Nội dung công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 32)

1.3.2.1. Yêu cầu của công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Trong điều kiện mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, công tác kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chính sách và cơ chế kiểm soát chi phải làm cho hoạt động của NSNN đạt hiệu quả cao, tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng làm cho NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN của chính quyền các cấp. Vì vậy, chính sách và cơ chế kiểm soát chi phải quy định rõ ràng các điều kiện, trình tự và các quy trình cụ thể để cơ quan tài chính thực hiện cấp phát kinh phí trên cơ sở dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao. Kho bạc trực tiếp thực hiện chi, trả các khoản chi NSNN cho các đơn vị thụ hƣởng đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc.

- Công tác kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều bƣớc, từ lập dự toán, phân bổ dự toán đến cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán NSNN. Một quy trình có liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, vì vậy, kiểm soát chi NSNN phải đƣợc tiến hành từng bƣớc chặt chẽ có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh trƣờng hợp đƣa đơn vị sử dụng NSNN vào tình trạng không thể thực hiện đƣợc, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả của nhiệm vụ chuyên môn mà Nhà nƣớc đã giao cho.

21

- Đối với tổ chức bộ máy kiểm soát chi phải theo hƣớng "một cửa" đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các đơn vị sử dụng kinh phí trong quá trình thực hiện chi, để tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, giám sát lẫn nhau trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

- Công tác kiểm soát chi NSNN phải đƣợc thực hiện đồng bộ và nhất quán, từ khâu lập, chấp hành đến khâu quyết toán ngân sách; đồng thời, có sự thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác nhƣ chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách bình ổn giá cả thị trƣờng...

1.3.2.2. Nội dung công tác KSC NSNN qua KBNN

KSC NSNN qua KBNN là việc KBNN tiến hành thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phƣơng pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi của NSNN.

Nội dung KSC NSNN của KBNN bao gồm[6]:

Thứ nhất, kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi NSNN; Thứ hai, kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp về con dấu và chữ ký của Thủ

trƣởng và Kế toán ĐVSDNS;

Thứ ba, kiểm tra, kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm:

- Đã có trong dự toán chi NSNN hàng năm đƣợc giao. Dự toán chi NSNN của các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do ĐVSDNS lập và cơ quan có thẩm quyền duyệt. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, trong dự toán phải ghi rõ các nguồn thu của đơn vị đƣợc sử dụng và phần hỗ trợ của NSNN; các khoản chi phải theo nhóm mục của mục lục NSNN. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra kết quả lập và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị. Nếu có sự sai lệch so với nội dung dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại.

22 - Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức:

Định mức tiêu chuẩn chi là giới hạn tối đa các mức chi tiêu cho một mục đích cụ thể của đơn vị sử dụng NSNN đƣợc cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành. Định mức tiêu chuẩn chi là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch dự toán chi NSNN hàng năm và là căn cứ để kiểm soát chi NSNN[6].

+ Định mức tiêu chuẩn sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc là những định mức do cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành áp dụng cho tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc (nhƣ định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng của Bộ xây dựng, định mức chi hội nghị, công tác phí; định mức về sử dụng ô tô con, điện thoại của Bộ Tài chính…).

+ Định mức tiêu chuẩn sử dụng trong phạm vi ngành, địa phƣơng (nếu đƣợc Chính phủ cho phép hoặc có sự thoả thuận của Bộ chức năng) thì loại định mức tiêu chuẩn này đƣợc cơ quan có thẩm quyền của ngành, địa phƣơng ban hành để đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù của ngành kinh tế hoặc địa phƣơng.

Những khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn thì dự toán ngân sách của các đơn vị phải tuân theo định mức tiêu chuẩn đó và KBNN căn cứ vào tiêu chuẩn định mức để kiểm soát khi cấp phát thanh toán cho các đơn vị sử dụng NSNN. Những khoản chi chƣa có tiêu chuẩn định mức đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì KBNN căn cứ dự toán đƣợc cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sử dụng ngân sách phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát[6].

- Đã đƣợc chuẩn chi: Chuẩn chi là đồng ý chi, cho phép chi hoặc quyết định chi trong quản lý và điều hành NSNN. Khi thẩm định hồ sơ thanh toán, KBNN phải kiểm soát việc quyết định chi của chủ tài khoản đối với bất kỳ khoản chi nào hay gọi là kiểm tra lệnh chuẩn chi. Thẩm quyền chuẩn chi phải là ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền (gọi chung là chủ tài khoản) đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các chủ tài khoản phải đăng ký chữ ký bằng tay, mẫu dấu cơ quan, đơn vị và

23

các văn bản pháp lý chứng minh quyền lực (quyết định đề bạt, văn bản uỷ quyền) với cơ quan KBNN nơi giao dịch. Giấy rút dự toán phải ghi rõ ràng, đầy đủ các yếu tố theo đúng mẫu quy định. Đối với các khoản chi đƣợc cơ quan tài chính cấp trực tiếp bằng "Lệnh chi tiền"; với cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo quy định. KBNN có trách nhiệm thanh toán, chi trả cho đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong "Lệnh chi tiền" của cơ quan tài chính[6].

- Các khoản chi phải có đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ. Mỗi khoản chi đều phải có các loại hồ sơ, chứng từ theo mẫu chứng từ quy định. KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trƣớc khi cấp phát, thanh toán kinh phí NSNN cho ĐVSDNS[6].

Ngoài những nội dung trên, trong quá trình KSC NSNN qua KBNN cần thực hiện một số yêu cầu nhƣ: Trƣờng hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tƣ sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phƣơng tiện làm việc phải thực hiện đúng các quy định về hình thức đấu thầu, chọn nhà thầu phù hợp hoặc phải thẩm định giá theo quy định; Các khoản chi có tính chất thƣờng xuyên đƣợc chia đều cho 12 tháng trong năm để chi, các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thƣờng xuyên khác phải thực hiện theo dự toán năm.

1.3.2.3. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Khi kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải đƣợc KBNN kiểm

24

trong dự toán NSNN đƣợc phân bổ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã đƣợc Thủ trƣởng ĐVSDNS hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi.[6]

Nguyên tắc thứ hai, mọi khoản chi NSNN đƣợc hạch toán bằng đồng

Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động đƣợc quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định [6].

Nguyên tắc thứ ba, trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi [6].

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 32)