Mô hình giám sát và chỉ tiêugiám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam (Trang 72)

3.2.2.1. Mô hình giám sát

Hình 3.6: Cấu trúc mô hình giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam

Nguồn: Học viên tổng hợp

Mô hình giám sát thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng tại Việt Nam là mô hình giám sát phân tán truyền thống: vừa có đặc điểm của mô hình giám sát theo thể chế vừa mang đặc điểm của mô hình giám sát theo chức năng. Mô hình này dựa trên phƣơng thức tiếp cận theo ngành/lĩnh vực: việc giám sát thị trƣờng tài chính đƣợc thực hiện tách biệt cho từng khu vực trên thị trƣờng, các khu vực khác nhau của thị trƣờng tài chính nhƣ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm sẽ đƣợc giám sát theo các quy định giám sát khác nhau và do các cơ quan giám sát khác nhau thực hiện.

Theo đó Cục quản lý giám sát bảo hiểm có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực KDBH trong phạm vi cả nƣớc; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động KDBH và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật.

Cục quản lý và giám sát bảo hiểm có cơ cấu tổ chức gồm 1 Trung tâm nghiên cứu, đào tạo bảo hiểm và 6 phòng: Văn phòng Cục; Phòng thanh tra bảo hiểm; Phòng quản lý giám sát trung giam bảo hiểm; Phòng quản lý giám sát bảo hiểm phi nhân thọ;

Chính phủ

Bộ Tài chính

Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Ủy ban Giám sát tài chính

Quốc gia

Các công ty bảo hiểm Tổ chức tín dụng Các công ty chứng

61

Phòng quản lý giám sát bảo hiểm nhân thọ; Phòng phát triển thị trƣờng bảo hiểm. Tính đến hết năm 2014, toàn Cục Quản lý giám sát bảo hiểm có 91 cán bộ bao gồm Cục trƣởng, 03 Phó Cục trƣởng và 87 nhân viên.

CỤC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT BẢO HIỂM

Hình 3.7. Cơ cấu tổ chức Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm

Nguồn: Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm

Về giám sát thị trƣờng tài chính nói chung (trong đó có thị trƣờng bảo hiểm) có Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, là cơ quan thực hiện chức năng tham mƣu, tƣ vấn cho Thủ tƣớng Chính phủ trong việc điều phối hoạt động giám sát thị trƣờng tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tƣớng Chính phủ thực hiện giám sát chung thị trƣờng tài chính quốc gia. Nội dung hoạt động đƣợc quy định từ Điều 12 đến Điều 18 trong Quyết định 79/2009/QĐ-TTg với những điểm chính sau:

“- Giám sát chung thị trƣờng tài chính Quốc gia, giám sát hợp nhất hoạt động của các Tập đoàn tài chính; điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành thông qua việc kiến nghị các cơ quan thực hiện đúng quy trình và cơ chế giám sát, việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

- Giám sát điều kiện đƣợc cấp phép hoạt động của các TCTD, TCTD phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán;

Trung tâm NC& ĐT bảo hiểm Văn phòng Thanh tra Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm Phòng Quản lý, Giám sát trung gian bảo hiểm Phòng Quản lý, Giám sát BHPN T Phòng Quản lý, Giám sát BHNT Phòng phát triển thị trƣờng bảo hiểm THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM

62

- Phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính và nguy cơ rủi ro đối với thị trƣờng tài chính quốc gia; thiết lập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thông tin về thị trƣờng tài chính quốc gia báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ;

- Kiến nghị với các cơ quan thanh tra–giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

- Đƣợc yêu cầu Bộ Tài chính, NHNN, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về tài chính ngân hàng; đƣợc trƣng tập các cán bộ của các Bộ, ngành khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát đƣợc giao.”

