7. Kết cấu của Đề tài
2.4.3. Những tồn tại và Nguyên nhân trong việc thu hút, sử dụng ODA
đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Hệ thống theo dõi và đánh giá việc sử dụng ODA của Việt Nam đã được thể chế hóa với sự ra đời của Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Thông tư 04/2007/TT-BKH với những khuôn khổ thể chế cần thiết để thiết lập hệ thống theo dõi từ cấp dự án đến cấp quốc gia. Cùng với sự ra đời của Thông tư số 22/2010/TT-BKH về định mức chi tiêu đối với theo dõi và đánh giá dự án đầu tư công và Thông tư số 23/2010/TT-BKH về tiêu chí đối với những người hành nghề tư vấn về theo dõi và đánh giá đã bổ sung những hành lang pháp lý quan trọng nhằm giúp khai thông những khó khăn căn bản về mặt tài chính và con người cho công tác theo dõi và đánh giá ODA. Sự ra đời của công cụ theo dõi cấp dự án (AMT) và công cụ theo dõi danh mục đầu tư cấp cơ quan chủ quản (PMT) đã đánh dấu một bước tiến trong việc cung cấp nền tảng kỹ thuật giúp vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá ODA tại Việt Nam.
2.4.3. Những tồn tại và Nguyên nhân trong việc thu hút, sử dụng ODA ODA
Một là Số lượng Nhà tài trợ song phương cũng như đa phương của Ngành còn rất hạn chế.
Nguyên nhân: Do hầu hết các Nhà tài trợ khi xem xét cung cấp vốn ODA đều đưa ra điều kiện ràng buộc về sử dụng tư vấn cũng như điều kiện mua sắm thiết bị, dẫn đến khả năng kiểm soát nguồn vốn tài trợ của chủ dự án khó khăn, chi phí tư vấn lớn, giá cả thiết bị mua sắm cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Cụ thể là dự án phát triển mạng Viễn thông nội tỉnh các tỉnh phía bắc, do ảnh hưởng quá nhiều bởi sự can thiệp của nhà tài trợ Pháp nên nhiều điểm khó thống nhất đặc biệt là phần giá cả thiết bị đưa ra quá cao so với mặt bằng giá thầu quốc tế làm cho việc công việc tiếp nhận vốn bị trì hoãn, kéo dài.
Hai là Nhận thức chưa cao về Nguồn vốn ODA
Nguyên nhân: Một số cán bộ dự án của Ngành chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, coi vốn ODA là thứ cho không, là nguồn viện trợ không hoàn
trả nợ, Chỉnh phủ vay, Chính phủ trả nợ, do vậy thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này. Một số cán bộ của Ngành Viễn thông hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chưa thực sự có tình thần tận tuỵ với công việc, không có ý thức tìm tòi xử lý phát sinh trong các việc lập dự toán, thiết kế thi công, đánh giá kết quả đấu thầu, thanh toán, đặc biệt trong khâu bám sát (đơn vị, cá nhân) liên quan đến tiến độ dự án.
Ba là Thủ tục hành chính chưa được hài hòa, rườm rà phức tạp
Nguyên nhân:Việc phải tuân thủ cả thủ tục trong nước cũng như thủ tục của Nhà tài trợ đã khiến cho quá trình trình phê duyệt dự án phải qua nhiều khâu, nhiều bước phức tạp dẫn đến sự chậm trễ, ảnh hưởng đến thu hút vốn như dự án JBIC quy định dự án đưa vào danh mục ODA của từng năm tài chính cụ thể phải có báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, tức là phải có quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc chưa có đủ hướng dẫn cụ thể của Chính phủ trong việc thẩm định, phê duyệt và triển khai đối với loại hình dự án mới mà Bộ Tài chính đang chủ trì triển khai theo cách thức Chính phủ đứng ra đi vay và cho các doanh nghiệp Viễn thông vay lại nhằm thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Quy trình thủ tục của Chính phủ Việt Nam và của một số nhà tài trợ còn nhiều khác nhau, chưa hoàn toàn được hài hòa như mong đợi.Vai trò điều hành và tính tự chủ của Việt Nam trong một số các dự án còn chưa được nhà tài trợ quan tâm. Đặc biệt là đối với các dự án của ADB, Nhật Bản và một số các nhà tài trợ song phương khác.
