Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 99)

Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua bên cạnh những ƣu điểm, những kết quả đạt đƣợc còn có những tồn tại cần khắc phục:

2.4.2.1. Tồn tại

- Mối quan hệ với giữa các cơ quan (Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở chủ quản) trong mô hình quản lý và cấp phát kinh phí chƣa thống nhất

Trong quản lý tài chính, xây dựng mô hình quản lý phù hợp là việc làm cần thiết nhằm giảm bớt các khâu trung gian, đảm bảo nguồn tài chính đến đúng đơn vị hƣởng, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết. Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công trong việc vận hành của mô hình quản lý chính là mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia vào quá trình quản lý.

Với mô hình quản lý ngân sách giáo dục đào tạo ở Ninh Bình hiện nay đã tạo điều kiện về mặt tài chính giúp ngành giáo dục đào tạo làm tốt hơn công tác chuyên môn. Tuy nhiên, mô hình cũng cho thấy chƣa có sự gắn kết giữa kết quả hoạt động của hệ thống giáo dục đào tạo với hệ thống ngân sách trong tỉnh, còn có sự tách rời vai trò quan lý nhà nƣớc và quản lý ngân sách đối với một số cấp quản lý đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở chủ quản. Sở Giáo dục và Đào tạo chƣa nắm kịp thời, đầy đủ tình hình quản lý ngân sách của các đơn vị giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý cũng nhƣ các đơn vị thuộc các Sở chuyên ngành quản lý. Công tác tổng hợp số liệu báo cáo cơ quản chủ quản Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về các chỉ tiêu tài chính toàn ngành của các huyện cũng nhƣ

92

phân bổ và quyết toán ngân sách, thu chi nguồn học phí, xây dựng, các nguồn khác cho các ngành học gặp rất nhiều khó khăn.

- Công tác xã hội hoá trong giáo dục - đào tạo còn hạn chế

Giáo dục - đào tạo luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tƣơng lai của mỗi ngƣời và của cả xã hội. Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp đƣợc đặt ra. Xã hội hoá giáo dục đào tạo bao gồm nhiều nội dung nhƣng luận văn chỉ xin đề cập công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh đứng trên khía cạnh huy động nguồn lực tài chính đầu tƣ cho ngành.

Là một tỉnh thuần nông, kinh tế xã hội chƣa phát triển nên những năm qua công tác xã hội hoá cho công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Do dân số của tỉnh phần đông là làm nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nên khả năng huy động từ dân cƣ đầu tƣ cho ngành giáo dục đào tạo của tỉnh là không đáng kể (6% tổng chi toàn ngành giáo dục đào tạo). Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số nguồn vốn đầu tƣ của ngành (94%). Bên cạnh đó, tỉnh chƣa có một cơ chế đồng bộ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, gắn đào tạo với quá trình sử dụng lao động sau đào tạo của chính ngƣời tuyển dụng.

- Căn cứ lập và phân bổ dự toán của đơn vị chưa khoa học

+ Nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chƣa coi trọng công tác lập dự toán. Do khả năng ngân sách địa phƣơng còn hạn chế, mặc dù UBND tỉnh đã dành gần 40% chi ngân sách địa phƣơng cho giáo dục đào tạo, song dự toán các đơn vị xây dựng thƣờng cao so với số kiểm tra UBND tỉnh thông báo và khả năng ngân sách, nên việc xây dựng dự toán ở cơ sở còn mang tính

93

hình thức. Bên cạnh đó, cơ sở để xây dựng dự toán chi thƣờng xuyên NSNN chƣa dự đoán hết đƣợc những thay đổi về biên chế, những thay đổi sẽ làm phát sinh tăng kinh phí năm kế hoạch… Ngoài ra, dự toán của các trƣờng lập gửi cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản ngành chƣa chi tiết đến từng mục chi nên trong quá trình chấp hành thƣờng xảy ra tình trạng có mục chi thừa, có mục chi thiếu nên dẫn tới xin điều chỉnh mục chi, điều chỉnh dự toán.

+ Thuyết minh dự toán do các đơn vị lập còn sơ sài, dự toán của các đơn vị cơ sở chƣa đánh giá đƣợc ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình chấp hành dự toán năm trƣớc để làm cơ sở cho xây dựng dự toán năm kế hoạch. Nhiều đơn vị không tổng hợp vào dự toán các nguồn kinh phí thu đƣợc để lại chi theo chế độ nhà nƣớc quy định (học phí, các khoản đóng góp của học sinh...).

+ Việc công khai dự toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn một số huyện cũng nhƣ công khai tại các đơn vị dự toán chƣa thực hiện nghiêm túc.

- Cấp phát kinh phí theo hình thức rút dự toán còn hạn chế

Về cơ bản, công tác điều hành và cấp phát ngân sách cho hoạt động giáo dục đào tạo ở Ninh Bình thực hiện theo Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn. Cơ chế phân công, phân cấp và quản lý điều hành hàng năm của tỉnh đã quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan tham gia vào quá trình điều hành và cấp phát kinh phí cho đơn vị dự toán. Cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính đã phối hợp trong việc cấp phát kinh phí kịp thời và theo đúng dự toán đƣợc duyệt.

