Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 50)

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở cực nam châu thổ sông Hồng, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, Nam Định nổi lên với một ấn tƣợng không bao giờ phai trong lòng mỗi ngƣời dân đất Việt, đó là truyền thống văn hiến, là “đất học”. Từ vùng quê mang đậm nét của nền văn minh lúa nƣớc, đã sản sinh ra nhiều danh nhân mà đặc trƣng ở mỗi con ngƣời này là “Tài cao, học rộng”. Khó có thể kể hết

43

những trạng nguyên, bảng nhãn, tiến sĩ, những danh nhân văn hoá xuất thân từ miền quê này.

Để đảm bảo phát triển giáo dục đào tạo, tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh đổi mới từ cơ chế, chính sách tài chính, phát huy nguồn lực xã hội đầu tƣ, tăng cƣờng công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo thông qua một số giải pháp sau:

Thứ nhất, về quy mô đầu tƣ cho giáo dục đào tạo đã đảm bảo nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục đào tạo đạt tỷ lệ 20% tổng chi NSNN. Nguồn tài chính đầu tƣ từ chi thƣờng xuyên NSNN cho các cơ sở giáo dục đào tạo ƣu tiên chi cho đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng lớp, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện điều hành chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo luôn đảm bảo đƣợc tính công khai, minh bạch đồng thời thực hiện đúng chu trình quản lý NSNN và quy định của Luật NSNN.

Thứ ba, xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thƣờng xuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục đào tạo dựa trên những yêu cầu nhƣ: đảm bảo tính công bằng bình đẳng trong thụ hƣởng dịch vụ giáo dục đào tạo, dự báo về số lƣợng học sinh, nhu cầu đầu tƣ cơ sở vật chất giáo dục. Đồng thời, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhu cầu đƣợc cung cấp dịch vụ công cộng của ngƣời dân và khả năng thu thực tế của ngân sách, phù hợp với đặc điểm của các vùng, miền.

Thứ tƣ, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nƣớc (Tài chính, Kho bạc nhà nƣớc) đối với việc thực hiện chi tiêu, thanh quyết toán tại các cơ sở giáo dục đào tạo theo đúng định mức, chế độ Nhà nƣớc quy định

44

Thứ năm, các cơ sở giáo dục đào tạo khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đƣợc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chi thƣờng xuyên, khuyến khích các đơn vị thực hiện tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên.

Hiệu quả công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo của tỉnh Nam Định đƣợc thể hiện ở quy mô và chất lƣợng giáo dục đào tạo phát triển toàn diện vững chắc

Tính đến tháng 7-2013, toàn tỉnh có 536 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, tăng 53 trƣờng so với năm học trƣớc. trong đó: 123 trƣờng mầm non, 283 trƣờng tiểu học (73 trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), 115 trƣờng trung học cơ sở (THCS) và 15 trƣờng trung học phổ thông (THPT). Hàng năm, số lƣợng giáo viên ở các cấp học đều tăng, năm 2013 toàn tỉnh có hơn 7.000 giáo viên mầm non, 6.000 giáo viên tiểu học, 5,5 nghìn giáo viên THCS và 4.200 giáo viên THPT, giáo dục thƣờng xuyên (GDTX).

Giáo dục mầm non ổn định và phát triển. giáo dục phổ thông ngày càng khẳng định vị thế của một trong những trung tâm có truyền thống về dạy và học. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm học 2011-2012, toàn tỉnh đạt 99,93% (trong đó: loại giỏi: 2,45%, loại khá: 27,98%), tăng 0,15% so với năm học 2010-2011. Nam Định tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về kết quả thi tốt nghiệp. Công tác phát hiện, bồi dƣỡng học sinh giỏi đƣợc quan tâm, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa, Nam Định dẫn đầu toàn quốc về số lƣợng và chất lƣợng giải với 81/84 học sinh đoạt giải (đạt 96,4%). Trong đó có 3 học sinh đƣợc Bộ chọn tham gia đội tuyển học sinh giỏi của Việt Nam dự thi quốc tế (1 em dự thi Olympic Toán học, 2 em dự thi Olympic Sinh học) và 1 học sinh dự thi Olympic Vật lý khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Ở khối giáo dục chuyên nghiệp, toàn tỉnh có 30.593 sinh viên vào học các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề với các hình thức tập trung, bồi dƣỡng và liên thông.

45

Bên cạnh đó còn một số tồn tại, yếu kém trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục- đào tạo cũng nhƣ quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo ở Nam Định nhƣ:

+ Mô hình quản lý cấp phát nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên cho các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc khối huyện thông qua hình thức cấp uỷ quyền từ ngân sách tỉnh. Khi đó chi thƣờng xuyên NSNN cho các đơn vị này đƣợc Sở Tài chính cấp uỷ quyền qua các Phòng Tài chính huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có nhƣợc điểm: Đối với các đơn vị dự toán cấp uỷ quyền qua huyện, thành phố nếu Sở Tài chính không thực hiện sự kiểm kê, kiểm soát đầy đủ sẽ không nắm đƣợc kết quả sử dụng ngân sách tại các đơn vị. Công tác tổng hợp số liệu báo cáo gặp khó khăn vì Sở Tài chính phải tổng hợp báo cáo qua các Phòng Tài chính kế hoạch huyện, thành phố. Ngoài ra, cấp huyện, thành phố không thực sự quan tâm đến quản lý nguồn kinh phí vì cho là làm hộ tỉnh.

+ Quy mô giáo dục tăng nhanh nhƣng chất lƣợng giáo dục còn thấp so với yêu cầu; Một số trƣờng dân lập, tƣ thục còn gặp khó khăn, chất lƣợng đầu vào, đầu ra vẫn còn thấp làm cho dƣ luận hiểu sai về các trƣờng dân lập, tƣ thục, hệ quả là khó tuyển sinh; Tuy nhiên, khó khăn mà tỉnh này đề cập đến nhấn mạnh vào vấn đề xây dựng cơ sở vật chất, nhiều trƣờng chƣa có phòng thí nghiệm đạt chuẩn nên việc thực hành sau giờ lý thuyết còn rất hạn chế; Thƣ viện trƣờng chƣa có phòng đọc cho học sinh; lƣợng sách tham khảo còn thiếu.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 50)