Lựa chọn các chủng loại thực phẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 46)

7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.1.4. Lựa chọn các chủng loại thực phẩm

Khi chất lƣợng thực phẩm trên thị trƣờng đang là nỗi hoang mang, lo lắng của nhiều chị em ở hai phƣờng khảo sát thì để mua đƣợc những thực phẩm đảm bảo an toàn cho gia đình không phải là điều dễ dàng. Ngoài việc phải đắn đo xem nên mua thực phẩm ở đâu, ngƣời phụ nữ còn phải cân nhắc xem nên mua cái gì để vừa có những bữa cơm ngon, đủ dinh dƣỡng lại đảm bảo an toàn cho các thành viên. Vậy, các bà, các chị, các mẹ phƣờng Vĩnh Ninh và Phú Hậu đã làm gì để có đƣợc những thực phẩm chất lƣợng và an toàn nhất cho gia đình mình?

39

Về cơ bản, có hai loại thực phẩm thƣờng hay đƣợc sử dụng trong các hộ gia đình đó là thực phẩm tƣơi sống (rau, củ, quả, thịt, cá, tôm...chƣa qua chế biến) và thực phẩm đã qua chế biến (thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh hoặc thức ăn đã nấu chín...). Mỗi loại thực phẩm, các chị em phụ nữ ở phƣờng Vĩnh Ninh và Phú Hậu đều có những cách thức lựa chọn dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm của họ (51,9%) [Xem PL.5]

Đối với thực phẩm tƣơi sống, yếu tố cảm quan bên ngoài cực kỳ quan trọng, ngƣời phụ nữ khi lựa chọn thƣờng sử dụng “tứ chẩn” (nhìn, sờ, nếm, ngửi) để phân biệt. Một phụ nữ nội trợ ở phƣờng Phú Hậu đã chia sẻ về cách chọn cá:”Dân miềng có câu “Mua cá thì phải xem mang, mua bầu xem cuống mới toan không nhầm” cũng là một cách để mình biết mà chọn đồ tươi đó cháu. Nhưng mà bữa ni đi chợ, muốn chọn cá không bị ướp đạm thì mình phải tinh, vì cá ướp đạm nhìn bề ngoài thấy tươi lắm, mắt cá trong, mang cá đỏ bình thường nhưng khi mình ấn tay vô thì sẽ bị mềm, lõm

xuống, ngửi con cá có mùi hắc hắc chứ không phải mùi tanh” (PVS, Phú Hậu, nữ, 45

tuổi, THCS, thợ may). Một nữ giáo viên ở phƣờng Vĩnh Ninh cũng đã kể về cách chọn rau, củ của mình: “Thay vì mua mấy loại dễ bị phun thuốc như rau ngót, rau cải, mướp đắng, dưa chuột... thì chị hay mua bí đỏ, rau khoai lang, mấy loại đó ít bị sâu nên chắc là người ta cũng không cần dùng thuốc. Chị cũng hay mua mấy loại củ quả vỏ dày vì chị nghĩ nếu người ta có phun thuốc cũng đỡ bị ngấm vô trong. Khi mua củ quả chị thường chọn những loại nhỏ nhỏ nhưng cầm nặng tay và chắc, loại nhìn thì to

nhưng cầm nhẹ chắc chắn là bị phun thuốc kích thích đó”. (PVS số 4, 35 tuổi, thạc sỹ,

giảng viên).

Với các loại thực phẩm đƣợc chế biến biến sẵn, ngoài việc quan tâm đến bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng nhƣ đã phân tích ở trƣớc, các chị em phụ nữ còn chú ý đến đến yếu tố vệ sinh tại địa điểm bán hàng, đặc biệt là khi mua những loại thức ăn đƣợc nấu sẵn. Với ƣu điểm thuận tiện, nhanh chóng, giá cả phải chăng nên dịch vụ cung cấp thực phẩm chế biến sẵn ngày càng trở nên phổ biến và đáp ứng một lƣợng nhu cầu rất lớn của cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mang lại, loại thức ăn này vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất vệ sinh, ngộ độc thực phẩm, nhất là những hàng quán lụp xụp vỉa hè, các gánh hàng rong di động không có sự quản

40

lý về vệ sinh ATTP. Vì vậy, việc các chị em phụ nữ có ý thức nâng cao cảnh giác, kỹ lƣỡng, cẩn thận trong lựa chọn thực phẩm nấu sẵn sẽ là những hành vi cần thiết góp phần bảo vệ sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình. Một phụ nữ hƣu trí ở phƣờng Vĩnh Ninh cho biết:”Khi mua bún, cháo thì dì thường chọn chỗ mô quán xá nhìn sạch sẽ, người bán áo quần, tóc tai gọn gàng, đũa bát trắng trẻo, nơi để đồ ăn cao ráo,

không ruồi nhặng” (PVS, Vĩnh Ninh, nữ, 61 tuổi, trung cấp, hƣu trí). Một phụ nữ khác

ở phƣờng Phú Hậu cũng trả lời tƣơng tự:”Vì không rảnh mà nấu, nên thường buổi sáng dì hay mua bún, bánh canh về ăn. Dì mua gần nhà, chỗ nớ họ cũng vệ sinh sạch sẽ lắm, tới cái bát cũng sạch sẽ, cơm hến cũng rứa, quán mô chộ (thấy) sạch thì mình ăn. Nói chung là mình chộ họ làm sạch sẽ mình mua, còn nhớp (bẩn) là mình không

mua” (PVS, Phú Hậu, nữ, 52 tuổi, mù chữ, buôn bán).

Không những kết hợp giữa hiểu biết và kinh nghiệm để lựa chọn thực phẩm, nhiều phụ nữ ở hai địa bàn khảo sát đã và đang thay đổi thói quen lựa chọn và sử dụng các chủng loại thực phẩm (52,8%) [Xem PL.5]. Khi thị trƣờng thực phẩm còn chƣa đƣợc quản lý hiệu quả thì việc điều chỉnh thói quen trong ăn uống hàng ngày là một trong những cách làm mà các chị em có thể giúp cho gia đình thích ứng với hoàn cảnh, nhằm hạn chế phần nào những thực phẩm không an toàn xâm nhâp vào gia đình, góp phần bảo vệ sức khoẻ các thành viên.

Thay vì những bó rau xanh mƣớt, quả bóng mƣợt nhờ chất kích thích tăng trƣởng, thuốc trừ sâu độc hại, nhiều chị em phụ nữ đã bắt đầu để mắt đến những cân quả xấu, mớ rau cằn, thậm chí bị sâu cắn lỗ chỗ. “Hồi trước dì ra chợ thấy rau quả tươi, non, nhìn đẹp mắt là mua nhưng bữa ni tươi non quá lại thấy sợ, không dám mua. Chỉ chọn mấy bó rau xấu xấu, già già một tí nhưng yên tâm vì chắc là không có

thuốc men chi”(PVS, Phú Hậu, nữ, 43 tuổi, tiểu học, buôn bán).

Thay vì mua nhiều thịt và sử dụng nhiều chất phụ gia, không ít chị em nội trợ bây giờ đã hạn chế dùng, rồi những món “khoái khẩu” nhƣng nếu biết không an toàn cũng ít đƣợc lựa chọn. Một phụ nữ chia sẻ: “Từ ngày thấy ti vi đưa tin nhiều về thịt heo có chất tạo nạc nên dù cả nhà rất thích ăn nhưng dì vẫn hạn chế mua. Trước đây thì ăn hàng ngày nhưng chừ thì chỉ ăn tối đa một đến hai bữa một tuần. Kể cả mấy loại gia vị như mì chính, hạt nêm, bột màu cũng dùng ít lắm, nhiều khi mình hầm

41

xương lấy nước để đỡ nêm nhiều mì chính, hoặc lấy nghệ, hạt điều để tạo màu” (PVS,

Vĩnh Ninh, nữ, 46 tuổi, đại học, kế toán)

Trƣớc sự bất an của thị trƣờng hàng hoá, đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc lựa chọn đƣợc những thực phẩm an toàn dƣờng nhƣ càng trở nên khó khăn hơn. Vậy những ngƣời bà, ngƣời mẹ ở địa bàn khảo sát đã làm gì để bảo vệ những thiên thần bé nhỏ ấy?

