2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo dục đào tạo
2.4.1. Kết quả đạt được
* Về quy mô và chất lƣợng giáo dục đào tạo
86
Với những kết quả đạt đƣợc, chi thƣờng xuyên NSNN đã trở thành công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong việc mở rộng và phát triển quy mô giáo dục đào tạo. Giai đoạn 2011-2013, số lƣợng học sinh đến lớp trên địa bàn tỉnh tăng ở hầu hết các cấp học. Tuy nhiên, số lƣợng trẻ đến trƣờng cũng chịu ảnh hƣởng của xu hƣớng nhóm dân cƣ trong độ tuổi đi học giảm.
Bảng 2.13: Số lƣợng học sinh các cấp học Đơn vị: Nghìn em Chỉ tiêu Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Mầm non 37,9 39 Tiểu học 63,51 64,98 Trung học cơ sở 48,19 47,54 Trung học phổ thông 28,48 27,13 Dạy nghề 3,65 3,01
Trung cấp chuyên nghiệp 12,65 9,78
Cao đẳng 7,45 7,30
Đại học 2,08 2,62
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình) - Số lượng trường học được xây dựng mới và đạt chuẩn ngày càng nhiều
Bên cạnh việc mở rộng về quy mô, số lƣợng các trƣờng học đƣợc xây dựng đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Năm 2012-2013, toàn tỉnh có 150 trƣờng mầm non (148 trƣờng công lập, 02 trƣờng ngoài công lập), 150 trƣờng tiểu học, 142 trƣờng THCS và 27 trƣờng THPT (23 trƣờng công lập,
87
04 trƣờng ngoài công lập). Hầu hết các trƣờng học trên địa bàn tỉnh đã đủ điều kiện về ánh sáng, trang thiết bị học tập đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Hệ thống giáo dục không chính quy phát triển mạnh: đến nay đã có 08 Trung tâm GDTX và 146 trung tâm học tập cộng đồng, đã tổ chức học tập và dạy nghề cho khoảng hơn 1 triệu ngƣời mỗi năm.
Bảng 2.14: Số lƣợng trƣờng học mầm non và phổ thông Cấp học Số lƣợng trƣờng Đạt chuẩn quốc gia
Mầm non 150 91
Tiểu học 150 150
Trung học cơ sở 142 94
Trung học phổ thông 27 6
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình)
- Về trình độ cán bộ quản lý và giáo viên:
Tỉnh đã chăm lo đầu tƣ phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng về số lƣợng, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng lên, tỉ lệ đạt chuẩn trở lên là 99,2% (trên chuẩn là 41,9%). Trong năm học 2011-2012, toàn ngành có 906 lƣợt cán bộ, giáo viên, nhân viên đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có 03 cán bộ đi đào tạo tiến sỹ; 59 đào tạo thạc sỹ. Thực hiện các giải pháp điều chỉnh cơ cấu giáo viên một cách hợp lý, từng bƣớc khắc phục tình trạng mất cân đối, thiếu đồng bộ của đội ngũ giáo viên, nhất là cấp trung học cơ sở. Thực hiện tốt các chƣơng trình, kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên, nhất là bồi dƣỡng về phƣơng pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
88
Là một tỉnh có truyền thống hiếu học, trong những năm qua đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền địa phƣơng, tất cả các ngành học, bậc học, cấp học đều đƣợc chỉ đạo, tạo điều kiện để đạt kết quả cao. Riêng chất lƣợng mũi nhọn, từ 1 giải học sinh giỏi Quốc gia năm học 1991-1992 (khi mới tái lập tỉnh), đến nay Ninh Bình đã có 1.001 giải học sinh giỏi Quốc gia, 5 giải học sinh giỏi Quốc tế và trên 32.000 giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm học 2010-2011, học sinh tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 99,78%, xếp thứ 3 toàn quốc; thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 có 47/64 thí sinh dự thi đoạt giải, đạt 73,4%; thi giải Toán trên máy tính Casio, Vinacal cấp Quốc gia có 29/30 thí sinh dự thi đoạt giải, đạt 96,7%.
Kỳ thi tuyển sinh đại học, Ninh Bình đứng thứ 7 toàn quốc về điểm bình quân các môn thi đại học của các thí sinh. Năm học 2011-2012, thi học sinh giỏi Quốc gia có 52/64 thí sinh dự thi đoạt giải, đạt 82,25%, là năm có tỷ lệ thí sinh đạt giải cao nhất từ trƣớc đến nay.
