Những ưu điểm trong công tác thu hút, sử dụng ODA

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 59)

7. Kết cấu của Đề tài

2.4.2. Những ưu điểm trong công tác thu hút, sử dụng ODA

Nguồn vốn ODA trong những năm qua đã hỗ trợ rất lớn về vốn bổ sung cho Ngành phát triển sản xuất, chuyển giao và tiếp thu công nghệ mới, xây dựng thể chế chính sách, góp phần đẩy nhanh tiến độ số hóa và hiện đại hóa Ngành Viễn thông Việt Nam. Ngành Viễn thông đã sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, làm tăng doanh thu của Ngành, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của Ngành trong những năm qua. Để cung cấp dịch vụ VTCI tại miền núi, các DN phải đầu tư mạng lưới để phát triển máy điện thoại xuống các thôn, bản, ấp. DN sẽ phải xây dựng kế hoạch phát triển và gửi Bộ TT-TT thẩm định, từ đó sẽ nhận được những hỗ trợ vốn đầu tư của Nhà nước, được ưu tiên sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Thứ nhất, trong lĩnh vực Viễn thông, một số dự án trọng điểm quan trọng đã được giải ngân và phát huy tác dụng thời gian qua như hệ thống mạng Viễn thông liên tỉnh thế hệ mới NGN, dự án đưa thông tin về cơ sở tới các vùng núi trên cả nước, dự án xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (ADB). Bên cạnh đó, nhờ nguồn vốn ODA, hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều được phủ sóng...

Thứ hai, quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam và các nhà tài trợ tiếp tục được tăng cường và phát triển với quy mô vốn ODA cam kết hàng năm đều tăng, kể cả thời điểm kinh tế thế giới rơi vào trì trệ và khủng hoảng, nhiều nước đối tác phát triển gặp khó khăn tài chính.Góp phần cân đối tài chính và đầu tư phát triển của Ngành. Các khoản vốn vay giải ngân nhanh đã khắc phục những hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, việc sử dụng ODA hiệu quả đã tạo ra cơ sở nâng cao tính chủ động, phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cấp quản lý, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hoạch định chính sách hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật.Trong những năm gần đây, một số dự án hỗ trợ kỹ thuật thuộc vốn ODA không hoàn lại của Hàn Quốc, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, ADB, UNDP... Đã được thực hiện cho mục đích này. Chẳng hạn như dự án xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu Nghị Việt - Hàn do nguồn vốn ODA không hoàn lại của Hàn Quốc; dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam: Mục đích của dự án là nâng cao khả năng của Việt Nam trong việc lập kế hoạch, giảm nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu và tiên tai thông qua việc cung cấp vệ tinh quan sát trái đất, các thiết bị để phát triển và đưa về tinh vào hoạt động.Tuy số lượng vốn ODA mà Ngành sử dụng được để phục vụ mục đích nói trên còn chưa nhiều, nhưng nó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong lĩnh vực Viễn Thông của Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam đã có bước tiến bộ trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Đây là một vấn đề quan trọng vì thông thường, các Nhà tài trợ thường tranh thủ đưa ra các điều kiện ràng buộc về nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ có lợi cho họ.Tuy nhiên để phục vụ mục đích đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Viễn thông với chất lượng cao, Ngành Viễn thông Việt Nam có chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tìm kiếm được những đối tác tin cậy, có đầy đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường viễn thông quốc tế, đồng thời đảm bảo được an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 59)