Qua phỏng vấn sâu một số trƣờng hợp gia đình có con nhỏ, chúng tôi đã cảm nhận đƣợc sự lo âu cũng nhƣ những cố gắng của ngƣời phụ nữ nội trợ nhằm đảm bảo cho những đứa con thân yêu của mình có đƣợc những thực phẩm an toàn, chất lƣợng và tốt nhất trong điều kiện có thể. Một ngƣời mẹ trẻ đã cho biết: “Vì trẻ em sức đề kháng còn yếu nên mình phải lo nhiều. Đồ ăn cho con thì phức tạp hơn. Ví dụ như rau thì mình nhờ bà ngoại mua của những người quen trồng dưới làng rồi đem lên, gói kín để vào tủ lạnh ăn dần. Thịt thì chỉ cho con ăn thịt bò, hiếm khi ăn thịt heo. Cá tôm thì

tìm mua cá tự nhiên, cá sông, không mua cá nuôi”(PVS, Vĩnh Ninh, nữ, 30 tuổi, đại

học, hƣớng dẫn viên du lịch). Một ngƣời bà đang chăm cháu nhỏ cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Nhà dì không có đất nên dì mua mấy cái thùng xốp về tranh thủ trồng ít rau để nấu cháo cho cháu, chứ mua ngoài chợ không an tâm tý mô hết. Thức ăn của cháu thì thườngdì đi chợ từ sáng sớm để mua cá, ếnh, lươn đồng hoặc cá sông, tôm sông của mấy người “làm nghề” ( đánh bắt thuỷ sản) mới lên bán. Cũng cực hơn nhưng

được cái yên tâm hơn”(PVS, Vĩnh Ninh, 61 tuổi, trung cấp, hƣu trí).

Nhƣ vậy, có thể thấy, trƣớc những bất ổn của thị trƣờng thực phẩm hiện nay, với ý thức trách nhiệm và tình yêu thƣơng của những ngƣời làm vợ, làm mẹ, các chị em phụ nữ ở hai phƣờng Vĩnh Ninh và Phú Hậu đã và đang hàng ngày cố gắng, nỗ lực thực hiện những cách làm khác nhau để có thể lựa chọn đƣợc những thực phẩm tốt và an toàn nhất cho gia đình trong điều kiện và khả năng có thể, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cho những ngƣời thân yêu.

Rõ ràng, qua những phân tích trên cho thấy, lựa chọn thực phẩm - đó không chỉ đơn giản là việc thích ăn gì ra chợ mua và trả tiền là xong. Trƣớc tình hình giá cả leo thang, đắt đỏ, hàng hoá không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, hàng chứa nhiều hoá chất độc hại đang tràn lan trên thị trƣờng hiện nay. Những ngƣời phụ

42

nữ hàng ngày đảm đƣơng công việc nội trợ, ngoài phải đắn đo xem nên mua thực phẩm ở đâu, mua nhƣ thế nào, họ còn phải cân nhắc xem nên mua cái gì để vừa hợp khẩu vị các thành viên trong gia đình, vừa đảm bảo dinh dƣỡng, vừa an toàn lại phải phù hợp với túi tiền. Đó quả thực là một bài toán khó cho những bà nội trợ trong bối cảnh hiện nay. Vậy, những chị em ở phƣờng Vĩnh Ninh và Phú Hậu đã giải bài toán đó nhƣ thế nào?

Biểu đồ 2.7: Tiêu chí ƣu tiên khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình của phụ nữ

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 8/2014)

Biểu đồ 2.7 cho thấy, trong 3 tiêu chí chúng tôi đƣa ra để khảo sát thì “giá cả

phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình” đƣợc các chị em phụ nữ lựa chọn

nhiều nhất (59%), tiếp đến là “thực phẩm phải đảm bảo an toàn” (42,9%) và cuối cùng là “thực phẩm đa dạng, giá trị dinh dưỡng cao” (32,1%).

Một điều ngạc nhiên là có đến 86,6% tỷ lệ phụ nữ trả lời cho rằng họ quan tâm và rất quan tâm đến vấn đề ATTP [Xem PL.4]; có 64,2% chị em cho rằng mình không an tâm và hoàn toàn không an tâm về chất lƣợng của thực phẩm trên thị trƣờng hiện nay [Xem biểu đồ 2.1]. Thế nhƣng, khi quyết định mua thực phẩm cho gia đình thì chiếm tỷ lệ cao nhất lại là ƣu tiên tiêu chí giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tiếp đến mới là tỷ lệ ƣu tiên cho tiêu chí an toàn.

43

Tại sao lại có sự khác nhau nhƣ vậy?Liệu đó có phải là sự mâu thuẫn trong câu trả lời hay không? Theo Shermer, một nhà tâm lý học xã hội, sự không nhất quán giữa thái độ và hành động cũng khá là phổ biến:”Mặc dù chúng ta có thể suy nghĩ một cách logic, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta luôn luôn làm được như vậy, và có nhiều

yếu tố tương tác khác nhau đã gây nên hành vi của con người” [32].