Bốn là Việc thiết kế các dự án không phù hợp, thực hiện dự án bị chậm
trễ. Nhiều vướng mắc không được tháo gỡ kịp thời dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện hoặc hủy bỏ dự án do hiệu quả kinh tế của nhiều dự án đạt thấp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 556 dự án ODA chỉ có 121 dự án đạt mức giải ngân từ 60% trở lên so với kế hoạch năm; số dự án giải ngân thấp thuộc khối bộ, ngành chiếm tỷ lệ cao hơn khối địa phương như Bộ Giao thông vận tải chỉ giải ngân được 38% so với kế hoạch năm, Bộ Thông tin
và Truyền thông là 32%, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ có 19%; trong khi đó thành phố Hải Phòng gần 40%, Thành phố Hồ Chí Minh là 78,3%.
Mục tiêu ban đầu của Dự án IFC thì VNPT sẽ triển khai hạ tầng mạng kết nối cáp quang đến 203 điểm ở các xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai đang gặp nhiều khó khăn vì có nhiều điểm phải kéo cáp quang tới hàng km, có những điểm phải trồng cột mới,... dẫn tới chi phí đầu tư lớn, khó hoàn được vốn của dự án (dự kiến tổng đầu tư ban đầu là 60 tỷ đồng). Ngoài ra, trong tháng 5/2011 VNPT đã xây dựng dự án đầu tư phần hạ tầng trình Bộ phê duyệt. Tháng 7/2011, Bộ cũng đã có văn bản góp ý để VNPT hoàn thiện dự án trình Bộ phê duyệt. Vì vậy, VNPT cũng đề nghị với Bộ cần có các cơ chế phù hợp để VNPT thực hiện được các nội dung hợp phần của Dự án.13 Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ công bố sáng 19/7/2013 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho thấy VNPT đã có nhiều sai phạm về đầu tư mua sắm gây lãng phí vốn, đầu tư không hiệu quả. Nhiều dự án triển khai chậm tiến độ, cá biệt có dự án cáp quang biển Bắc Nam trị giá 3.000 tỷ đồng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản bị triển khai chậm 10 năm, đã phải ngừng triển khai.
Nguyên nhân: Vai trò làm chủ của cơ quan chủ quản (Ngành VT), chủ dự án chưa phát huy đầy đủ toàn bộ trong quá trình chuẩn bị, thực hiện và theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA.Thường lệ thuộc vào ý tưởng của nhà tài trợ
Năm là Việc tổ chức thực hiện dự án ở tất cả các cấp rơi vào tình trạng
bị động, lúng túng,e ngại trách nhiệm, chậm trễ.
Nguyên nhân: Do tình trạng thiếu đồng bộ, nhất quán giữa các bên trong việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm. Nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chậm được thể chế hóa( như: sử dụng một số phương thức tài trợ mới, quản lý hợp đồng, sự tham gia của khu vực tư nhân ...).Năng lực lực của Chủ đầu tư và Ban QLDA ODA còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp và sự am hiểu về chính sách và các quy định nhà tài trợ.
Sáu là Trong một số trường hợp đã xảy ra những vi phạm công tác quản lý dự án, làm sai những quy định của pháp luật và tham ô tài sản công hoặc tham nhũng.
Nguyên nhân: Do trình độ không đồng đều, còn nhiều hạn chế. Thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả sau khi dự án hoàn thành.
