Tình hình thu hút, sử dụng vốn ODA vào Ngành Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 44)

7. Kết cấu của Đề tài

2.3. Tình hình thu hút, sử dụng vốn ODA vào Ngành Viễn thông Việt Nam

dẫu những bước chuyển mình trong việc hoàn thiện thể chế, điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực viễn thông của các bên liên quan.

2.3. Tình hình thu hút, sử dụng vốn ODA vào Ngành Viễn thông Việt Nam Nam

2.3.1. Tình hình thu hút nguồn vốn ODA vào ngành viễn thông Việt Nam

Ngành Viễn thông Việt nam cũng dành được sự quan tâm đáng kể của Chính phủ bằng việc cung cấp một lượng lớn vốn ODA cho các dự án Viễn thông và Công nghệ thông tin.Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Nguồn vốn ODA của Ngành từ năm 1993 đến 1997 chủ yếu do Chính phủ Pháp, Thụy thông qua các Nghị định thư tài khoá 1993, 1994, 1996, 1997 với tổng số vốn lên tới 46,5 triệu USD. Nguồn vốn ODA của Pháp và Thụy điển trong giai đoạn này đã thực sự giúp cho Ngành về vốn bổ sung , giải quyết phần nào nhu cầu cấp bách về vốn trong khi nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Ngành hết sức hạn chế. Nhờ đó mà Ngành có điều kiện tập trung vốn tự có và vốn ngân sách nhà nước vào phát triển các lĩnh vực khác không thuộc đối tượng ưu tiên của nguồn vốn ODA.

Chính phủ Việt Nam ưu tiên cho Ngành Viễn thông Việt Nam vay lại với lãi suất ưu đãi. Đó là các nguồn vốn ODA vay nhẹ lãi cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng mang Viễn thông. Dự kiến trong năm 2013, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư mức cam kết ODA cho Việt Nam là gần 6,5 tỷ USD, giảm gần 1 tỷ USD so với năm 2012 trong đó số vốn dành cho lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin vào khoảng 3,5% tổng số vốn đã cam kết Nguồn vốn ODA hỗ trợ Ngành Viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung của mọi thành phần kinh tế, phát triển điện thoại nông thôn, phát triển Internet cộng đồng, áp dụng công nghệ

thông tin góp phần thực hiện chương trình cải cách hành chính quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong 20 năm qua (1992 -2012), Ngành Viễn thông Việt nam đã huy động được nguồn lực quốc tế to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo nguồn nhân lực để vượt qua hoàn cảnh bị bao vây cấm vận và mở cửa, hội nhập quốc tế thành công. Trong thời kỳ tăng tốc phát triển mạng lưới Viễn thông (2006 -2012), những năm qua hoạt động hợp tác quốc tế đã thu hút được nguồn ODA từ bên ngoài để phát triển hạ tầng và hình thành các doanh nghiệp liên doanh sản xuất tổng đài điện tử, viba, cáp đồng và cáp quang.Viễn thông là một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA thông qua các hợp tác đa phương và khu vực.Từ năm 2000 đến nay, Ngành đã thu hút được hơn 578 triệu USD vốn ODA, trong đó có 88 triệu USD là viện trợ không hoàn lại từ các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên minh châu Âu (EU)... Một số dự án lớn trong lĩnh vực Thông tin và truyền thông sử dụng vốn ODA có thể kể tới như dự án phát triển giáo dục sau đại học cho Ngành Công nghệ thông tin trị giá 46 triệu USD dung nguồn vốn ODA của Liên minh Châu âu, dự án Internet phục vụ cộng đồng sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển châu Á trị giá 29,8 triệu USD (Bộ KH&ĐT, 2012). Theo đề án của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư về định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi cho giai đoạn 2011 – 2015, trong ngành bưu chính viễn thông, nguồn vốn ODA tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông hiện đại có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung của mọi thành phần kinh tế, phát triển điện thoại nông thôn, phát triển Internet cộng đồng, áp dụng công nghệ thông tin góp phần thực hiện chương trình cải cách hành chính quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong năm 2011, nhiều các dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi như:

 Chương trình/Dự án Trung tâm sản xuất chương trình (thuộc Trung tâm truyền hình Việt Nam), cơ quan chủ quản là Đài truyền hình Việt Nam, nhà tài trợ JICA, trong 6 tháng đầu năm 2011 đã giải ngân tổng số vốn là 13,46 tỷ VND chi toàn bộ cho xây dựng cơ bản.

