Một số bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 58)

Từ kinh nghiệm của những địa phƣơng nói trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục- đào tạo ở Ninh Bình.

Một là, các cấp chính quyền cần phải có những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn, phù hợp với xu hƣớng phát triển đất nƣớc, đó là điều kiện tiên quyết thúc đẩy giáo dục- đào tạo phát triển. Muốn vậy, trƣớc hết phải có sự lãnh đạo của Đảng trong định hƣớng phát triển giáo dục- đào tạo. Từ những chủ trƣơng đó mới thể chế hóa ra các chƣơng trình hành động, các cơ chế chính sách do chính quyền các cấp, ngành giáo dục- đào tạo quản lý để thúc đẩy phát triển giáo dục- đào tạo. Đồng thời làm cơ sở để ngành giáo dục đào tạo xây dựng dự toán chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có tính thực tiễn cao, thực sự trở thành căn cứ để các cơ quan chức năng phân bổ dự toán một cách hợp lý.

Hai là, muốn cho sự nghiệp giáo dục có sức sống dồi dào và phát triển mạnh mẽ thì phải dựa vào dân, huy động các nguồn lực và sự tham gia của toàn dân. Coi giáo dục- đào tạo là công việc chung của toàn xã hội, toàn Đảng, toàn dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Vận động mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục- đào tạo để giảm bớt gánh nặng đối với chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc.

Ba là, giáo dục- đào tạo phải lấy chất lƣợng là yếu tố quyết định. Do vậy, đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục phải chú ý tăng chi cho công tác giảng dạy và học tập, có chính sách tài chính khuyến khích cho giáo viên tình nguyện phục vụ tại các xã miền núi, vùng khó khăn, giáo viên áp dụng thiết kế bài

51

giảng điện tử. Khoản chi này tác động trực tiếp đến chất lƣợng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên. Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật (đặc biệt là hệ thống thƣ viên, trang thiết bị của các phòng thực hành, thí nghiệm, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo…) còn thiếu thốn. Vì vậy, cần tăng cƣờng đầu tƣ cho việc giảng dạy và học tập, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời nhƣ ở huyện Kim Sơn, Nho Quan.

Bốn là, song song với việc nâng cao chất lƣợng của các cơ sở giáo dục công lập, thì cần phát triển nhanh các cơ sở giáo dục ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của ngƣời dân, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN, cho nền kinh tế của đất nƣớc và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh đang còn nhiều khó khăn.

Năm là, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo du ̣c , đào ta ̣o; phát huy vai trò của hội đồng trƣờng. Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trƣờng và xã hội; bảo đảm dân chủ, công khai, minh ba ̣ch.

Sáu là, nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, cơ sở giáo dục cũng nhƣ trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tại cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở chuyên ngành. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp.

Bảy là, hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trong tất cả các khâu của chu trình NSNN; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chi tiêu tại các cơ sở giáo dục đảm bảo nguồn vốn NSNN đƣợc sử dụng đúng mục đích , tiết kiệm và hiệu quả.

Việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các địa phƣơng là cần thiết. Trên cơ sở đó, đề ra những chủ trƣơng, chính sách, các giải pháp tài chính, những hành động cải cách, đổi mới trong công tác quản lý để thúc đẩy phát triển giáo dục- đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

52

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 58)