Lý thuyết cấu trúc-chức năng

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 31)

7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.2.2. Lý thuyết cấu trúc-chức năng

Lý thuyết cấu trúc - chức năng hình thành từ thế kỷ XXI. Là một trong những trƣờng phái lý thuyết có ảnh hƣởng rất lớn trong xã hội học, lý thuyết này gắn với tên tuổi của các nhà xã hội học nhƣ: Ausguste Comte, Emile Durkheim, Talcott Parson, Merton....Quan điểm của các nhà chức năng luận nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có một chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tƣ cách là một cấu trúc tƣơng đối ổn định, bền vững [5]. Từ luận điểm này, lý thuyết cấu trúc-chức năng coi phụ nữ và nam giới nhƣ những bộ phận khác nhau tạo nên hệ thống xã hội. Phụ nữ và nam giới tuy có cấu trúc sinh học khác nhau nhƣng giữa họ có quan hệ về mặt xã hội hết sức chặt chẽ với nhau, chính sự tƣơng tác giữa hai thành phần này đã thiết lập nên mối quan hệ giới trong xã hội. Một trong những yếu tố thể hiện mối quan hệ xã hội giữa họ là sự phân công lao động - việc thực hiện các chức năng và vai trò xã hội giữa nam giới và phụ nữ trong phạm vi gia đình và công cộng.

Theo quan điểm của Talcott Parson, trong mỗi gia đình phụ nữ và nam giới đều giữ những vai trò nhất định, đây là vai trò đã đƣợc phân định rõ ràng và họ đều phải học hỏi để thực hiện các vai trò đó [11]. Theo đó, phụ nữ duy trì hoạt động bên trong

24

gia đình, đảm nhận công việc nội trợ và trách nhiệm nuôi con. Còn nam giới thực hiện các chức năng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họ trong lực lƣợng lao động. Điều đó có nghĩa là, phụ nữ là lực lƣợng lao động trong gia đình, còn nam giới là lực lƣợng lao động bên ngoài gia đình. Theo quan điểm này, phụ nữ có khả năng sinh đẻ, nuôi con nên họ đƣợc xem là phù hợp nhất với vai trò tình cảm (duy cảm), còn nam giới với trách nhiệm xã hội chính là thành đạt trong lực lƣợng lao động xã hội, nên nam giới đƣợc xã hội hoá để trở thành ngƣời duy cảm.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, giữa phụ nữ và nam giới đều có sự phân định chức năng riêng biệt, do đó mà phạm vi hoạt động của họ cũng khác nhau. Cả nam giới và phụ nữ đều phải học cách nhận diện giới tính cũng nhƣ các kỹ năng và thái độ phù hợp, cần thiết để thực hiện tốt vai trò giới của mình thông qua quá trình xã hội hoá.

Là một thiết chế xã hội, một trong những chức năng quan trọng của gia đình đó là kiểm soát, sàng lọc và bảo vệ các thành viên trƣớc những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Vậy, trong việc đảm bảo ATTP cho các thành viên, gia đình đã thực hiện chức năng đó nhƣ thế nào? Áp dụng lý thuyết cấu trức - chức năng sẽ giúp lý giải vấn đề này. Bên cạnh đó, lý thuyết này còn đƣợc sử dụng để giải thích, tại sao lâu nay trong quan niệm của nhiều ngƣời vẫn xem công việc chăm sóc nhà cửa, đi chợ, nấu ăn, trong đó có việc đảm bảo ATTP là của phụ nữ. Và xã hội kỳ vọng, mong đợi ở ngƣời phụ nữ luôn làm tròn vai trò đó. Tuy nhiên, để đáp ứng đƣợc kỳ vọng đó, những ngƣời phụ nữ đã thực hiện vai trò của mình nhƣ thế nào? Họ đã làm gì để hoàn thành tốt công việc này? Trong quá trình đó, họ gặp những khó khăn gì và cách khắc phục ra sao để đảm bảo cho gia đình có những bữa ăn vệ sinh và an toàn?

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)