Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 53)

Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía Tây đồng bằng sông Hồng. Trong những năm qua, Hòa Bình đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ cho giáo dục- đào tạo, công tác quản lý tài chính luôn đƣợc các cơ quan chức năng thƣờng xuyên quan tâm thực hiện do đó việc sử dụng nguồn

46

kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo tại các cơ sở giáo dục đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

- Về quy mô đầu tƣ chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo năm sau cao hơn năm trƣớc và đƣợc chú trọng hơn so với những lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Chi ngân sách cho giáo dục- đào tạo từ năm 2010 đến năm 2012 chiếm trên 23% so với tổng chi NSNN. Tỉnh ƣu tiên chi đầu tƣ phát triển, chú trọng đầu tƣ tới cơ sở vật chất và các vấn đề cấp bách về giáo dục nhƣ: xóa mù chữ, đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên. Chi thƣờng xuyên ngân sách của tỉnh cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo liên tục tăng lên các năm.

- Về thực hiện chế độ quản lý ngân sách Nhà nƣớc đã đƣợc đổi mới theo yêu cầu phân cấp trong Luật ngân sách; 100% cơ quan Sở và các đơn vị, trƣờng học chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng tài sản, tài chính công. Các đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành quy trình ngân sách trong các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.

- Về công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo: Hàng năm, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nƣớc và cơ quan chủ quản thành lập các đoàn đi kiểm tra xét duyệt quyết toán tra các cơ sở giáo dục đào tạo. Ngoài việc kiểm tra các đơn vị về chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức, hệ thống sổ kế toán, báo cáo quyết toán, công tác hạch toán kế toán, Đoàn tập trung kiểm tra một số nội dung: Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đƣợc cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng nội dung chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm); Việc mua sắm, quản lý và sử lý tài sản, việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản; Việc thực hiện cải cách tiền lƣơng từ nguồn thu đƣợc để lại đơn vị; Việc thực hiện công khai tài chính, kết quả thực hiện quyền tự chủ,

47

tự chịu trách nhiệm về tài chính và việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán tại các đơn vị. Qua việc xét duyệt và thẩm định quyết toán đã hƣớng dẫn và yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc về việc quản lý, sử dụng tài sản, chính sách chế độ tài chính, kế toán. Đề xuất, kiến nghị và đƣa ra các biện pháp khắc phục đối với các trƣờng hợp còn tồn tại, hạn chế trong khi thực hiện

- Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ, Hòa Bình đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho hầu hết các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, các cơ sở giáo dục đƣợc giao quyền tự chủ đã chủ động sử dụng kinh phí thƣờng xuyên NSNN giao để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời trên cơ sở quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động giáo dục, phát triển nguồn thu. Các cơ sở giáo dục đã mở rộng hoạt động, khai thác nguồn thu sự nghiệp: Số thu của các cơ sở giáo dục giao tự chủ tăng lên so với dự toán. Nguồn thu từ học phí và đóng góp xây dựng của các cơ sở giáo dục ngày càng tăng, góp phần cải thiện cơ sở vật chất và bổ sung thêm kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục.

- Sở Tài chính đã hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng các giải pháp tiết kiệm chi nhƣ: Hạn chế tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, tổng kết; Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tƣ, văn phòng phẩm, thực hiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng hƣớng dẫn để tăng cƣờng quản lý và điều hành thu, chi tài chính. Nhiều đơn vị tiết kiệm chi 2- 5% góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Các cơ sở giáo dục công lập đã tự chủ huy động nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp, tăng cƣờng đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động giáo dục đào tạo phù hợp với chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao

48

- Về tình hình giáo dục và đào tạo, hàng năm, toàn tỉnh có từ 98 - 99,8% học sinh đến trƣờng; huy động 70% trẻ mầm non ra lớp; tỷ lệ hoàn thành chƣơng trình tiểu học hàng năm đạt 99%, tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp THCS đạt 99%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97%.

Giáo dục mũi nhọn tiếp tục đƣợc khẳng định; qua 21 lần tham dự học sinh giỏi quốc gia, tỉnh đoạt 1.001 giải. Năm 1995, tỉnh Hòa Bình đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc về phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ; năm 2003, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2005, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Bên cạnh đó, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên phát triển nhanh cả về số lƣợng, chất lƣợng; cơ sở vật chất trƣờng lớp đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ theo hƣớng chuẩn hoá (phòng học kiên cố chiếm 73,3%). Công tác giáo dục đối với con em dân tộc tiếp tục đƣợc chăm lo. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 đã và đang đƣợc đầu tƣ quan tâm đặc biệt.

Để đạt đƣợc những kết quả trên, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phƣơng. Phân định công tác quản lý nhà nƣớc với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Làm tốt công tác tham mƣu với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, tăng cƣờng phối hợp với các ngành, đoàn thể đảm bảo các điều kiện cho nhu cầu phát triển giáo dục- đào tạo.

- Ƣu tiên chi đầu tƣ phát triển, chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất và các vấn đề cấp bách về giáo dục

49

- Hạn chế đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến làm tăng chi cho con ngƣời (thừa thiếu giáo viên ở các cấp học).

- Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi quản lý hành chính nhƣ hội nghị, tiếp khách, xăng xe... ngay từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán ngân sách.

- Các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nƣớc và cơ quan chủ quản đã phối kết hợp tốt trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo.

Bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, tỉnh còn gặp một số hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp tài chính thúc đẩy giáo dục- đào tạo phát triển nhƣ:

- Các quyền chủ động cơ sở giáo dục công lập còn hạn chế, đặc biệt là quyền quyết định về nhân sự chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các cơ quan có thẩm quyền.

- Tỉnh chƣa tích cực phổ biến hƣớng dẫn, chƣa có biện pháp đôn đốc, kiểm tra thƣờng xuyên các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

- Tỉnh đã chú trọng triển khai chính sách ƣu đãi về tài chính nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục ngoài công lập ra đời và phát triển. Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế khuyến khích và quản lý tài chính với cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả chƣa cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 1 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Các chính sách hỗ trợ đầu tƣ chƣa rõ ràng nên các nhà đầu tƣ chƣa mạnh dạn góp vốn.

- Công tác kế toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo tại một số đơn vị còn tồn tại, hạn chế nhƣ: Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chƣa bám sát các quy định, một số nội dung chƣa cụ thể; Trích lập các quỹ chƣa đúng quy định; mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định còn thiếu thủ tục; việc mở sổ kế

50

toán, ghi chép kế toán chƣa đầy đủ, có trƣờng hợp hạch toán, quyết toán chƣa đúng quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 53)