các văn bản chính sau:

- Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2010/QH10 ngày 19/12/2000 do Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành.

-Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 và Nghị định số 118/2008/NĐ- CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Nghị định số 41/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH;

- Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 3/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia;

57

chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia; trong đó quy định UBGSTCQG giám sát chung thị trƣờng tài chính trong đó có thị trƣờng bảo hiểm;

- Quyết định số 288/2009/QĐ-BTC ngày 12/2/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý giám sát bảo hiểm;

- Quyết định 1853/QĐ-BTC ngày 31/7/2009 bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý giám sát bảo hiểm thêm nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành về KDBH đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực KDBH.

- Quyết định 3069/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục quản lý giám sát bảo hiểm

Điều 121 Luật KDBH quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về KDBH, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý, giám sát nhà nƣớc về KDBH. Do vậy, Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính là văn bản pháp quy đầu tiên quy định về việc hình thành bộ máy giám sát bảo hiểm tƣơng đƣơng cấp Vụ. Theo Nghị định này, Phòng quản lý giám sát bảo hiểm thuộc Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính đƣợc nâng lên thành Vụ bảo hiểm. Theo Quyết định 134/2003/QĐ-BTC ngày 20/8/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Bảo hiểm.

Do TTBH Việt Nam ngày một phát triển và hội nhập sâu vào TTBH khu vực và thế giới. Số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng sản phẩm tăng mạnh, cơ cấu sản phẩm phức tạp, môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi công tác quản lý giám sát phải phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc củng cố và hoàn thiện vai trò và vị trí của Vụ bảo hiểm, Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính đã nâng Vụ Bảo hiểm thành Cục quản lý, giám sát bảo hiểm.

Năm 2008, trƣớc sự khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới bắt nguồn từ các tập đoàn tài chính ngân hàng-bảo hiểm là một cảnh báo nguy cơ về rủi ro hệ thống

58

đối với nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân khủng hoảng là khuôn khổ pháp lý không theo kịp với sự phát triển nhƣ vũ bão của thị trƣờng tài chính. Tại Việt Nam, xu thế hình thành các tập đoàn tài chính, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính đa ngành: ngân hàng-bảo hiểm-chứng khoán ngày càng phát triển. Mặc dù sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp này đã góp phần thúc đẩy thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn, song chính điều đó cũng tiềm ẩn rủi ro rất cao đối với hệ thống tài chính. Để kiểm soát đƣợc rủi ro và đảm bảo an toàn thị trƣờng tài chính, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định 34/2008/QĐ-TTg ngày 3/3/2008 thành lập Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Quyết định 79/QĐ-TTg ngày 18/05/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này là giám sát chung thị trƣờng tài chính trong đó bao gồm: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm để tham mƣu, tƣ vấn kịp thời cho Thủ tƣớng tránh đổ vỡ hệ thống tài chính.

3.2.1.2. Khung pháp lý làm cơ sở thực hiện hoạt động giám sát bảo hiểm

Nhóm này bao gồm 1 Luật, 1 Luật sửa đổi bổ sung, 06 Nghị định, 08 Thông tƣ, 07 Quyết định, trong đó có những văn bản pháp quy quan trọng sau:

- Luật KDBH số 24/10/QH10 ngày 19/12/2000 do Quốc Hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010 do Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành;

- Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết việc thi hành một số điều tại Luật KDBH;

- Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật KDBH và sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 45/2007/NĐ-CP;

- Quyết định 1296/TC-QĐ-CĐKT ngày 31/12/1996 về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm

59

- Quyết định 150/2000/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo Quyết định số 1296/TC-QĐ- CĐKT ngày 31/12/1996

- Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp

- Thông tƣ 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ và Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ

-Thông tƣ 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 hƣớng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài;

- Thông tƣ 232/2012/TT-BTC hƣớng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài.

- Thông tƣ 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 124/2012/TT-BTC và Thông tƣ 125/TT-BTC

- Thông tƣ 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 hƣớng dẫn, đánh giá xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm. Thông tƣ này thay thế cho Quyết định 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm.

Luật KDBH điều chỉnh tổ chức và hoạt động KDBH, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm với nội dung chủ yếu: địa vị pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm; đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm… Với phạm vi điều chỉnh rộng, Luật KDBH đã góp phần phát triển TTBH Việt Nam và là công cụ quan trọng để các cơ quan giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc thù này.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật KDBH đã bổ sung thêm một số điều về đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu góp vốn cổ đông, siết chặt hơn trong hoạt động đầu tƣ, tăng cƣờng giám sát hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, mở rộng đối tƣợng là các chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài…

60

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam (Trang 68)