Ngoài ba nguyên nhân trên thì còn những nguyên nhân khác: Công tác giải phóng mặt bằng, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật của nhiều dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.Định mức chi tiêu áp dụng đối với các dự án ODA vốn vay hoặc đối với nguồn vốn đối ứng của Bộ tài chính hiện nay không phù hợp với thực tế dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong việc thuê tư vấn đảm bảo chất lượng công việc theo yêu cầu. Việc biến động giá cả dẫn đến việc phải tăng tổng mức đầu tư, bổ sung vốn hoặc điều chỉnh gói thầu; thủ tục giải ngân của Việt nam còn phức tạp, nhiều dự án gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát chi...VD: Các gói thầu mua sắm các thiết bị CNTT co xuất sứ nước ngoài khi tiến hành đấu thầu xong phải điều chỉnh giá gói thầu (do trượt giá hoặc do ước lượng giá trong dự án chưa sát).
CHƢƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT, SỬ DỤNG ODA VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng, chiến lƣợc phát triển Ngành Viễn thông Việt Nam thời gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển
Để có được một chiến lược phát triển lâu dài, công tác định hướng phát triển của Ngành là hết sức cần thiết. Công tác định hướng sẽ giúp cho Ngành có được sự chuẩn bị tốt đối với sự nghiệp phát triển Ngành Viễn thông và Công Nghệ Thông tin của Việt Nam. Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
MỤC TIÊU
1. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.
3. Phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông.
4. Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Đến năm 2015:
a) Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 15 - 20 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động 140 máy/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6 - 8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê bao/100 dân;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15 - 20%; tỷ lệ người sử dụng Internet 40 - 45% dân số;
c) Phủ sóng thông tin di động đến trên 90% dân số trên cả nước;
d) Trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;
đ) Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,5 - 2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 10 - 12 tỷ USD, chiếm khoảng 7 - 8% GDP.
2. Đến năm 2020:
a) Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 20 - 25 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15 - 20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35 - 40 thuê bao/100 dân;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35 - 40%; tỷ lệ người sử dụng Internet 55 - 60%;
c) Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh;
d) 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;
đ) Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 - 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 – 7% GDP.
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển thị trường:
a) Bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Đối với một số thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng (cố định đường dài trong nước, quốc tế; di động; Internet băng rộng), thông qua các chính sách cấp phép, kết nối, kiểm soát bình ổn thị trường và quy hoạch tài nguyên viễn thông phù hợp để một mặt đảm bảo mỗi thị trường có ít nhất 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy cạnh tranh, mặt khác tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp.
b) Phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông thông qua chính sách cấp phép kinh doanh viễn thông và từng bước cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Mặt khác để phát triển thị trường viễn thông theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo an ninh kinh tế trong hoạt động viễn thông, Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
c) Cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 03 - 04 các tập đoàn, tổng công ty mạnh,
hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Kiểm soát chặt chẽ việc tập trung kinh tế và việc quản lý, phân bổ nguồn lực, tài nguyên viễn thông một cách hợp lý để chống xu hướng độc quyền hóa trong hoạt động viễn thông.
d) Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông có đủ năng lực, điều kiện mở rộng kinh doanh và đầu tư ra thị trường nước ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
2. Định hướng phát triển mạng lưới:
a) Đẩy mạnh việc phát triển mạng truy nhập băng rộng đến hộ gia đình trên cơ sở ưu tiên phát triển mạng truy nhập hữu tuyến (cáp đồng, cáp quang). Mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) nhằm cung cấp khả năng truy nhập băng rộng vô tuyến cho cá nhân ở mọi nơi, mọi lúc.
b) Nâng cao năng lực hệ thống truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các hệ thống hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến truyền dẫn cáp quang mặt đất, cáp quang biển quốc tế, nội địa với dung lượng lớn và phóng thêm các vệ tinh viễn thông phục vụ thị trường trong nước và khu vực.
c) Từng bước thực hiện việc số hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất trên cả nước. Tạo điều kiện cho việc phát triển hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp trên cơ sở ưu tiên việc ứng dụng