Ngành giáo dục - đào tạo đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cụ thể, trong đó tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, bồi dƣỡng học sinh giỏi, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, tổ chức tốt các kỳ thi của tỉnh và kỳ thi Quốc gia. Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng 21 trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia ở các cấp học; huy động 58% trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ, 98% trẻ mẫu giáo trong độ tuổi đến trƣờng, tiếp tục nâng cao tỷ lệ trẻ em đƣợc nuôi dạy theo chƣơng trình giáo dục mầm non mới; kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT đạt tỷ lệ trung bình của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng; điểm bình quân 3 môn thi đại học, cao đẳng đứng trong tốp 10 tỉnh, thành dẫn đầu cả nƣớc…
89
Thực hiện Chỉ thị số 4899/2009/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009; Chỉ thị số 3398/2011/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trong tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên và giáo dục chuyên nghiệp, với chủ đề: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục”, "Tiếp tục đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng". Ngành giáo dục và đào tạo đã nỗ lực cố gắng phát huy những thành tích, kết quả đạt đƣợc, khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Thực hiện tốt ba cuộc vận động: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” gắn kết với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”
* Về công tác quản lý tài chính
- Thực hiện tốt các nội dung của chu trình quản lý ngân sách
+ Đối với công tác lập dự toán: Việc thực hiện công tác lập dự toán nhìn chung đã đúng trình tự quy định, hầu hết các khoản thu, chi phát sinh đƣợc phản ánh vào dự toán của các đơn vị. Thời gian lập dự toán kịp thời, đảm bảo chất lƣợng, theo chế độ tiêu chuẩn, định mức. Quy trình lập và phân bổ dự toán có sự phối hợp giữa Sở Tài chính và Sở Giáo dục - Đào tạo và các Sở chuyên ngành khác.
+ Đối với công tác chấp hành dự toán: Công tác quản lý điều hành kinh phí đáp ứng đƣợc kịp thời nhu cầu sử dụng kinh phí ở các trƣờng, việc chấp hành dự toán đƣợc các đơn vị sử dụng kinh phí thực hiện phù hợp dự toán đƣợc duyệt.
90
Cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc đã có sự phối hợp, thống nhất trong việc điều hành cấp phát chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục theo dự toán, đúng tiêu chuẩn, định mức và mục lục NSNN.
+ Công tác quyết toán: Công tác quyết toán đã đƣợc thực hiện từng quý, năm theo quy định của chế độ hiện hành. Hàng quý các trƣờng về cơ bản đã thực hiện kế toán thu chi kinh phí của đơn vị đảm bảo đúng thời gian gửi cơ quan Tài chính. Công tác kiểm tra đƣợc thực hiện, đã phát hiện đƣợc một số nội dung chi chƣa đúng chế độ, chƣa đúng dự toán, có biện pháp chấn chỉnh, hƣớng dẫn thực hiện ghi chép, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành.
- Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo tăng lên qua các năm
Qua phân tích ở chƣơng 2 cho thấy, nguồn vốn đầu tƣ từ chi thƣờng xuyên NSNN cho ngành giáo dục đào tạo tăng nhanh qua các năm (Năm 2013 đạt 1.822 tỷ đồng, gấp 2,08 lần năm 2011). Trong điều kiện của một tỉnh nghèo, tăng thu ngân sách địa phƣơng hàng năm nhỏ, cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng đã tạo mọi điều kiện, dành ƣu tiên đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh nhà. Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho ngành làm tốt hơn công tác chuyên môn của mình, cải thiện đời sống của thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh.
- Nhiều khoản chi thực hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn quy định của Nhà nước
Trong những năm qua, việc áp dụng định mức, chính sách chế độ của Nhà nƣớc trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh thực hiện tƣơng đối tốt. Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nƣớc chƣa có phát sinh sai phạm lớn trong trong quá trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình. Báo cáo kết luận của Kiểm toán chỉ đề nghị hạch toán lại một số khoản chi do tính đặc thù riêng
91
của nhóm chi quản lý hành chính đơn vị thƣờng hạch toán vào mục chi khác mà không tách riêng theo từng tiểu mục chi.
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua bên cạnh những ƣu điểm, những kết quả đạt đƣợc còn có những tồn tại cần khắc phục:
2.4.2.1. Tồn tại
- Mối quan hệ với giữa các cơ quan (Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở chủ quản) trong mô hình quản lý và cấp phát kinh phí chƣa thống nhất
Trong quản lý tài chính, xây dựng mô hình quản lý phù hợp là việc làm cần thiết nhằm giảm bớt các khâu trung gian, đảm bảo nguồn tài chính đến đúng đơn vị hƣởng, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết. Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công trong việc vận hành của mô hình quản lý chính là mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia vào quá trình quản lý.
Với mô hình quản lý ngân sách giáo dục đào tạo ở Ninh Bình hiện nay đã tạo điều kiện về mặt tài chính giúp ngành giáo dục đào tạo làm tốt hơn công tác chuyên môn. Tuy nhiên, mô hình cũng cho thấy chƣa có sự gắn kết giữa kết quả hoạt động của hệ thống giáo dục đào tạo với hệ thống ngân sách trong tỉnh, còn có sự tách rời vai trò quan lý nhà nƣớc và quản lý ngân sách đối với một số cấp quản lý đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở chủ quản. Sở Giáo dục và Đào tạo chƣa nắm kịp thời, đầy đủ tình hình quản lý ngân sách của các đơn vị giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý cũng nhƣ các đơn vị thuộc các Sở chuyên ngành quản lý. Công tác tổng hợp số liệu báo cáo cơ quản chủ quản Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về các chỉ tiêu tài chính toàn ngành của các huyện cũng nhƣ
92
phân bổ và quyết toán ngân sách, thu chi nguồn học phí, xây dựng, các nguồn khác cho các ngành học gặp rất nhiều khó khăn.
