Thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 79)

7. Kết cấu của Đề tài

3.2.9. Thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn

đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tổ chuyên trách này cần sớm xây dựng kho dữ liệu về ODA làm cơ sở thông tin cho công tác theo dõi và đánh giá ODA; thống kê, báo cáo và chia sẻ thông tin giữa BQLDA, nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và Tập đoàn BCVT Việt Nam cũng như với Bộ TT&TT cùng với Nhà tài trợ. Để làm tốt công tác này:

- Cần ban hành một số chỉ tiêu về ODA trong hệ thống thống kê của Ngành để tổ chức theo dõi, đánh giá hậu dự án ODA mà Ngành đang sử dụng.

- Ban hành chế độ theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA và sớm đưa ra vận hành hệ thống thí điểm về theo dõi và đánh giá Ngành.

- Áp dụng một số chế tài như không xem xét yêu cầu mở rộng dự án hoặc kéo dài thời gian thực hiện nếu cơ quan tiếp nhận ODA của Ngành không có báo cáo về tình hình thực hiện dự án theo quy định: báo cáo quyết toán về tài chính phải kèm theo báo cáo đánh giá kết thúc dự án ....

Để có thể đưa ra những đánh giá, kết luật chính xác và khách quan, tổ chuyên trách này cần nắm sát thực tế của dự án đang trong quá trình thực hiện. Tổ chuyên trách của Tập đoàn cần có sự phối hợp chặt chẽ với các BQLDA, các công ty tư vấn cũng như với các Nhà tài trợ trong quá trình triển khai và thực thi dự án, đồng thời đảm bảo tiến độ thực hiện dự án không bị chậm trễ do thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các bên hữu quan.

KẾT LUẬN

Viễn thông là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đang dần hoà mình vào xu thế phát triển của lĩnh vực Viễn thông trên thế giới bởi tính tất yếu của quy luật phát triển. Đề tài đã đánh giá thực trạng thu hút vốn ODA vào Ngành Viễn thông Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chủ yếu để Ngành có thể đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút vốn ODA của mình. Mặc dù để phát triển bền vững, cần huy động nhiều nguồn lực cũng như nội lực của Ngành, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các Nhà tài trợ quốc tế vẫn là một yếu tố thực sự quan trọng và hết sức cần thiết. Ngành Viễn thông Việt Nam đang trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển mạng viễn

thông đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường trong nước cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần khai thác có hiệu quả và nâng cao lợi ích kinh tế từ những sự hỗ trợ này.

Tình hình thu hút vốn ODA vào Ngành Viễn thông Việt Nam có những thành tựu nhất định đáng khích lệ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước như phát triển kết cấu hạ tầng mạng Viễn thông Việt Nam, giúp Ngành Viễn thông Việt Nam tiếp cận được với các công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này vẫn còn một số tồn tại gây ảnh hưởng không ít đến quá trình vận động xin nguồn ODA của Ngành trong tương lai. Những tồn tại này bao gồm công tác thu hút vốn ODA của Ngành chưa thực sự được phát huy tối đa, tiến độ thực hiện dự án chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn .... Những tồn tại này chính là những rào cản đối với Ngành Viễn thông Việt Nam đang từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng mạng vững chắc để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Những rào cản này cần được nhanh chóng tháo gỡ góp phần đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình thu hút vốn ODA của Ngành.

Để tận dụng hơn nữa những ưu điểm của nguồn vốn ODA như thời gian vay vốn dài với lãi suất thấp nhằm mục đích tăng thêm nguồn vốn đầu tư đang rất hạn hẹp của mình, Ngành Viễn thông Việt Nam, một số giải pháp chủ yếu được đề xuất bao gồm:

- Từng bước hoàn thiện và cải cách thủ tục - một giải pháp không thể thiếu đối với mọi Ngành, mọi cấp đã, đang và sẽ thực hiện công tác thu hút vốn ODA từ các Nhà tài trợ.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Các cán bộ cần được đảm bảo về nhận thức và trình độ chuyên môn: Nhận thức quyết định hành động, vì vậy yếu tố này là rất cần thiết để đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả, góp phần vào quá trình thu hút vốn ODA.

- Xây dựng quy hoạch thu hút vốn ODA hàng năm cũng như cho từng giai đoạn phát triển cụ thể của Ngành. Đây là một công tác hết sức quan trọng đòi hỏi các cấp lãnh đạo của Ngành phải hực hiện một cách nghiêm túc. Các danh sách dự án huy động vốn hàng năm được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu tiền khả thi được Chỉnh Phủ phê duyệt và cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với yêu cầu của các Nhà tài trợ.

- Tăng cường công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của các dự án xin vận động nguồn. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định phê duyệt dự án xin nguồn ODA của các Nhà tài trợ.

- Mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ thu hút ODA từ các Nhà tài trợ đa phương và song phương. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với công tác thu hút vốn ODA của Ngành.

- Đẩy nhanh tiến trình phê duyệt công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng ... Yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thực hiện dự án.

- Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng. - Quan tâm đến công tác theo dõi, giám sát dự án: thành lập một tổ chuyên trách về giám sát và đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn BCVT Việt Nam.

