Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

7. Kết cấu của Đề tài

2.1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nguồn vốn ODA được sử dụng để hỗ trợ cải cách các cấp học từ giáo dục mầm non tới giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với nền giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế giới. Trong những năm cuối của thời kỳ 2006-2011, vốn vay ODA đã được huy động để đầu tư xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.

Tổng nguồn vốn ODA năm 2011 giải ngân dành cho giáo dục và đào tạo ước khoảng 60,68 triệu USD, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhiều cơ quan đã được tăng cường năng lực với một lượng lớn cán bộ được đào tạo và tái đào tạo về khoa học công nghệ và kinh tế.

Các tổ chức quốc tế như ADB, Ngân hàng Thế giới, và UNICEF tập trung tài trợ cho giáo dục tiểu học và trung học, còn các Nhà tài trợ song phương như JICA, AusAID thì tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho giáo dục đại học và dạy nghề. Điều được quan tâm đặc biệt là những sáng kiến về đào tạo các cán bộ công nghệ tin học trong tương lai, phù hợp với dự kiến của Chính Phủ là chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức.

Trong lĩnh vực y tế, việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lớn là Chợ Rẫy và Bạch Mai. Các dự án hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế cũng đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sỹ cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh, qua đó cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt là dân nghèo thành thị.

Nguồn vốn ODA đã góp phần cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nhờ vậy, thứ hạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia đều đạt được cải thiện hàng năm.

Nhìn chung, nguồn vốn ODA hàng năm ngoài việc giúp phát triển nguồn nhân lực, còn góp phần vào việc viện trợ khẩn cấp. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với các lĩnh vực khác nhưng nó cũng đã góp một phần không nhỏ vào công tác phòng chống thiên tai, viện trợ nhân đạo cho những nạn nhân của lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long và các vùng hay gặp thiên tai.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)