- Công tác xã hội hoá trong giáo dục - đào tạo còn hạn chế
Giáo dục - đào tạo luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tƣơng lai của mỗi ngƣời và của cả xã hội. Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp đƣợc đặt ra. Xã hội hoá giáo dục đào tạo bao gồm nhiều nội dung nhƣng luận văn chỉ xin đề cập công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh đứng trên khía cạnh huy động nguồn lực tài chính đầu tƣ cho ngành.
Là một tỉnh thuần nông, kinh tế xã hội chƣa phát triển nên những năm qua công tác xã hội hoá cho công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Do dân số của tỉnh phần đông là làm nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nên khả năng huy động từ dân cƣ đầu tƣ cho ngành giáo dục đào tạo của tỉnh là không đáng kể (6% tổng chi toàn ngành giáo dục đào tạo). Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số nguồn vốn đầu tƣ của ngành (94%). Bên cạnh đó, tỉnh chƣa có một cơ chế đồng bộ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, gắn đào tạo với quá trình sử dụng lao động sau đào tạo của chính ngƣời tuyển dụng.
- Căn cứ lập và phân bổ dự toán của đơn vị chưa khoa học
+ Nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chƣa coi trọng công tác lập dự toán. Do khả năng ngân sách địa phƣơng còn hạn chế, mặc dù UBND tỉnh đã dành gần 40% chi ngân sách địa phƣơng cho giáo dục đào tạo, song dự toán các đơn vị xây dựng thƣờng cao so với số kiểm tra UBND tỉnh thông báo và khả năng ngân sách, nên việc xây dựng dự toán ở cơ sở còn mang tính
93
hình thức. Bên cạnh đó, cơ sở để xây dựng dự toán chi thƣờng xuyên NSNN chƣa dự đoán hết đƣợc những thay đổi về biên chế, những thay đổi sẽ làm phát sinh tăng kinh phí năm kế hoạch… Ngoài ra, dự toán của các trƣờng lập gửi cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản ngành chƣa chi tiết đến từng mục chi nên trong quá trình chấp hành thƣờng xảy ra tình trạng có mục chi thừa, có mục chi thiếu nên dẫn tới xin điều chỉnh mục chi, điều chỉnh dự toán.
+ Thuyết minh dự toán do các đơn vị lập còn sơ sài, dự toán của các đơn vị cơ sở chƣa đánh giá đƣợc ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình chấp hành dự toán năm trƣớc để làm cơ sở cho xây dựng dự toán năm kế hoạch. Nhiều đơn vị không tổng hợp vào dự toán các nguồn kinh phí thu đƣợc để lại chi theo chế độ nhà nƣớc quy định (học phí, các khoản đóng góp của học sinh...).
+ Việc công khai dự toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn một số huyện cũng nhƣ công khai tại các đơn vị dự toán chƣa thực hiện nghiêm túc.
- Cấp phát kinh phí theo hình thức rút dự toán còn hạn chế
Về cơ bản, công tác điều hành và cấp phát ngân sách cho hoạt động giáo dục đào tạo ở Ninh Bình thực hiện theo Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn. Cơ chế phân công, phân cấp và quản lý điều hành hàng năm của tỉnh đã quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan tham gia vào quá trình điều hành và cấp phát kinh phí cho đơn vị dự toán. Cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính đã phối hợp trong việc cấp phát kinh phí kịp thời và theo đúng dự toán đƣợc duyệt.
Tuy nhiên, công tác điều hành và cấp phát còn một số hạn chế nhƣ: + Cấp phát theo hình thức rút dự toán phải thực hiện phân bổ ngay từ đầu năm. Thực tế trong năm do nhu cầu đột xuất, do tính chất cấp bách của từng nội dung chi nên nhiều đơn vị dự toán phải điều chỉnh cho phù hợp với
94
tiến độ công việc, quy trình phải lặp lại qua nhiều bƣớc, nhiều cơ quan (tài chính, kho bạc) nên đã làm mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến hoạt động của các đơn vị.
+ Cấp phát theo phƣơng thức rút dự toán tại kho bạc nhà nƣớc cũng đã cho thấy: Cùng với những quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, qui trình điều hành, cấp phát ngân sách một mặt đã làm giảm hiệu lực của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản ngành trong quá trình theo dõi, quản lý tình hình tài chính tại các đơn vị, cơ sở giáo dục. Sở Tài chính và các Sở chuyên ngành gặp khó khăn trong việc tổng hợp số liệu từ các đơn vị dự toán.
+ Một số khoản chi từ nguồn kinh phí dự phòng, kinh phí sự nghiệp ngành đến quý IV mới triển khai, nên việc giải ngân dồn vào cuối năm nên