Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dụcđào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 108)

101

Tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh theo hƣớng toàn diện và vững chắc; thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đa dạng hóa, chuẩn hóa, từng bƣớc hiện đại hóa các loại hình giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của địa phƣơng.

Tập trung làm chuyển biến mạnh về chất lƣợng giáo dục toàn diện, trong dó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; nâng cao số lƣợng và chất lƣợng học sinh đoạt giải Quốc gia, Quốc tế. Tập trung xây dựng trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao cho từng cấp học nhằm phát hiện, tuyển chọn, bồi dƣỡng học sinh năng khiếu, học sinh tài năng trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện.

Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất theo hƣớng hiện đại hóa, chuẩn hóa, đồng bộ hóa; đẩy mạnh kiên cố hóa trƣờng lớp, từng bƣớc đáp ứng đủ kinh phí, cơ sở vật chất cho việc phát triển giáo dục đào tạo ở mức độ cao.

3.1.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu

Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời học tập; duy trì, củng cố thành quả phổ cập giáo dục, Nâng cao

102

chất lƣợng giáo dục đại trà, đồng thời chú trọng giáo dục mũi nhon, tăng số lƣợng học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế.

Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trƣờng chuẩn Quốc gia theo hƣớng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bƣớc hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng

3.1.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

Thứ nhất: Tiếp tục phát triển quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cƣ. Chỉ tiêu đặt ra là :

- Đối với giáo dục mầm non: Phấn đấu đến năm 2020 huy động trên 60% trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ, trên 98% trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng xuống dƣới 20%. Nâng cao chất lƣợng giáo viên: năm 2015 có 100% đạt chuẩn và 2020 có 50% trên chuẩn. Hàng năm dành 10% tổng chi ngân sách nhà nƣớc về giáo dục cho giáo dục mầm non theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Quy hoạch sắp xếp các trƣờng mầm non, mỗi trƣờng có 1- 3 điểm đủ diện tích và đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015.

- Đối với giáo dục tiểu học: Tiếp tục nâng cao chất lƣợng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh đƣợc học đủ 10 buổi/tuần, trong đó 20% bán trú; 100% học sinh từ lớp 1 đƣợc học Tiếng Anh và 50% học tin học; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 100% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 50% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 95%.

- Đối với trung học cơ sở: Tiếp tục nâng cao chất lƣợng phổ cập THCS, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân đóng

103

góp kinh phí xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 có 80% trƣờng đạt chuẩn. 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6; 80% trƣờng đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 70%.

- Đối với trung học phổ thông: Tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng dạy và học của Trƣờng THPT chuyên để hàng năm có nhiều học sinh của tỉnh đạt giải quốc gia, quốc tế. Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo của tất cả các trƣờng THPT để tăng số học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc học THPT. Trên 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT và học nghề; 50% trƣờng đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 30%.

- Đối với giáo dục thƣờng xuyên: Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các TTGDTX và các trung tâm học tập cộng đồng. Phấn đấu 100% cán bộ xã, huyện đƣợc học tập bồi dƣỡng kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế, 100% cán bộ công chức tham gia đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 85% ngƣời lao động đƣợc hƣởng thụ các chƣơng trình bồi dƣõng để nâng cao hiểu biết ứng dụng trong lao động và đời sống.

- Đối với Giáo dục chuyên nghiệp: Các trƣờng chuyên nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hoá. Đến 2020, đảm bảo 100% các trƣờng chuyên nghiệp trong tỉnh chuyển sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.

- Đối với dạy nghề: Mở rộng nâng cao năng lực dạy nghề của các trƣờng, các trung tâm. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo: dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại...

104

Thứ hai: Thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo ở hầu hết các cấp học, bậc học.

Khuyến khích các xã, thị trấn và thành phố Ninh Bình mở các trƣờng tiểu học ngoài công lập. Phấn đấu đến 2020 thành lập một số trƣờng tiểu học ngoài công lập.

Từng bƣớc chuyển đổi hoàn toàn trƣờng THPT bán công và học sinh lớp bán công trong các trƣờng công sang loại hình đào tạo ngoài công lập. Đến 2020 không còn lớp bán công trong trƣờng công.

Phấn đấu đến năm 2020 có tỷ lệ học sinh, sinh viên đại học ở các trƣờng ngoài công lập là 40%, trung học chuyên nghiệp là 30%.

