Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 105)

Từ những phân tích trên đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc đảm bảo ATTP cho gia đình trong bối cảnh hiện nay. Để giúp những ngƣời phụ nữ làm tốt hơn nữa vai trò này, chúng tôi xin nêu ra một vài khuyến nghị cho các hoạt động thực tiễn nhƣ sau:

* Đối với các cơ quan quản lý

Ở cấp trung ương (chính phủ, quốc hội, các Bộ chủ quản)

Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm giƣ̃a Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thƣờng và các ban ngành có liên quan để tránh sự chồng chéo, bất câ ̣p trong quản lí an toàn thƣ̣c phẩm . Trong đó, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm chính về ATTP.

Bộ Luật hình sự cần sửa đổi, bổ sung tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 224) theo hƣớng quy định tội này có cấu thành hình thức (hành vi khách quan, không cần hậu quả xảy ra), để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tăng cƣờng tính răn đe trong công tác đấu tranh tội phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cần rà soát, bổ sung, thiết lập thêm các quy định liên quan đến hoá chất, phụ gia thực phẩm đã bị cấm ở nƣớc ngoài. Đối với những quy định tiêu chuẩn trong nƣớc, cần ban hành một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất.

Sớm xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm ở nƣớc ta trên3 cấp độ: Cấp quốc gia; cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, cần tiến hành nghiên cứu, rà soát các văn bản vi phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng để đảm bảo tính thống nhất của Luật Tiêu dùng với hệ thống pháp luật Việt Nam và đảm bảo phù hợp với các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cần nhanh chóng đƣa Luật Tiêu dùng đi vào cuộc sống để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng. Phát huy vai trò của Ủy ban Bảo vệ ngƣời tiêu dùng nhằm đảm nhận việc giám sát, điều phối và thông báo bất kỳ một sản phẩm và dịch vụ không an toàn nào, đồng thời định kỳ xem xét việc cải tổ quy định luật pháp cho phù hợp thực tế.

98

Ngoài ra, nhà nƣớc nên có một kênh thông tin tƣ vấn công khai, dự báo trƣớc nguy cơ cũng nhƣ mức độ nguy hiểm của các loại thực phẩm để ngƣời dân nắm bắt và phòng tránh.

Ở cấp địa phương (Uỷ ban nhân nhân tỉnh, thành phố, Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP)

Cần tăng cƣờng hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP các cấp trong việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP trên địa bàn

Chủ động tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn để công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả. Những hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần phải đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, liên tục, bất ngờ, tránh hình thức và làm theo phong trào.

Bên cạnh đó, cần xây dựng về các gƣơng điển hình: ngƣời buôn bán có lƣơng tâm, trách nhiệm, ngƣời tiêu dùng thông thái để nâng cao ý thức cho ngƣời dân về ATTP.

* Đối với cơ quan truyền thông

Cơ quan truyền thông cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục về Luật An toàn thực phẩm và những kiến thức liên quan đến vệ sinh ATTP cho nhà sản xuất, kinh doanh và ngƣời tiêu dùng thông qua nhiều kênh khác nhau nhƣ: truyền hình, truyền thanh, báo chí, pano biển hiệu, tờ rơi... Việc xây dựng các chiến lƣợc truyền thông nhằm tuyên truyền, cổ động các kiến thức cơ bản về vệ sinh ATTP cho cộng đồng phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và đặc điểm của các nhóm dân cƣ, đặc biệt ƣu tiên trọng tâm nhóm phụ nữ

Trên phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ: báo, đài, tivi...thƣờng xuyên có những tiểu phẩm, bài viết về vấn đề ngộ độc thực phẩm, các mặt hàng thực phẩm không an toàn, cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Đặc biệt, những kênh truyền hình của quốc gia nhƣ VTV1, VTV2, VTV3, VTV6 cần phát sóng nhiều hơn những chƣơng trình về ATTP và nên dành một chuyên mục riêng về chủ đề này. Các “game show” trên truyền cũng nên lồng ghép thêm những câu hỏi, kiến thức và thông tin về ATTP, xây dựng những “game show” riêng về ATTP, chẳng hạn nhƣ

99

Panô, áp phích tuyên truyền về vệ sinh ATTP phải đƣợc thiết kế hình thức đẹp, nội dung phù hợp và phải thể hiện đƣợc các vấn đề dƣ luận đang chú ý nhƣ: các nguy cơ do sử dụng thực phẩm không an toàn, các mặt hàng không an toàn, cách phân biệt thực phẩm an toàn...Panô, áp phích phải đƣợc dán rộng rãi ở những nơi công cộng, đặc biệt là ở các chợ để ngƣời tiêu dùng khi mua hàng hoá cảnh giác hơn và ngƣời bán hàng cũng có ý thức hơn về những sản phẩm mình đang bán.

Thiết kế các tờ rơi gọn, đẹp, hƣớng dẫn những kiến thức cơ bản về lực chọn, chế biến bảo quản thực phẩm an toàn và phát tận các hộ gia đình để ngƣời nội trợ có thể dán trên góc bếp, tiện ghi nhớ.

