Dự báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2014-2020

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 107)

Nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lƣờng. Trong thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhƣng những căng thẳng xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính-tiền tệ, điện tử-viễn thông, sinh học, môi trƣờng... còn tiếp tục gia tăng. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn. Cạnh tranh về kinh tế-thƣơng mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lƣợng thị trƣờng, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lƣợng cao... giữa các nƣớc ngày càng gay gắt.

Sau 25 năm đổi mới (1986 - 2011), Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội, đã tạo ra cho đất nƣớc lực và thế, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trƣớc. Thời gian tới là giai đoạn kinh tế nƣớc ta phục hồi, lấy lại đà tăng trƣởng sau thời kỳ suy giảm; sẽ thực hiện nhiều hơn

100

các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; kinh tế tri thức phát triển mạnh. Tuy nhiên, nƣớc ta đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thƣờng thách thức nào. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mƣu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rơi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có những diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi nhƣng còn nhiều khó khăn bất ổn, sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc, nhất là những nƣớc lớn sẽ có tác động đến nƣớc ta.

Trong bối cảnh tình hình và xu hƣớng nêu trên, con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Căn cứ vào mục tiêu, định hƣớng phát triển giáo dục cả nƣớc, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Chƣơng trình hành động xác định các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo Ninh Bình giai đoạn 2010-2020.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 107)