Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển xã hội của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

7. Kết cấu của Đề tài

2.1.2. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển xã hội của Việt Nam

đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD. WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết.3

Biểu đồ 11. Các nhà tài trợ ODA của Việt Nam 1993-2012

Nguồn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.1.2. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển- xã hội của Việt Nam Nam

Ở Việt Nam, ODA có vai trò rất quan trọng đối với xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực, nhờ đó thúc đầy thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, ODA còn có vai trò gián tiếp thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân (sáng kiến Miyazawa), chương trình công nghiệp và quản lý công ty (ADB), chương trình ESCAP (IMF), và SAC-1 (WB),.... Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....

2.1.2.1. Góp phần xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 của Việt Nam, nguồn vốn ODA luôn được xác định là một nguồn vốn quan trọng. Thực tế qua hơn 10 năm thu hút, vận động và sử dụng, nguồn vốn ODA đã giúp bổ sung cho ngân sách eo hẹp của Chính phủ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nhận được nhiều vốn ODA nhất, tiếp theo là lĩnh vực xây dựng thể chế/ chính sách và phát triển con người.

Từ năm 1993 tới hết năm 2004, nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (18.57%); ngành giao thông (22,42%); phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thủy lợi (14,37%); ngành cấp thoát nước (9,98%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường (10,73%).

Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, giúp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển con người, xoá đói, giảm nghèo như Như máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2-1; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận.

Trong thời kỳ 2001 - 2005, nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. Vốn ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, xuất phát từ thực tế là 85% dân nghèo của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và 79% người nghèo làm nghề nông, các nguồn vốn ODA ưu tiên cho các vùng này đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp cũng như thúc đẩy cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Kết quả là, đời sống của người nông dân được cải thiện, có thu nhập khá hơn. Cũng nhờ sự hỗ trợ của ODA, cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể (thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ...)

Có một số dự án xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại do các Nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp. Những dự án này có mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Chương trình xoá đói, giảm nghèo và chương trình hỗ trợ xã nghèo của Chính Phủ như các tỉnh Hà Giang, Quảng Trị và Trà Vinh. Theo báo cáo “Đánh giá nghèo Việt nam năm 2012” do ngân hàng Thế giới(WB) công bố dựa trên chuẩn nghèo mới (tương đương 653.000 đồng/người/tháng hoặc 2,25USD/người/ngày) thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua. Nhìn chung, việc sử dụng vốn ODA trong thời gian qua là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)