* Đối với các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm

Chấp hành nghiêm những luật lệ và quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Cần nhận thức rằng vi phạm an toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề vi phạm luật mà còn là sự vi phạm đạo đức con ngƣời, vi phạm quyền con ngƣời, vi phạm quyền đƣợc sống trong “an ninh” lƣơng thực thực phẩm và môi trƣờng của ngƣời tiêu dùng trong đó có cả bản thân họ

Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra đƣợc sản phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho ngƣời tiêu dùng.

* Đối với Hội liên hiệp phụ nữ

Hội Liên hiệp phụ nữ cần tiếp tục tăng cƣờng vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ

thực hiện tốt cuộc vận động “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì

sức khỏe gia đình và cộng đồng” bằng nhiều hình thức nhƣ: tập huấn nâng cao kiến

thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngƣời phụ nữ, tuyên dƣơng những hộ gia đình thực hiện tốt các tiêu chí “môi trường sạch, bếp sạch, sử dụng thực phẩm an toàn”, tổ chức các hội thi nhƣ: nấu ăn, trò chơi thi tìm hiểu kiến thức về vệ sinh ATTP, các câu lạc bộ phụ nữ tự trồng rau sạch, chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm an toàn...

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ cũng cần vận động nam giới và các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ trách nhiệm nội trợ cũng nhƣ đảm bảo an toàn thực

100

phẩm với ngƣời phụ nữ nhƣ: tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi về nấu ăn, kiến thức về ATTP dành cho nam giới hoặc cả gia đình cùng tham gia, khuyến khích những chị em nội trợ hƣớng dẫn về kiến thức, thực hành vệ sinh ATTP cho các thành viên trong gia đình và cả những ngƣời xung quanh.

* Đối với các cơ quan nghiên cứu

Các cơ quan nghiên cứu cần chú ý tới việc tạo ra những chế phẩm từ thiên nhiên an toàn đối với sức khỏe con ngƣời với giá cả hợp lý; sớm đƣa các loại kít thử giúp phát hiện nhanh các trƣờng hợp vi phạm ngay từ nơi sản xuất và các điểm phân phối; phát minh, sáng chế các thiết bị thông minh, giúp hỗ trợ công việc nội trợ nhanh chóng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

* Đối với người phụ nữ

Cần tích cực tìm hiểu, chủ động học hỏi, cập nhật những thông tin liên quan đến vệ sinh ATTP để nâng cao nhận thức về tác hại của sử dụng thực phẩm không an toàn và trang bị những kiến thức, kinh nghiệm lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn nhằm thực hiện tốt vai trò đảm bảo ATTP cho gia đình.

Tích cực hƣớng dẫn và chia sẻ những thông tin kiến thức liên quan đến ATTP cho các thành viên thông qua trò chuyện, tâm sự và cả những hành động cụ thể. Vận động ngƣời thân trong gia đình cùng chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình, nội trợ và đảm bảo ATTP

Ở góc độ là ngƣời tiêu dùng, phụ nữ cũng cần kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất vệ sinh ATTP, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho các các cơ quan chức năng theo quy định của Luật.

* Đối với những người thân trong gia đình

Cần hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ trách nhiệm với những ngƣời phụ nữ trong việc chăm sóc gia đình, nội trợ và đảm bảo ATTP, không xem những công việc này là nghĩa vụ của những ngƣời phụ nữ. Bên cạnh đó, những ngƣời thân trong gia đình cũng cần cập nhật thông tin, kiến thức về vệ sinh ATTP để tự bảo vệ mình và cùng trao đổi, chia sẻ với những ngƣời phụ nữ trong gia đình để họ có thêm nhiều kiến thức giúp thực hiện tốt hơn vai trò đảm bảo ATTP gia đình.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1.Trƣơng Văn Dũng (2012), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh

ATTP của người tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành năm 2012, Tạp chí

Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản số 5.

2.Gunter Endrweit và Gisela Trommsdorff, (dịch Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bảo), 1996, Từ điển Xã hội học, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội

3.Cao Thị Hoa và cộng sự (2011), Kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngƣời nội trợ chính trong gia đình ở phƣờng Thanh Lƣơng, quận Hai Bà Trƣng – Hà Nội, Tạp chí y học thực hành, số 7, 2011, Hà Nội, NXB Bộ y tế

4.Hồ Thị Thanh Hiếu, Nguyễn Đình Sơn (2012), Nghiên cứu kiến thức, hành vi vệ sinh của người dân xã Quảng Thành và thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh

Thừa Thiên Huế nâm 2012, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Thừa Thiên

Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 , Trang 137

5.Lê Ngọc Hùng, (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội

6.Nguyễn Hữu Huyên, (2003), Đánh giá thực trạng công tác dảm bảo chất lƣợng VSATTP ở Đắc Lắc 5 năm (1998-2002). Báo cáo toàn văn hội nghị khoa học vệ

sinh ATTP lần thứ 2 năm 2003, Hà Nội, NXB Y học

7.Phạm Thiên Hƣơng (2011), An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các

chợ đầu mối”, nghiên cứu thuộc dự án hợp tác VECO-IPSARD

8.Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội

9.Hà Huy Khôi và cộng sự (2004), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 353-355

