4.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định cơ chế KSC NSNN qua KBNN theo hướng thống nhất, phù hợp với thực tiễn.
- Bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Sửa theo hƣớng: về dự toán NSNN: Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu dự toán (cả phân bổ và điều chỉnh) sang KBNN theo chƣơng trình thống nhất để KBNN thực hiện. Quy trình phân bổ dự toán NSNN đƣợc thực hiện từ trên xuống, cụ thể dự kiến nhƣ sau: Quản lý các danh mục tổ hợp tài khoản sử dụng để phân bổ ngân sách, quản lý danh mục các mã dự toán, mã tổ chức dự toán, quy trình điều chỉnh dự toán và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; quản lý các quy trình tạo và nhập dự toán vào hệ thống, bao gồm quy trình tạm cấp kinh phí, quy trình nhập dự toán ngân sách đƣợc Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định vào hệ thống, quy trình phân bổ dự toán theo chức năng, quy trình này đƣợc phân bổ từ trên xuống, quy trình điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình ứng trƣớc dự toán.
92
Nhƣ vậy, KBNN phải có chƣơng trình thống nhất để quản lý toàn bộ dự toán từ cấp 0: Quốc hội, HĐND các cấp đến đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3… đơn vị sử dụng NSNN. Hiện nay chỉ quản lý ở đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN, tại KBNN nơi đơn vị giao dịch.
- Cần chú ý tính đồng bộ và kịp thời khi ban hành các bộ luật và các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đƣa ra các phán quyết đúng đắn nhất, thực sự đƣa luật đi vào cuộc sống.
- Hiện nay chúng ta có rất nhiều hình thức KSC NSNN , theo đó là nhiều cơ chế kiểm soát khác nhau , với quá nhiều văn bản , chế độ đi theo để điều chỉnh. Trong một đơn vị sử dụng NSNN cũng có nhiều hình thức KSC khác nhau. Do đó gây khó khăn cho đơn vị và cho KBNN trong quá trình thực hiện chi và KSC NSNN. Đề nghị thống nhất lại thành ba loại chế độ KSC thƣờng xuyên NSNN nhƣ sau:
+ Xây dựng cơ chế KSC thƣờng xuyên thống nhất cho đơn vị không khoán. + Xây dựng cơ chế KSC thƣờng xuyên thống nhất cho đơn vị khoán. + Ngân sách quốc phòng, an ninh, ngân sách đảng xây dựng cơ chế KSC đặc biệt. Quy định rõ những khoản kinh phí không có tính bảo mật nên kiểm soát theo hình thức thƣờng xuyên.
- Các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cần tập trung xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, đảm bảo phù hợp với thực tế, phù hợp với khả năng của ngân sách để làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán ngân sách; đồng thời làm căn cứ sử dụng, quản lý và kiểm soát chi ngân sách. Trong quá trình hoàn chỉnh các chế độ về quản lý chi tiêu ngân sách cần thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp xây dựng, ban hành chế độ, định mức chi; cần xác định rõ
93
những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nào áp dụng thống nhất trong cả nƣớc; những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nào HĐND tỉnh, Thành phố đƣợc quyền quyết định. Từ đó, vừa đảm bảo tính phù hợp của chế độ, vừa tăng cƣờng quyền và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quản lý và điều hành ngân sách cấp mình; đồng thời sẽ góp phần khắc phục sự không đầy đủ hay sự lạc hậu của chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện nay.
- Bổ sung, sửa đổi các văn bản quy định chế độ, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nƣớc.Cụ thể:
+ Đối với các khoản thường xuyên thuộc nhóm chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi khác: cần quy định đơn vị phải cung cấp đầy đủ
hồ sơ, chứng từ để Kho bạc kiểm soát chi, không thực hiện kiểm soát theo bảng kê chứng từ chi nhƣ hiện nay nhằm tránh tình trạng đơn vị lợi dụng để thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, định mức hay những khoản chi không đúng với thực tế phát sinh.
+ Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản: Cần phải có quy định cụ thể tính chất
sửa chữa nhƣ thế nào, giá trị bao nhiêu thì đƣợc xem là sửa chữa nhỏ hay giá trị bao nhiêu thì đƣợc xem là sửa chữa lớn vì thủ tục kiểm soát chi đối với hai nội dung chi này là hoàn toàn khác nhau. Đồng thời quy định rõ hồ sơ, thủ tục thanh toán đối với các khoản chi về xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn các công trình có tính chất xây dựng.