Phấn đấu 2020 có 60% học sinh học nghề tại các cơ sở ngoài công lập. Phấn đấu có thêm từ 1-2 trƣờng đại học đa ngành tại Ninh Bình.

Thứ ba: Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bƣớc hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục; tập trung đầu tƣ vào thƣ viện, thiết bị dạy và học

Nhƣ vậy, để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ trên, hàng năm tỉnh Ninh Bình cần phải đầu tƣ một nguồn kinh phí lớn từ chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo. Vì vậy, đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải tăng cƣờng quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo nói riêng nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả đầu tƣ cho sự nghiệp trồng ngƣời.

3.1.3. Phương hướng, mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những phƣơng hƣớng, mục tiêu cơ bản đặt ra đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 đó là:

105

- Công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải đƣợc tiến hành trên cơ sở đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới quản lý NSNN theo đúng luật định;

- Công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải gắn liền với việc quy hoạch lại mạng lƣới giáo dục đào tạo, nhằm thiết lập trật tự khu vực này theo hƣớng xã hội hóa;

- Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải tiến hành đồng thời với công tác cải cách hành chính trong quản lý nói chung và quản lý ngân sách cho giáo dục đào tạo nói riêng, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của nhà nƣớc;

- Công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải tiến hành trên tất cả các khâu của quá trình quản lý ngân sách; phải ứng dụng đƣợc công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý;

- Phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các cơ quan đơn vị, các cơ sở giáo dục đào tạo trong việc quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch;

- Công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải đảm bảo tác động tích cực đến hoạt động của hệ thống giáo dục đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo

Trên quan điểm kế thừa và phát huy những cách thức quản lý, mô hình quản lý đã đƣợc định hƣớng và thực hiện từ trƣớc, đồng thời tạo ra sự đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả từ chi thƣờng xuyên NSNN phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ nay cho

106

đến năm 2020, kiến nghị giải pháp tăng cƣờng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo, đó là:

3.2.1. Xây dựng cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo hợp lý, hiệu quả

Cơ cấu chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo bên cạnh đảm bảo cân đối nguồn tài chính phù hợp với cơ cấu giáo dục đào tạo hiện có, còn có tác dụng điều chỉnh sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển theo định hƣớng của Nhà nƣớc. Một cơ cấu chi hợp lý sẽ phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ của đồng vốn NSNN.

Trong thời gian tới, kiến nghị một cơ cấu chi thƣờng xuyên NSNN cho các cấp học, bậc học theo hƣớng:

+ Hàng năm, tỉnh cần tăng tỷ trọng chi thƣờng xuyên NSĐP cho chi đào tạo trong tổng chi cho giáo dục - đào tạo để giúp tỉnh có nguồn kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá tại địa phƣơng. Trong chi đào tạo, phấn đấu tăng tỷ trọng chi dạy nghề trong tổng chi thƣờng xuyên ngân sách cho giáo dục đào tạo, đảm bảo đến năm 2020 ngân sách đầu tƣ cho đào tạo khoảng 15% tổng chi ngân sách địa phƣơng cho giáo dục đào tạo.

+ Tăng tỷ lệ chi cho giáo dục thƣờng xuyên, học tập cộng đồng. Nhà nƣớc có chế độ, chính sách cụ thể đối với giáo dục cộng đồng để hƣớng tới một xã hội học tập.

+ Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của giáo dục phổ thông, trong thời gian tới tỉnh vẫn cần phải dành ƣu tiên, tăng tỷ lệ % chi giáo dục phổ thông trong tổng chi cho giáo dục đào tạo phù hợp với quy mô phát triển dân số của tỉnh. Trong những năm tới, cần tăng đầu tƣ cho cấp học phổ thông trung học nhằm mục tiêu phổ cập theo định hƣớng phát triển giáo dục đào tạo của cả nƣớc.

107

+ Hoàn thiện cơ cấu theo 4 nhóm mục chi

Cơ cấu nhóm mục chi trong chi thƣờng xuyên ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động thƣờng xuyên diễn ra ở các cơ sở, đơn vị giáo dục.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng II, giai đoạn 2011-2013 phần lớn các khoản chi thƣờng xuyên liên quan đến con ngƣời. Phần chi cho hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đứng trƣớc yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo, cần phải xây dựng một cơ cấu chi theo 4 nhóm mục chi một cách hợp lý.