Thực trạng nêu trên cho thấy việc giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay đang đƣợc vận hành theo mô hình đặc điểm thể chế nhƣng cũng theo hƣớng chức năng. Theo đó Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính giám sát các hoạt động kinh doanh bảo hiểm kể cả các hoạt động bảo hiểm của ngân hàng, các tập đoàn tài chính. Về nguyên tắc, một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng sẽ phải chịu sự giám sát của nhiều tổ chức giám sát chuyên ngành và các tổ chức tài chính có hoạt động vƣợt khỏi phạm vi truyền thống phải có trách nhiệm báo cáo hoạt động đó theo yêu cầu của tổ chức giám sát chuyên ngành. Tuy nhiên, trong thực tế các cơ quan giám sát chuyên ngành không thực hiện đƣợc quyền giám sát này mà chủ yếu chỉ giám sát các tổ chức tài chính dƣới quyền: ví dụ Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính không thực hiện đƣợc quyền giám sát này đối với Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt trong hoạt động ngân hàng, chứng khoán, ngƣợc lại Ngân hàng Nhà nƣớc cũng không thực hiện đƣợc quyền giám sát này đối với hoạt động bảo hiểm của Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt.

Trong mô hình giám sát thị trƣờng tài chính nói chung, thị trƣờng bảo hiểm nói riêng ở Việt Nam hiện nay tồn tại một cơ quan giám sát cả ba lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán đó là Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia với chức năng nhiệm vụ đã nêu ở trên. Tuy nhiên, theo quy định thì phạm vi hoạt động của cơ quan này chỉ giới hạn ở “tham mƣu, tƣ vấn cho Thủ tƣớng Chính phủ trong hoạt động điều phối giám sát thị trƣờng tài chính Quốc gia, bao gồm bảo hiểm, ngân

63

hàng, chứng khoán”. Điều này đã khiến cho UBGSTCQG thực tế lại không phải là một tổ chức thực hiện chức năng giám sát trên thị trƣờng tài chính mà chỉ là một tổ chức tƣ vấn cho Chính phủ về mặt chính sách trong giám sát tài chính, đồng thời làm đầu mối phối hợp thực hiện công tác giám sát tài chính giữa các cơ quan giám sát liên quan. Song trên thực tế việc làm đầu mối phối hợp này chƣa đạt đƣợc hiệu quả cần thiết bởi các hƣớng dẫn chính thức về việc phối hợp giữa Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bộ Tài chính, NHNN vẫn chƣa đƣợc ban hành.

Nhƣ vậy, về bản chất mô hình giám sát thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng vẫn mang đặc tính của mô hình phân tán. Cơ chế phối hợp cũng nhƣ việc hình thành một tổ chức giám sát có đủ quyền lực, chuyên môn giám sát và duy trì sự ổn định thị trƣờng bảo hiểm nói riêng và hệ thống tài chính nói chung còn đang để ngỏ.

3.2.2.2. Chỉ tiêu giám sát

Gần đây nhất Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ 195/2014/TT-BTC ban hành hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm để thay thế cho Quyết định 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003. Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm là công cụ hỗ trợ cơ quan giám sát bảo hiểm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành các chính sách, pháp luật Nhà nƣớc của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phát hiện sớm những doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán để có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời tham gia bảo hiểm. Hệ thống chỉ tiêu bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu :

-Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh

-Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm

-Nhóm chỉ tiêu đánh giá về vốn, chất lƣợng tài sản và đầu tƣ tài chính -Nhóm chỉ tiêu đánh giá về quản trị doanh nghiệp và minh bạch thông tin Dựa vào việc đánh giá các nhóm chỉ tiêu trên các doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc phân loại theo 4 nhóm, cụ thể: (i) Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

64

gốc có lãi từ 2 năm liên tục trở lên; (ii) Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc không có lãi trong 2 năm liên tục; (iii) Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán; (iv) Nhóm 4 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại DNBHNT theo TT 195/2014/TT-BTC

I.Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán, DPNV, hiệu

quả HĐKD bảo hiểm

1.1 Tỷ lệ biên khả năng thanh toán

1.2 Trích lập dự phòng nghiệp vụ

1.3 Tỷ lệ kết hợp

II.Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm

2.1 Thay đổi doanh thu phí BH thuần

2.2 Tỷ lệ nợ phí trên tổng phí BH gốc

2.3 Đánh giá chất lƣợng giải quyết bồi thƣờng

III. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về vốn, chất lƣợng tài sản và đầu tƣ

tài chính

3.1

Chỉ tiêu VCSH tƣơng xứng với quy mô hoạt động

3.2 Chỉ tiêu thay đổi vốn chủ sở hữu

3.3

Chỉ tiêu tổng phí bảo hiểm trên vốn chủ sở hữu

3.4

Chỉ tiêu nợ phải trả ngắn hạn trên tài sản thanh khoản

3.5

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

3.6

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ phải thu quá hạn từ 1 năm trở lên trên vốn chủ sở hữu 3.7

Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

3.8

Chỉ tiêu tuân thủ pháp luật về nguyên tắc và cơ cấu đầu tƣ

3.9 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ

3.10

Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng giảm giá tài sản đầu tƣ

IV. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về quản trị doanh nghiệp và minh

bạch thông tin

4.1 Chỉ tiêu về cơ cấu tổ chức

4.2

Chỉ tiêu về quản trị điều hành và minh bạch thông tin

65

Các DNBH có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính kết quả đánh giá, xếp loại doanh nghiệp mình căn cứ tình hình, kết quả hoạt động, công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, báo cáo tài chính đã đƣợc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận của năm tài chính trƣớc liền kề (Bảng 3.6 – hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại DN BHPNT).

Trƣờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

Bảng 3.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại DN BHPNT theo TT 195/2014/TT-BTC A.Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán và DPNV I. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán

1 Tỷ lệ biên khả năng thanh toán

2 Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát 3 Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh II. Các chỉ tiêu về dự phòng nghiệp vụ 4 Chỉ tiêu tổng quát về trích lập dự phòng nghiệp vụ 5 Chỉ tiêu trích lập dự phòng nghiệp vụ B.Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm I. Các chỉ tiêu về khai thác mới 6

Chỉ tiêu tỷ lệ thay đổi số lƣợng hợp đồng khai thác mới

7

Chỉ tiêu tỷ lệ thay đổi doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới

8

Chỉ tiêu số tiền bảo hiểm khai thác mới bình quân

9

Chỉ tiêu tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng trong thời gian cân nhắc II. Các chỉ tiêu về duy trì hợp đồng bảo hiểm 10

Chỉ tiêu tỷ lệ thay đổi số lƣợng hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

11

Chỉ tiêu tỷ lệ thay đổi tổng doanh thu phí bảo hiểm

12 Chỉ tiêu tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm 13 Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm

III. Các chỉ tiêu về chất lƣợng đại lý

bảo hiểm

14

Chỉ tiêu tỷ lệ thay đổi số lƣợng đại lý bảo hiểm tuyển dụng

15

Chỉ tiêu tỷ lệ thay đổi số lƣợng đại lý bảo hiểm hoạt động

16 Chỉ tiêu năng suất đại lý bảo hiểm 17

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ phí bảo hiểm trên tổng doanh thu phí bảo hiểm

18

Chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng kênh phân phối

66 IV. Các chỉ

tiêu về trả tiền bảo hiểm

19 Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm 20

Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng giải quyết quyền lợi bảo hiểm

V. Các chỉ tiêu về thu xếp tái bảo

hiểm

21 Chỉ tiêu tỷ lệ tái bảo hiểm

22 Chỉ tiêu tỷ lệ tái bảo hiểm năm đầu 23

Chỉ tiêu tỷ lệ tái bảo hiểm các năm tiếp theo

24 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm VI. Các chỉ

tiêu chung

25 Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh 26

Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm C. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về vốn, chất lƣợng tài sản và hiệu quả hoạt động I. Các chỉ tiêu về vốn 27 Chỉ tiêu mức độ đầy đủ vốn 28 Chỉ tiêu thay đổi vốn chủ sở hữu 29

Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên vốn chủ sở hữu

30

Chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn chủ sở hữu 31

Chỉ tiêu tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả

32

Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn chủ sở hữu

33

Chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn

II. Các chỉ tiêu về đánh

giá chất lƣợng tài sản

34 Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản 35

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ phải thu trên nguồn vốn chủ sở hữu

36 Chỉ tiêu về dự phòng nợ phải thu khó đòi 37 Chỉ tiêu về dự phòng giảm giá tài sản 38

Chỉ tiêu đánh giá tính phù hợp giữa tài sản và trách nhiệm

III. Các chỉ tiêu hiệu quả

hoạt động

39

Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm

40 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ tài sản 41

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu

42

Chỉ tiêu phân bổ lợi nhuận giữa chủ hợp đồng và chủ sở hữu

D. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về quản trị doanh nghiệp và

minh bạch thông tin

43 Chỉ tiêu về cơ cấu tổ chức 44

Chỉ tiêu về quản trị điều hành và minh bạch thông tin

67

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)