Nhà tài trợ Pháp

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 47)

7. Kết cấu của Đề tài

2.3.2.1. Nhà tài trợ Pháp

Hiện nay, Pháp đứng hàng thứ 4 trong số các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam. Với tổng số vốn ODA được giải ngân 150 triệu euro năm 2012,

Pháp chỉ đứng sau Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Trước đây, các dự án Viễn thông thường có mức vốn trung bình (tối đa 55 triệu euro/dự án). Nay Pháp cam kết mức vốn lớn tới 280 triệu euro/dự án và quan tâm nhiều đến các dự án hạ tầng quy mô lớn.

Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA của Pháp có thể kể tới như dự án phát triển mạng Viễn Thông thế hệ mới NGN trị giá 87,8 triệu USD, dự án giáo dục sau đại học cho ngành Viễn Thông - CNTT trị giá 46 triệu USD, dự án Internet phục vụ cộng đồng trị giá 29,8 triệu USD, dự án vệ tinh nhỏ VNREDSAT1 trị giá 57,8 triệu euro

Dự án mạng Viễn thông cố định tại các thành phố như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Huế, Vũng tàu, Cần thơ, đồng bằng sông Cửu long cũng như mạng Viễn thông nội tỉnh thuộc các tỉnh phía Bắc. Nguồn vốn này được tài trợ bởi chính phủ Pháp thông qua các Nghị định thư tài chính giữa hai nước. Tổng số vốn ODA từ năm 2009-2012 là 39 triệu USD.

Dự án “Vệ tinh nhỏ Việt Nam giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1)”, đầu năm 2009, Thủ tướng Chính phủ

đồng ý lựa chọn Pháp là nhà cung cấp công nghệ và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện dự án này. Dự án VNREDSAT-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu euro từ nguồn vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Pháp và 64 tỷ 820 triệu đồng nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án bao gồm 10 hạng mục chính trong đó có hạng mục thuê phương tiện phóng vệ tinh VNREDSAT-1; bảo hiểm phóng; thuê tư vấn giám sát thực hiện dự án vận hành và khai thác. năm 2014, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên phục vụ quan sát, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai. 15 kỹ sư trẻ vừa được tuyển chọn sang Pháp tiếp nhận công nghệ trong thời gian 1-2 năm và bắt đầu giai đoạn sản xuất vệ tinh. Các kỹ sư Việt Nam sẽ vừa học vừa trực tiếp tham gia lắp ráp vệ tinh tại Pháp. Công đoạn này có ý nghĩa rất lớn, giúp họ nhanh chóng tiếp cận với công nghệ vũ trụ mà lẽ ra phải mất vài chục năm mới đạt được như các nước.Viện

Khoa học & Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện thực hiện Dự án nhằm phục vụ Chiến lược Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ đến năm 2020. Nếu xét về vệ tinh viễn thám, chuyên chụp ảnh, nghiên cứu Trái Đất, và quản lý tài nguyên thiên nhiên, đây là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam. Nhưng nếu tính cả vệ tinh VINASAT1 (được phóng lên quỹ đạo cách đây ba năm với sự hợp tác của hãng chế tạo máy bay Hoa Kỳ, Lockheed Martin) chuyên cung cấp các dịch vụ viễn thông, đây sẽ là vệ tinh thứ hai của Việt Nam.5

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 47)