. Trƣớc mắt, địa phƣơng phải dành nguồn đáp ứng đủ mức chi cho con ngƣời nhằm đảm bảo điều kiện tái tạo sức lao động của thầy cô giáo. Đồng thời, để hạn chế đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến làm tăng chi cho con ngƣời (thừa thiếu giáo viên ở các cấp học hiện nay), các trƣờng nên có kế hoạch rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên hiện có, tinh giản biên chế những giáo viên không đủ điều kiện sức khỏe cũng nhƣ trình độ dạy học, tuyển mới giáo viên phù hợp với nhu cầu giảng dạy tại nhà trƣờng, tránh hiện tƣợng tuyển dụng không phù hợp với nhu cầu, tuyển dụng do quen biết, tuyển dụng do phân bổ chỉ tiêu thi tuyển của Sở Giáo dục Đào tạo.

. Nâng dần tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học trên địa bàn tỉnh. Trong việc mua sắm trang thiết bị dạy học, Sở Giáo dục và Đào tạo cần phải phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan liên quan tổ chức đấu thầu công khai, hạn chế tình trạng bỏ thầu thấp chất lƣợng thiết bị kém. Ngoài ra, việc mua sắm thiết bị dạy học phải dựa trên nhu cầu sử dụng của các trƣờng, tránh hiện tƣợng một số thiết bị mua về không sử dụng dẫn tới lãng phí trong chi tiêu NSNN.

108

. Giảm dần tỷ trọng các khoản chi quản lý hành chính, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách tránh lãng phí

. Hàng năm, cần tăng dần tỷ trọng kinh phí dành cho mua sắm, sửa chữa nhỏ của ngành giáo dục đào tạo để từng bƣớc khắc phục sự xuống cấp trƣờng sở, hƣớng tới tạo cảnh quan sƣ phạm xanh sạch đẹp ở các trƣờng trên địa bàn tỉnh

3.2.2. Tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trong cả ba khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN

Việc áp dụng một chu trình quản lý khoa học sẽ giảm tới mức tối đa những hiện tƣợng tiêu cực trong quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN.

- Đối với khâu lập và phân bổ dự toán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình lập dự toán phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật NSNN. Dự toán phải đƣợc xây dựng chi tiết, sát thực, có tính thực tiễn cao thực sự trở thành căn cứ để các cơ quan chức năng phân bổ dự toán một cách hợp lý. Để làm đƣợc điều đó, trong thời gian tới cần phải thực hiện một số nội dung sau:

+ Cơ quan tài chính yêu cầu các trƣờng học trực thuộc lập dự toán kinh phí cho đơn vị mình phải chi tiết đến từng mục chi theo mục lục NSNN và sát với thực tế nhằm tăng tính khoa học cho dự toán ngân sách năm của đơn vị.

+ Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị, cở sở giáo dục đào tạo phải tổng hợp vào dự toán các nguồn kinh phí thu đƣợc để lại chi theo chế độ và phải có báo cáo thuyết minh cụ thể tình hình sử dụng nguồn thu sự nghiệp của năm trƣớc.

+ Đẩy mạnh công khai dự toán ngân sách cho giáo dục đào tạo thông qua các phƣơng tiện thông tin (trang điện tử của tỉnh, trang điện của Sở Giáo dục và Đào tạo), báo cáo hội nghị ngành (giáo dục đào tạo, ngành tài chính ...) và

109

công khai tại các đơn vị, cơ sở giáo dục nhằm tạo điều kiện cho kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, cơ sở giáo dục phát huy tốt vai trò của mình.

+ Thực hiện chế độ trách nhiệm, nhằm đảm bảo các khoản chi đƣợc thực hiện theo dự toán giao. Đơn vị phải nhận thức đƣợc dự toán là mức chi cao nhất mà đơn vị đƣợc sử dụng trong năm để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

- Khâu điều hành dự toán:

+ Cơ quan Tài chính chủ động về nguồn kinh phí đảm bảo cấp phát kịp thời và đầy đủ cho các trƣờng. Đồng thời chủ động phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc kiểm tra, giám sát các khoản chi đảm bảo chi đúng chính sách, đúng chế độ và theo dự toán đƣợc duyệt.

+ Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ cũng nhƣ đột xuất đối

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 108)