- Đẩy nhanh tốc độ giải ngân, một tồn tại phổ biến ở hầu hết các dự án sử dụng nguồn vốn ODA ở mọi Ngành, mọi lĩnh vực.

Những giải pháp này gắn với thực trạng hiện nay của Ngành Viễn thông cũng như nhu cầu về nguồn vốn và định hướng phát triển. Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất trong việc tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn ODA trong ngành Viễn thông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. HồHữu Tiến (2011). Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam, Tạp

chí khoa học và công nghệ, 2(31), 2009.

2. Lương Mạnh Hùng (2007). Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

3. Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF) (2010). Báo cáo về tiến độ hiệu quả viện trợ - Hướng tới hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền vững đã kết luận việc thu hút ODA

4. JICA(Japan International Cooperation Agency, 2013), Japanese ODA to

Vietnam, Inclusive and Dynamic Development. 5. Development Initiatives (2013). Guide to ODA

6. Phạm Thị Tuý, 2006, Một số kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng, Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, số 4

7. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (2002), Đánh giá hiện trạng

và đưa ra giải pháp về huy động nguồn vốn ODA của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Mã số 107-2002-TCT-RDP-QL-74, Hà nội.

8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (09/2001), Thông tư số 06/2001/TT-BKH hướng

dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà nội.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính (17/03/2003), Thông tư liên tịch

Số 02/2003/TTLT-BKH-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Hà nội.

10. Bộ Tài chính-Ngân hàng Nhà nước (17/06/1998), Thông tư liên tịch Số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn quy trình, thủ tục rút vốn ODA,

11. Bộ Tài chính (03/05/2002), Thông tư số 41/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Hà nội.

12. Chính Phủ (07/11/1998), Nghị định Số 90/1998/NĐ-Cpvề Quy chế quản

lý vay và trả nợ nước ngoài, Hà nội.

13. Chính Phủ (1997), Nghị định Số 87/1997/NĐ-CP Về việc ban hành Quy

chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà nội.

14. Chính Phủ (04/05/2001), Nghị định Số 17/2001/NĐ-CP Về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà nội.

15. Chính Phủ (08/07/1999), Nghị định Số 52/1999/NĐ-CP Về việc ban hành

Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Hà nội.

16. Chính Phủ (24/04/1998), Nghị định Số 22 /1998/NĐ-CP Về việc đền bù

thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Hà nội.

17. Chính Phủ (01/09/1999), Nghị định Số 88/1999/NĐ-CP Về Quy chế đấu thầu, Hà nội.

18. Chính Phủ (02/06/2003), Nghị định Số 66/2003/NĐ-CP Về việc sửa đổi

bổ sung Quy chế đấu thầu, Hà nội.

19. Luật đấu thầu được Quốc hội thông ngày 29/11/2005

20. Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006

21. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006

22. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành

23. Bộ kế hoạch và Đầu tư (11/2004), „Hội thảo Quy hoạch thu hút và sử dụng ODA đến năm 2010‟, Hải phòng.

24. Dương Đức ưng (20/05/2002), „Bài phát biểu tại Hội Nghị hài hoà thủ tục các dự án ODA - MPI/DAC-OECD/LMDG‟, Hà nội.

25. UNDP (2001), Tổng quan Viện trợ phát triển chính thức Việt Nam, Hà nội. 26. UNDP (2000), Tổng quan Viện trợ phát triển chính thức Việt Nam, Hà Nội

27. Johan Ernberg, 1999. Telecommunications for sustainable development, International Telecommunication Union (ITU), Geneva, Switzerland

28. Yuji HATAKEYAMA, Hitoshi MITOMO (2012). An Empirical Analysis

of the Effectiveness of Japan‟s Official Development Assistance in the Development of the Asian Telecommunications Sector The 19th ITS Biennial Conference 2012 “Moving Forward with Future Technologies: Opening a Platform for All”, 18 - 21 November 2012, Thailand

29. UN, 2005. Investing in Development: A pratical plan to achive the Milennium development goals.

30. Admos Chimhowu, 2013. Aid for agriculture and rural development in the global south: A changing landscape with new players and challenges. WIDER Working Paper No. 2013/014

31. Department for International Development (DFID), 2004. Official development assistance to agriculture

32. National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS) Development Forum, 2010. ODA Reform: Five Recommendations– Moving into the 21st century-―Development Cooperation (DC)‖ –Multi-sectoral Task Force for the Reform of Japanese ODA

33. EUCDM, 2012. Reporting on Development: ODA and Financing for Development

34. Leni Wild, Lisa Denney, Alina Rocha Menocal, and Matthew Geddes, 2011. Informing the Future of Japan‟s ODA: Japan‟s ODA within an African context

35. UNESCO (2005). EFA Global Monitoring report

36. CGCE và AidWatch Canada (2011). Canadian ODA Directed to

Education and Basic Education: A Backgrounder

Trang web:

37. Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư : www.mpi.gov.vn

39. Trang web của Tập đoàn BCVT Việt Nam : www.vnpt.com.vn

40. Trang web của Bộ Tài chính : www.mof.gov.vn

41. Trang web của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam :

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)