 Chương trình/Dự án Sản xuất và phát sóng chương trình Kịch truyền thanh nằm thay đổi hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu, cơ quan chủ quản là Đài truyền hình Việt Nam, nhà tài trợ Đan Mạch, giải ngân 6 tháng đầu năm 2011 là 0,2 tỷ VND chi toàn bộ cho HCSN.

 Chương trình/Dự án điện thoại nông thôn các tỉnh phía Bắc, cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền Thông, nhà tài trợ Pháp, kế hoạch giải ngân ODA năm 2012 tổng số vốn là 41 tỷ VND, chi cho xây dựng cơ bản 20,5 tỷ đồng và chi cho CVL 20,5 tỷ đồng.

 Chương trình/Dự án đầu tư cho thiết bị truyền thông đa phương tiện , cơ quan chủ quản là Bộ Thông Tin và Truyền Thông, nhà tài trợ là Hàn Quốc, theo kế hoạch năm 2012 giải ngân 102,5 tỷ VND chi toàn bộ cho xây dựng cơ bản.

 Chương trình/Dự án Internet cộng đồng, cơ quản chủ quản Bộ Thông Tin và Truyền Thông, nhà tài trợ JICA, theo kế hoạch năm 2012 giải ngân 205 tỷ VND chi toàn bộ cho xây dựng cơ bản.

 Chương trình/Dự án công trình cáp quang biển trục Bắc – Nam, cơ quan chủ quản Bộ Thông Tin và Truyền Thông, nhà tài trợ JICA, kế hoạch năm 2012 giải ngân 205 tỷ VND chi toàn bộ cho CVL.

Trong năm 2011- 2012, các chỉ tiêu về tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA vẫn chưa đạt yêu cầu và đối với một số nhà tài trợ còn thấp hơn với mức bình quân của khu vực và thế giới. Đơn cử như, với vốn của WB, tỷ lệ của Việt Nam là 11,6% so với 19,4% của khu vực; với vốn của JICA, tỷ lệ của Việt Nam là 13,6% so với 16,6% của quốc tế. Nhiều chương trình, dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạng Viễn thông bằng vốn vay ODA

phải gia hạn, dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm, do các công trình này chậm đưa vào khai thác, sử dụng .

Sự chậm trễ trong triển khai và giải ngân thấp thời gian qua không những chưa đem lại hiệu quả cao mà còn gây khó trong việc thuyết phục các nhà tài trợ đưa ra các khoản cam kết mới hoặc tăng vốn ODA cho Việt Nam . Hiện nay, số vốn ODA của Ngành đang k ý kết, có hiệu lực là 1,3 tỷ USD, tuy nhiên giá tri ̣ giải ngân mới đa ̣t được 580 triệu USD, còn 720 triệu USD chưa được giải ngân . Mô ̣t số nhà tài trợ còn tồn đo ̣ng vốn lớn như Ngân hàng thế giới (270 triệu USD), Nhâ ̣t Bản (220 triệu USD), Ngân hàng Phát triển châu Á (230 triệu USD). Khoảng cách giữa tổng giá trị giải ngân tính đến ngày 31/12/2011 so với tổng giá trị ODA ký kết theo từng nhà tài trợ cụ thể của các chương trình, dự án ODA chủ yếu đang triển khai thực hiện là rất lớn.

Đối với Ngành Viễn thông và Công nghệ Thông tin nhận thức rõ vấn đề này, thời gian qua cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ, đặc biệt nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (ADB, AFD, JICA, KFW, KEXIM, WB) trong việc xác định, giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tuy nhiên, tình hình giải ngân nguồn vốn ODA vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, do đó rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ từ phía các cơ quản chủ quản. Đơn cử có 2 dự án được cho là trọng điểm 2012 là: Dự án ngầm hóa mạng cáp Viễn thông trong nội thành Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh (sử dụng Vốn ODA của Nhật) và dự án hiện đại hóa mạng Viễn thông các vùng công ích thuộc các tỉnh phía Bắc (sử dụng nguồn vốn của Liên minh Châu Âu). Đây là hai dự án được cho là chậm tiến độ giải ngân nhất trong số các dự án mà Ngành Viễn thông đang triển khai.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 44)