10.Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức, Hà Thị Anh Đào (2002), An toàn thực phẩm-Sức khỏe, đời sống và kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 10-35

11.Lê Thị Kim Lan, Nguyễn Duy Hới (2007), Giáo trình xã hội học đại cương, NXB Đại học Huế, Huế)

102

12.Lê Công Minh, Lê Thị Thanh, Tạ Quốc Đạt, 2008, Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh

Long năm 2008, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4

13.Lý Thành Minh, Cao thanh Diễm Thuý (2008), Kiến thức-Thái độ- Thực hành về VSATTP của ngƣời bán và ngƣời mua thức ăn đƣờng phố ở thị xã Bến Tre-Tỉnh Bến Tre năm 2007. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, số 4

14.Lê Tấn Phùng (2012), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khánh Hòa” Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp tỉnh.

15.Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2000), Luật hôn nhân và gia

đình Việt Nam năm 2000, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.

16.Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật an toàn thực

phẩm, NXB Tƣ pháp, Hà Nội

17.Lê Thị Qúy, 2010, Giáo trình Xã hội học giới, NXB Giáo dục, Hà Nội

18.Phạm Văn Quyết, Nguyễn Qúy Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19.Nguyễn Danh Sơn, (2012), Thực trạng sử dụng, quản lý chất thải túi nilon ở Việt Nam và định hƣớng giải pháp từ góc độ kinh tế, Tạp chí môi trường, số 11

20.Lê Thành Tài, Từ Quốc Tuấn (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung cấp dịch vụ thức ăn đườmg phố tại tỉnh An Giang

năm 2008, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4.

21.Hoàng Bá Thịnh, Công nghiệp hoá và những biến đổi đời sống gia đình nông thôn

Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách, Hải Dương, Kỷ yếu

Hội thảo Việt Nam học VNH3.TB9.97

22.Trần Quang Trung, Bộ y tế, cục an toàn thực phẩm, 2013, Tài liệu tập huấn về an

toàn TP cho đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố, Hà Nội

23.Từ Quốc Tuấn (2010), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm tại tỉnh An Giang năm

2009, Luận án chuyên khoa cấp 2, chuyên ngành Quản lý y tế, trƣờng Đại học Y

103

24.Lê Minh Uy (2010), Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn của người sản

xuất thực phẩm tại An Giang năm 2009, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,

tập 14, Phụ bản số 2

25.Uỷ ban khoa học công nghệ và môi trƣờng (2009), Báo cáo thẩm tra dự án luật an toàn thực phẩm, Hà nội

26.Uỷ ban nhân dân phƣờng Phú Hậu (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

27.Uỷ ban nhân dân phƣờng Vĩnh Ninh (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

Tài liệu tiếng Anh

28.Daman Pattron (2005), An observation study of the Awareness of Food Safety Practices in households in Trinidad, West Indies.

29.Kiah Smith and Geoffrey Lawrence (2010), Food risks, old and new: Demographic characteristics and perception of food additives, regulation and contamination in Australia Sandra Buchler, Journal of Sociology (The Journal of the Australian Sociological Association), pp 353-375.

30.Maizun Mohd Zain anh Nyi Nyi Naing (2002), Sociodemographic Characteristics of Food Handlers anh their knowledge, Attitude and Practice Towards Food Sanitation: A Preliminary report

31.Shuchi Rai Bhatt (2010), Impact Analysis of knowledge Practice for Food Safety in

Urban Area of Varanasi, Pakistan Journal of Nutrution

Tài liệu trên website

32.4 điều thú vị về hành vi con ngƣời, Tham khảo sách “10 interesting things about human behavior” của tác giả Suzanne L.Davis,Ph.D , http://diendanbaclieu.net/diendan/showthread.php?30650-4-dieu-thu-vi-ve-hanh- vi-cua-con-nguoi-). cập nhật ngày 20-10-2012

33.Hoàng Anh, Hƣơng Lan, Ung thư ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới vì... tiền, http://www.nguoiduatin.vn/ung-thu-o-viet-nam-cao-hang-dau-the-gioi-vi-tien- a119740.html, cập nhật ngày 27.12.2013

104

34.Lê Anh, Trình độ học vấn quyết định việc ăn uống, http://giaoduc.net.vn/Suc- khoe/Trinh-do-hoc-van-quyet-dinh-viec-an-uong-post32846.gd, cập nhật ngày 21/01/2012

35.Hiền Dung, Để tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm an toàn, http://afamily.vn/an- ngon/de-tu-lanh-la-noi-bao-quan-thuc-pham-an-toan-20090622025418603.chn, cập nhật ngày 22-07-2009

36.Dƣ địa chí Huế, http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/?sel=3&id=799, cập nhật ngày 25/11/2013

37.Thu Hạnh, Cái chết từ từ đi qua đường miệng, http://www.anninhthudo.vn/moi-

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)