Đánh giá về công tác thu hút, sử dụng ODA vào Ngành Viễn thông V N

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

7. Kết cấu của Đề tài

2.4. Đánh giá về công tác thu hút, sử dụng ODA vào Ngành Viễn thông V N

thông VN

2.4.1. ODA đã góp phần vào nhiều thành tích của ngành viễn thông Việt Nam

Năm 2004. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên phạm vi cả nước Tổng thư ký ITU đã đánh giá cao bước phát triển của Viễn thông Việt Nam hiện nay, đặc biệt là sự tiến bộ nhanh chóng về phát triển viễn thông băng rộng. Trong vòng thời gian ngắn, tốc độ phát triển băng rộng của Việt Nam đã tăng từ 1% vào năm 2008 lên 13% vào năm 2011.

ODA đã tạo điều kiện cho Viễn thông Việt Nam ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Ngày 4/5/2013, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 chuyên quan sát về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai đã được phóng lên quỹ đạo. Dự án VNREDSat-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro (tương đương hơn 1.500 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp và 64.820 triệu đồng từ vốn đối ứng của Việt Nam. Vệ tinh VNREDSat-1 có thể chụp ảnh những vị trí trên trái đất để phục vụ cho các mục đích như chủ động theo dõi diễn biến của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi xảy ra những sự cố như bão lụt, cháy rừng, tràn dầu...

Ngày 9/7/2013, Trạm thu ảnh vệ tinh (Trung tâm Viễn thám Quốc gia) đã được khánh thành tại xã Minh Khai (Từ Liêm, Hà Nội) trên diện tích hơn 70.000 m2, với tổng kinh phí đầu tư là hơn 19 triệu Euro (vốn ODA của Chính phủ Pháp) và gần 50 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước. Trạm thu là một phần của dự án "Xây dựng hệ thống Giám sát Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường tại Việt Nam". Đây là trạm thu ảnh vệ tinh đầu tiên ở châu Á thu được ảnh vệ tinh ENVISAT bởi trước đó chỉ có các trạm ở châu Âu mới thu được loại ảnh này. Trạm được lắp đặt các thiết bị kỹ thuật sử dụng công nghệ mới nhất của Tập đoàn Hàng không và Vũ trụ Quốc phòng (EADS-DSC) của Pháp, nên có tính tự động cao hơn 4 trạm thu khác trong khu vực.Với khả

năng thu nhận, xử lý, lập catalog và lưu trữ dữ liệu truyền xuống từ các vệ tinh Spot 2,4 và Spot 5 (độ phân giải 2,5m); Envisat Asar (ảnh radar); Envisat Meris 15 kênh phổ, dữ liệu của trung tâm đáp ứng được các nhiệm vụ hiện nay.Trong đó, ảnh vệ tinh Spot và ảnh Asar phục vụ trực tiếp cho các dự án kiểm kê đất đai, giám sát và kiểm kê rừng, cập nhật cơ sở địa lý quốc gia, thành lập và hiệu chỉnh các loại bản đồ biển và hải đảo, giám sát ô nhiễm, lũ lụt... Ảnh Meris phục vụ công tác nghiên cứu môi trường vật lý biển như độ mặn, mật độ sắc tố của tảo, vận chuyển phù sa, phục vụ đánh bắt xa bờ, quản lý thủy sản và dải ven bờ.Đ ây là một kênh quan trọng để giúp chúng ta kiểm tra độ chính xác của các báo cáo về độ che phủ rừng, ô nhiễm môi trường, lũ lụt...12

Ngày 19/11/2013 giờ Việt Nam, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon có kích thước 10x10x11,35 cm, nặng 1kg do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát tín hiệu đầu tiên về mặt đất. Trước đó, ngày 4/8/2013, vệ tinh PicoDragon đã được phóng thành công lên Trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản. Phóng thành công vệ tinh viễn thám của Việt Nam đã trở thàn một trong những sự kiện tiêu biểu nhất của năm.

ODA cũng là chất xúc tác cho các hoạt động hợp tác song phương và đa phương của Ngành. Công tác hợp tác song phương của Ngành tiếp tục được thực hiện theo hướng củng cố các mối quan hệ truyền thống đồng thời với việc đa dạng hoá, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tập đoàn Viễn thông lớn để học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong quá trình đổi mới tổ chức và mở cửa thị trường.

Hiện nay, Ngành Viễn thông Việt Nam có quan hệ hợp tác quốc tế song phương với các nước thuộc các Châu lục khác nhau như Pháp, Italia, Luxembourg, Hungary, Singapore, Malaysia, Lào, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ, Cuba, v.v... Đối với hợp tác trong khuôn khổ các Uỷ ban Liên Chính phủ, Ngành

Viễn thông Việt nam đã tham gia các đợt làm việc trong khuôn khổ các cuộc họp Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Cuba, Việt Nam - ấn Độ, Việt Nam -Hàn Quốc, Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam -Hungary, Việt Nam -Achentina, Việt Nam -Malaysia, Việt Nam -Myanmar, Việt Nam -Aicập; Tham dự cuộc họp nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Việt Nam - Singapore; Tổ chức triển khai các thỏa thuận hợp tác theo kết quả các kỳ họp Uỷ ban Liên Chính phủ, đặc biệt là Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Thái Lan.

Hợp tác song phương về Viễn thông phục vụ cho các hoạt động ngoại giao của lãnh đạo Chính phủ và Nhà nước với các nước như Nga, Anh, Hungary, Malaysia. Nghiên cứu, góp ý kiến vào Hiệp định hợp tác của Việt Nam với một số nước.Ngoài ra, còn phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế cấp cao nhân dịp diễn ra các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn tại Việt Nam. Các hoạt động hợp tác song phương cũng đã đóng góp tích cực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Ngành thông qua việc tìm được nhiều khoá học tập, nghiên cứu ở nước ngoài (Thái Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc) và việc xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ với các nước. Bên cạnh đó cũng là nhân tố quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành từ nay đến năm 2020 là tăng tốc độ phát triển để thực hiện "Đề án đưa Việt Nam sớm thành quốc gia mạnh về Công nghệ Thông tin &Truyền thông". Đề án này đặt ra yêu cầu rất cao,đưa Ngành Viễn thông Việt nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp 8-10% vào GDP cả nước và đưa Việt Nam trở thành quốc gia lớn về xuất khẩu nhân lực Viễn thông - Công nghệ thông tin ra thế giới.

Công tác hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực được thực hiện theo hướng đẩy mạnh việc tham gia thực hiện những nội dung trong hoạt động hợp tác chung của Uỷ Ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế có liên quan đến lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ Thông tin. Đặc biệt là các hoạt động hợp tác được gắn kết chặt chẽ hơn với các hoạt động xây dựng chính sách, quy định quản lý chung của cơ quan quản lý nhà nước về Viễn thông và Công

nghệ Thông tin. Các hoạt động cụ thể là xây dựng phương án tham gia đàm phán, hướng dẫn các doanh nghiệp chuẩn bị nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến hành kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Ngành về hội nhập Kinh tế quốc tế thông qua việc thành lập lại Ban chỉ đạo mới với quy mô và phạm vi hoạt động sâu rộng hơn; Tăng cường các công tác quản lý nhà nước theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế và các mục tiêu phát triển ngành (tuyên truyền, phổ biến kiến thức, rà soát và xây dựng văn bản pháp quy, nâng cao nguồn nhân lực,...); Tích cực phối hợp với các Bộ Ngành triển khai Chương trình tổng thể của Chính phủ, triển khai kết quả các cuộc họp của Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật đối với những nội dung liên quan đến Viễn thông và Công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)