- Bộ Tài chính cần có văn bản quy đi ̣nh chă ̣t chẽ để ha ̣n chế viê ̣c ghi thu , ghi chi . Chỉ thực hiện ghi thu , ghi chi đối vớ i nhƣ̃ng khoản đóng góp bằng hiê ̣n vâ ̣t và ngày công lao đô ̣ng của các tổ chƣ́c , cá nhân, nhƣ̃ng khoản đóng góp bằng tiền nhất thiết phải đƣợc nộp vào tài khoản tại Kho bạc và chịu sự kiểm soát chi qua Kho ba ̣c.
- Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm đi ̣nh dƣ̣ án đối với các dự án đầu tƣ: Một trong những nguyên nhân gây thất thoát lãng phí rất lớn trong các dự
94
án đầu tƣ trong thời gian qua là do chủ trƣơng đầu tƣ , quyết định đầu tƣ sai , không tính toán chính xác hiệu quả dự án mang lại . Có dự án rất cần thiết thì không đầu tƣ, có dự án không thực sự cần thiết lại đầu tƣ. Có những cơ quan biên chế chỉ vài ngƣời nhƣng trụ sở rất hoành tráng , có nhiều công trình sử dụng không hết công suất, xây dựng không đúng quy hoạch, mới xây xong đã đập phá… làm lãng phí ngân sách Nhà nƣớc . Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ trung và dài hạn phải căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc; dự án đầu tƣ phải đƣợc tính toán dựa trên những căn cứ khoa học để đảm bảo tính hiệu quả cao; đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của huyê ̣n.
- Việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ hàng năm phải đảm bảo các nguyên tắc:
Thứ nhất: chỉ đƣa vào kế hoạch đầu tƣ hàng năm những dự án đã có đầy
đủ thủ tục đầu tƣ theo quy định (có quyết định đầu tƣ, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán…) và khi đã xác định chắc chắn có đủ nguồn vốn đầu tƣ.
Thứ hai: xây dựng kế hoạch đầu tƣ hàng năm theo dự án đã đƣợc duyệt.
Việc bố trí vốn đầu tƣ phải đảm bảo tập trung, không dàn trải để đáp ứng tiến độ thi công theo dự án đƣợc duyệt. Tôn trọng và thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc này không những là điều kiện đảm bảo đầu tƣ có hiệu quả, mà còn là giải pháp để xoá bỏ tình trạng có dự án đã ghi kế hoạch vốn mà không thể giải ngân, có công trình thiếu vốn dẫn đến nợ nần dây dƣa, hoặc thƣờng xuyên phải điều chỉnh , điều chuyển nguồn vốn ... gây khó khăn cho KBNN trong giải ngân vốn.
4.2.1.2. Quy định lại trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trong quản lý, kiểm soát ngân sách nhà nước.
Mặc dù đã có văn bản quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN, tuy nhiên việc phân định này còn chƣa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp, chồng
95
chéo. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVSDNS đến đâu trong quá trình quản lý, kiểm soát các khoản chi NSNN thì chƣa đƣợc các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền nhƣ: Công an, Kiểm toán nhà nƣớc, thanh tra nhà nƣớc, thanh tra chuyên ngành,... phát hiện có vi phạm pháp luật tại ĐVSDNS trong quản lý, chi tiêu NSNN, mặc dù các khoản chi đó đƣợc KBNN kiểm soát.
Vì vậy, cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN.
4.2.1.3. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ bộ máy kiểm soát chi của KBNN.
- Luật NSNN sữa đổi đã đặt hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc trƣớc những yêu cầu mới, đòi hỏi phải hoàn thiện nhanh chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ kịp thời sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện đƣợc điều này, hệ thống Kho bạc phải tham gia quản lý quỹ NSNN với tƣ cách là một công cụ trong hệ thống tài chính, chứ không phải chỉ đơn thuần là cơ quan "xuất, nhập và giữ gìn công quỹ". Trong giai đoạn đầu, khi cơ chế quản lý mới chƣa thực hiện ngay đƣợc, thì cần phải có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ chế quản lý chi và kiểm soát chi thực hiện có hiệu quả khi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhƣ KBNN, Tài chính và đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhà nƣớc. Với mục tiêu chung của toàn ngành trong thời gian tới là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng đó là: quản lý quỹ NSNN và
96
các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ ; tổng kế toán nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng năng lực , hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.
- Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS. Từng bƣớc thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, thống nhất quy trình và tập trung đầu mối kiểm soát chi. Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát, thực hiện kiểm soát chi NSNN một cửa và xây dựng chuẩn ISO 9001 - 2000, tiến tới áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử.