ODA trong lĩnh vực viễn thông và kinh nghiệm thu hút ODA của một

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

7. Kết cấu của Đề tài

1.4.ODA trong lĩnh vực viễn thông và kinh nghiệm thu hút ODA của một

một số quốc gia

1.4.1.ODA trong lĩnh vực viễn thông

Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ. Ngành viễn thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa trí thức nhân loại đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại, video (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn.

Gắn với sự phát triển nền tảng của đất nước, các dự án của chính phủ hay từ sự hỗ trợ của quốc tế thường tập trung vào các dịch vụ viễn thông công ích. Theo Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) bao gồm phổ cập truy nhập (UA) và phổ cập dịch vụ (US). Mục tiêu của chính sách phổ cập truy nhập và dịch vụ của các nước là phát triển cơ sở hạ tầng và các công cụ quản lý cần thiết để đảm bảo mỗi người dân tiếp cận được các điểm thông tin truyền thông. Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, mỗi nước đưa ra khái niệm về phổ cập truy nhập và dịch vụ riêng của mình. Các khái niệm này đều xác định dịch vụ VTCI nhằm đảm bảo cho mọi người dân có khả năng tiếp cận được các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT), không phân biệt về khu vực địa lý, tình trạng kinh tế xã hội, sắc tộc, người khuyết tật hoặc các nhân tố khác.

Phân biệt phổ cập truy nhập và phổ cập dịch vụ

Theo ITU, phổ cập truy nhập là việc đảm bảo cho mọi người có thể truy nhập dịch vụ viễn thông, internet tại một điểm công cộng. Phổ cập truy nhập đề cập tới cấp độ chia sẻ công cộng đối với dịch vụ như là điện thoại, internet tại các trung tâm viễn thông công cộng. Dịch vụ phổ cập là khi các cá nhân hoặc hộ gia đình có thể sử dụng dịch vụ điện thoại, Internet tại nhà riêng. Phổ cập truy nhập và phổ cập dịch vụ có 3 dấu hiệu phân biệt sau: Một là, mức độ sẵn sàng: Dù một người sinh sống hoặc làm việc ở bất cứ đâu thì cấp độ của dịch vụ là giống nhau mà không bị hạn chế về điều kiện địa hình. Đặc biệt là, sự khác nhau về điều kiện nông thôn và thành thị không ảnh hưởng đến khả năng truy nhập các dịch vụ liên lạc. Hai là, khả năng chi trả của người sử dụng: Mọi người đều có thể chi trả việc sử dụng dịch vụ. Không ai bị hạn chế bởi mức thu nhập thấp. Ba là, khả năng truy nhập: Mọi người dân có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông và CNTT mà không bị hạn chế, phân biệt về khu vực địa lý, giới tính, người khuyết tật và các đặc điểm cá nhân khác

Chính sách phổ cập dịch vụ VTCI được xây dựng để hướng đến các khu vực nông thôn chưa có hoặc chỉ có một vài dịch vụ VTCI, đặc biệt là ở những vùng có mật độ dân cư thấp. Tuy nhiên, nó cũng hướng đến những người

ngèo ở thành thị. Các chính sách phổ cập dịch vụ VTCI của các nước thường được xây dựng để đáp ứng các mục tiêu: mức độ sẵn sàng, khả năng chi trả và khả năng truy nhập. Chính sách (phạm vi) phổ cập dịch vụ VTCI thường bao gồm dịch vụ điện thoại cố định, internet cơ bản thiết yếu, tiến tới việc sử dụng băng thông rộng và phát triển nội dung trên băng thông rộng. Bên cạnh đó, truyền hình trước đây không nằm trong phạm vi dịch vụ VTCI, nhưng do sự tích hợp, hội tụ và tiến bộ về mặt công nghệ, truyền hình Internet và người sử dụng truyền hình cũng yêu cầu sử dụng các dịch vụ trên nền internet.1

Viễn thông cũng là ưu tiên quan trọng trong việc giúp các nước đạt được mục tiêu thiên niên kỷ. Ban thư ký Liên hợp quốc đã chỉ rõ các chính phủ cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng truyền thông và thông tin ở mọi cấp độ của chính phủ, cung cấp dục vụ viễn thông đến các văn phòng chính phủ, bệnh viện công, đăng ký quyền sử dụng đất, trường học, và các viện/ trung tâm công cộng khác. UN cũng nhấn mạnh đến viễn thông trong liên kết khu vực, từ đó góp phần tăng R&D và là yếu tố quan trọng của thương mại quốc tế (UN, 2005)

Tính đến năm 2010, lĩnh vực viễn thông nhận được số vốn cam kết là 28 175 tỷ đô la Mỹ của ODA song phương với các nhà tài trợ chính là Nhật Bản (31,4%), Pháp 19,2%), Đức (6,9%), Mỹ (5,6%), Anh (2,4%), các nước thàn viên DAC khác (22,4%).

Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính cho 231dự án về mở rộng mạng lưới viễn thông, đầu tư cho mạng lưới trụ cột (sóng vi ba, mạch cáp quang), mạng lưới địa phương ở cả mức độ cấp tỉnh và thành phố trung tâm, 8 dự án về trung tâm đào tạo viễn thông tại 5 quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh, 547 khóa học về viễn thông ( 61 khóa học về quản trị, 120 khóa về viễn thông quốc tế và 366 khóa về cơ sợ vật chất viễn thông).

1.4.2. Kinh nghiệm thu hút ODA của một số quốc gia

Trong lịch sử vận động của nguồn vốn ODA đã có không ít nước được đánh giá là thành công như Botswana, Đài Loan và Hàn Quốc vào những năm 1960, Indonexia vào những năm 1970, Bolivia và Ghanna vào

cuối những năm 80, Uganda, Việt Nam và Philippin vào những năm 90. Afghanistan là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất năm 2011 với 6,7 tỷ USD, tiếp theo đó là Cộng hòa dân chủ Công – gô. Bên cạnh đó cũng có không ít nước chậm phát triển (điển hình như một số quốc gia thuộc châu Mỹ- La tinh, châu Phi) đã để lại những bài học kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này (Phạm Thị Tuý, 2006).

Đài Loan: trong giai đoạn 1951 – 1953, Đài Loan đã xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu, đã chi hầu hết số vốn tự nguồn viện trợ cho lĩnh vực nông nghiệp. Đài Loan đã nhận được viện trợ từ các nước phát triển như Mỹ và một số các nước khác. Vốn viện trợ góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Đài Loan. Từ một nước nhận viện trợ, những năm gần đây, Đài Loan đã trở thành nước cung cấp viện trợ (Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 đoạn Km34 đến thành phố Hòa Bình, theo Bộ Giao thông vận tải).

Ấn Độ: Tài khóa 2011-2012, Ấn Độ là nước nhận vốn ODA nhiều nhất từ Nhật Bản với tổng vốn cam kết đạt 200 tỷ Yên (gần 2 tỷ USD). Tổng gộp từ trước đến nay, ấn Độ xếp thứ 2 trong số các nước nhận nhiều vốn ODA nhất từ Nhật Bản, sau Việt Nam.

Sở dĩ có được những thành công như vậy trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA là do các nguyên nhân sau:

- Hệ thống pháp luật, chính sách về thu hút và sử dụng vốn ODA ồn định và nhất quán.

- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và vai trò của nguồn vốn ODA nên hiệu quả sử dụng vốn ODA cao.

- Gắn kết chiến lược huy động vốn ODA với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội.

- Có một quy hoạch tổng thể về chiến lược thu hút vốn ODA.

- Tập trung trọng tâm sử dụng vốn ODA ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau.

- Thủ tục hành chính đơn giản và thuận tiện.

Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút được

nhiều vốn ODA từ nước ngoài trong những năm đầu thập niên 90. Nguồn vốn ODA của Trung Quốc đặc biệt tăng mạnh khi Trung Quốc tiến hành mở cửa và cải cách đặc biệt là từ năm 1992 sau khi Trung Quốc vạch rõ mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Theo dữ liệu từ Ngân hàng thế giới, giai đoạn 1994 – 1998, Trung Quốc đã tiếp nhận 1,1 tỷ USD từ ODA, giai đoạn 1999-2003, Trung Quốc đã tiếp nhận 646 triệu USD2. Trung Quốc đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm đầu tư bắt đầu từ năm 1979.

Chính phủ Nhật dành cho Trung Quốc trong năm tài khóa 2012 sẽ giảm khoảng 350 triệu yen so với năm 2011. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.Mức cắt giảm vừa được Chính phủ Nhật thông qua trên chỉ tương đương 7,6% ngân sách ODA mà nước này dành cho Trung Quốc trong năm 2011 (4,6 tỷ yen, tương đương khoảng 58 triệu USD). Trong những năm gần đây, ODA được Nhật cấp cho Trung Quốc chủ yếu là vốn không hoàn lại. Một phần lớn trong số tiền này (khoảng 600 triệu yen) được dành cho các khóa đào tạo quan chức tại các bộ, ngành của Trung Quốc, mà nội dung chủ yếu liên quan đến cơ chế thị trường.Bằng các chương trình đào tạo này, Chính phủ Nhật tin rằng doanh nghiệp của họ sẽ gặp ít trở ngại hơn khi thâm nhập thị trường gần 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, khi quan chức ở đây đã quen với cơ chế thị trường. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN ODA VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

2.1. Thực trạng chung về phát triển nguồn vốn ODA ở Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 27)