Tuy nhiên, công tác điều hành và cấp phát còn một số hạn chế nhƣ: + Cấp phát theo hình thức rút dự toán phải thực hiện phân bổ ngay từ đầu năm. Thực tế trong năm do nhu cầu đột xuất, do tính chất cấp bách của từng nội dung chi nên nhiều đơn vị dự toán phải điều chỉnh cho phù hợp với

94

tiến độ công việc, quy trình phải lặp lại qua nhiều bƣớc, nhiều cơ quan (tài chính, kho bạc) nên đã làm mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến hoạt động của các đơn vị.

+ Cấp phát theo phƣơng thức rút dự toán tại kho bạc nhà nƣớc cũng đã cho thấy: Cùng với những quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, qui trình điều hành, cấp phát ngân sách một mặt đã làm giảm hiệu lực của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản ngành trong quá trình theo dõi, quản lý tình hình tài chính tại các đơn vị, cơ sở giáo dục. Sở Tài chính và các Sở chuyên ngành gặp khó khăn trong việc tổng hợp số liệu từ các đơn vị dự toán.

+ Một số khoản chi từ nguồn kinh phí dự phòng, kinh phí sự nghiệp ngành đến quý IV mới triển khai, nên việc giải ngân dồn vào cuối năm nên thƣờng sử dụng không hết đã làm cho nguồn vốn ngân sách chuyển sang năm sau của các đơn vị tƣơng đối lớn.

- Chất lượng báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo do đơn vị dự toán lập chưa cao.

Xuất phát từ trình độ của cán bộ làm công tác kế toán ở các trƣờng còn nhiều hạn chế cho nên báo cáo quyết toán của các trƣờng còn phải điều chỉnh, sửa chữa, dẫn đến tình trạng một số trƣờng còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán.

Bên cạnh đó, báo cáo quyết toán theo mục lục NSNN thông qua đối chiếu giữa đơn vị sử dụng ngân sách với Kho bạc Nhà nƣớc, giữa cơ quan tài chính với Kho bạc Nhà nƣớc đồng cấp hiện nay mới chỉ đối chiếu theo hợp mục, chƣa chi tiết đến từng mục, tiểu mục nên việc điều chỉnh kinh phí thƣờng diễn ra vào thời điểm cuối năm, trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tổng hợp quyết toán chi NSNN toàn tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt quyết toán năm của địa phƣơng.

95

Ngoài ra, số lƣợng đơn vị, cơ sở giáo dục đào tạo đƣợc duyệt y quyết toán còn hạn chế, chủ yếu mới dùng lại ở khâu tổng hợp báo cáo quyết toán.

- Tỷ lệ chi cho con người trong tổng chi còn cao so với quy định

Theo quy định của Chính phủ, tỷ lệ chi cho con ngƣời trong tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở khung 70/30 đến 80/20. Giai đoạn 2011-2013, trong cơ cấu chi thƣờng xuyên của giáo dục đào tạo, các khoản chi cho con ngƣời còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi (năm 2011 là83,68% , năm 2013 là 84,28%), chi ngoài lƣơng tƣơng ứng là 16,32% vào năm 2011 và 15,72% vào năm 2013. Một số khoản chi ghi vào chi ngoài lƣơng nhƣng lại liên quan đến con ngƣời nên thực tế tỷ lệ chi cho con ngƣời còn cao hơn nhiều. Điều này đã dẫn đến chi phí cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy trong giáo dục có xu hƣớng giảm xuống ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy và học ở nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục, ảnh hƣởng đến tiến trình phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng và phát triển. kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

Ngoài ra, trong quản lý các khoản chi cho con ngƣời việc quản lý quỹ tiền lƣơng cũng đang còn một số hạn chế. Biên chế của các đơn vị, cơ sở giáo dục đang thực hiện theo chế độ định biên và tổng quỹ lƣơng phụ thuộc vào biên chế đƣợc duyệt và hệ số lƣơng ngạch bậc, những khoản có tính chất lƣơng cũng đƣợc bố trí tăng theo mức tăng của tổng lƣơng ngạch, bậc. Cơ chế này đã không khuyến khích các đơn vị, cơ sở giáo dục tổ chức công việc hiệu quả. Ngoài ra, việc bố trí khoản kinh phí ngoài lƣơng lại lấy biên chế làm căn cứ tính toán đã làm cho nhiều đơn vị muốn tăng biên chế mà không căn cứ vào nhu cầu công việc. Bộ máy cồng kềnh mà hiệu quả hoạt động lại không cao đã làm giảm hiệu quả đầu tƣ từ chi thƣờng xuyên NSNN cho ngành.

- Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo chưa triệt để

96

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Tỉnh Ninh Bình đã triển khai giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh, trong đó có các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Một số đơn vị đã sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, chủ động bố trí, sắp xếp lao động trong đơn vị mình. Tuy nhiên nhiều đơn vị chƣa coi trọng việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng quy chế chi tiêu chƣa hoàn chỉnh. Kết quả kiểm toán tại một số cơ sở đào tạo trong tỉnh cho thấy: hầu hết các đơn vị hạch toán chƣa cụ thể nguồn phí, lệ phí với các khoản chi phí dẫn tới không thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nƣớc. Ở nhiều đơn vị ngành giáo dục tuy đƣợc giao tự chủ một phần về tài chính song kết cấu nguồn thu (chủ yếu là học phí), sau khi trừ chi phí để làm lƣơng và chi cho các hoạt động giảng và dạy, phần còn lại để bổ sung hoạt động chiếm tỷ lệ thấp.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nhƣ số lƣợng đơn vị quản lý lớn, đa dạng; hệ thống các văn bản chế độ thƣờng xuyên thay đổi …còn có các nguyên nhân chủ quan nhƣ :

- Thứ nhất: Cán bộ tài chính ở các đơn vị còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng

Con ngƣời là chủ thể của mọi quá trình quản lý. Hiệu quả của quản lý chi NSNN phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và đạo đức nghề nghiệp của những ngƣời tham gia quản lý tài chính đƣợc bố trí ở các phòng ban thuộc các sở và cũng nhƣ phòng nghiệp vụ ở huyện. Hiện nay, trình độ chuyên môn nhiều cán bộ tài chính ở các đơn vị cơ sở nhất là kế toán ở các trƣờng học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý tài chính. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh thiếu khoảng 280 nhân viên có chuyên môn kế toán; chủ yếu là ở khối giáo dục tiểu học và ở các trƣờng mầm non công lập. Một số trƣờng đã giao công tác kế toán cho một số giáo viên cao tuổi hoặc giáo viên

97

yếu kém về trình độ chuyên môn đảm nhận, một số trƣờng cán bộ làm nhiệm vụ kiêm nhiệm. Trong số cán bộ kế toán trƣờng học, chỉ có khoảng 72% cán bộ có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản của công tác tài chính. 28% cán bộ còn lại chỉ có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán đơn giản. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ kế toán ở các trƣờng học không có khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính hành chính sự nghiệp vào công tác kế toán. Công tác kế toán tài chính vẫn thực hiện thủ công, công tác lƣu trữ hồ sơ rất hạn chế đã làm cho công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị mất rất nhiều thời gian.

- Thứ hai: Nhận thức giữa quản lý ngành và quản lý tài chính của cán

bộ làm công tác quản lý giáo dục đào tạo còn hạn chế

Thời gian qua, lãnh đạo quản lý ngành giáo dục đào tạo nhận thức chƣa đầy đủ về Luật NSNN, cơ chế phân công, phân cấp quản lý và điều hành ngân sách. Nhiều lãnh đạo ngành giáo dục đào tạo cho rằng Sở Tài chính cấp phát trực tiếp nên việc quản lý tài chính phải do Sở Tài chính đảm nhiệm, không có sự phối kết hợp giữa Sở Tài chính và các Sở chủ quản. Đối với một số nhiệm vụ chi bổ sung có mục tiêu qua huyện thì công tác quản lý chƣa thực sự hiệu quả do huyện nhận thức đây là việc chi hộ cho tỉnh.

- Thứ ba: Tin học hoá trong quản lý tài chính trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai đồng bộ

Áp dụng tin học trong quản lý tài chính là một yêu cầu cần thiết nhằm giảm bớt những thủ tục hành chính cho đơn vị dự toán, hạn chế chế độ báo cáo bằng giấy tờ, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý trong việc khai thác dữ liệu phục vụ cho công việc quản lý đƣợc kịp thời.

Hiện nay, việc nối mạng giữa Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh đã đƣợc triển khai nhƣng mới chỉ phục vụ tốt cho việc khai thác dữ liệu thu

98

ngân sách nhà nƣớc. Việc khai thác các dữ liệu tổng hợp về chi thƣờng xuyên NSNN nói chung, chi của ngành giáo dục đào tạo nói riêng Sở Tài chính gặp rất nhiều khó khăn do tính phức tạp của các khoản chi, trình độ của ngƣời làm kế toán tại Kho bạc Nhà nƣớc chƣa cao nên nhiều khoản chi kho bạc nhà nƣớc hạch toán nhầm mục, tiểu mục, nhiều khoản chi tạm ứng lại hoạch toán vào chi NSNN... Việc nối mạng máy tính giữa Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh với Kho bạc huyện đến nay hầu hết chƣa đƣợc triển khai. Việc tổng hợp số liệu mang tính thủ công, mất nhiều thời gian và thƣờng thiếu chính xác.

99

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu quản lý chi thƣờng xuyên cho giáo dục và đào tạo Ninh Bình giai đoạn 2014-2020

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2014-2020

Nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lƣờng. Trong thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhƣng những căng thẳng xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)