Có thể những phụ nữ trong mẫu khảo sát đa số đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh ATTP. Họ cảm thấy lo lắng và bất an về chất lƣợng của nhiều sản phẩm trên thị trƣờng hiện nay nhƣng khi quyết định mua thực phẩm thì kinh tế vẫn là một yếu tố quan trọng chi phối ngƣời phụ nữ, khiến hành vi trên thực tế đôi khi không phù hợp với mong muốn của bản thân họ.

Tìm hiểu chi tiêu của các gia đình ở hai địa bàn khảo sát, kết quả cho thấy: mức chi tiền ăn dƣới 15.000 đồng/ngày/ngƣời chiếm đến 39,4%, tiếp đến là mức chi từ 15.000 đến 30.000 đồng/ngƣời/ngày chiếm 32,6% và chi trên 30.000 đồng/ngƣời/ngày chỉ chiếm 28%.

Biểu đồ 2.8: Mức chi tiêu cho mua thực phẩm của các gia đình (đồng/ngƣời/ngày)

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 8/2014)

Nhƣ vậy, so với giá cả thị trƣờng hiện tại thì số tiền mà hằng ngày phụ nữ chi để mua thực phẩm cho các thành viên trong gia đình còn khá thấp. Đây là một hạn chế để ngƣời nội trợ có thể ƣu tiên cho những thực phẩm an toàn, có giá trị dinh dƣỡng cao. Thực tế khảo sát cho thấy, hiện nay, ở thành phố Huế chỉ có hai siêu thị BigC và

44

CoopMark là có bán rau sạch, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP nhƣng giá cả đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 ngoài chợ nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện tiếp cận. Vì thế, chợ vẫn là nơi mua thực phẩm chủ yếu của phụ nữ cho bữa ăn hàng ngày.Chỉ riêng ở chợ, cũng có sự khác nhau rõ rệt về giá cả giữa các loại thực phẩm. Những thực phẩm tƣơi ngon, đảm bảo tính an toàn hơn thƣờng có giá cao hơn những sản phẩm cùng loại nhƣng kém an toàn và tƣơi ngon hơn.

Bảng 2.1: Giá cả một số loại thực phẩm tại chợ và siêu thị ở thành phố Huế Tên hàng Giá (đồng/kg)

Chợ Siêu thị

Khoai tây Trung Quốc 20.000 -

Khoai tây Đà Lạt 30.000 35.000

Cà rốt Trung Quốc 18.000 -

Cà rốt Đà Lạt 35.000 40.000

Tôm bạc nuôi 110.000 150.000

Tôm gân tự nhiên 200.000 350.000

Cá rô nuôi 30.000 45.000

Cá rô tự nhiên 80.000 110.000

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại chợ Hai Bà Trưng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế và siêu thị BigC Huế ngày 16/9/2014)

Điều này phần nào đã lý giải tại sao phụ nữ lại ƣu tiên tiêu chí giá cả hơn là yếu tố an toàn khi quyết định mua thực phẩm. Khi điều kiện kinh tế không cho phép, dù có mong muốn, có nhu cầu nhƣng có thể ngƣời ta buộc phải ƣu tiên chọn những thực phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền hơn là chi thêm tiền để mua đƣợc những thực phẩm an toàn nhƣng vƣợt quá khả năng của họ.“Nói chung, cũng có nhiều gia đình khó khăn, biết chưa được an toàn lắm nhưng mà đôi lúc vẫn mua, vì tiền mô mà mua những thứ cho xịn, cho ngon, vì rứa cho nên phải mua những cái mà nghĩ

rằng chưa được an toàn đó cũng là vì điều kiện kinh tế”. (PVS, Phú Hậu, nữ, 52 tuổi,

45

Một điều đáng chú ý ở đây là khi so sánh giữa phƣờng Vĩnh Ninh và phƣờng Phú Hậu, kết quả đã cho thấy có sự khác nhau trong việc lựa chọn các tiêu chí ƣu tiên khi quyết định mua thực phẩm.

Biểu đồ 2.9: Tƣơng quan giữa địa bàn cƣ trú với tiêu chí ƣu tiên khi mua thực phẩm

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 8/2014)

Biểu đồ 2.9 cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa hai phƣờng với việc lựa chọn các tiêu chí ƣu tiên, phụ nữ phƣờng Vĩnh Ninh khi lựa chọn thực phẩm thƣờng ƣu tiên nhiều nhất đến tiêu chí “đảm bảo an toàn” (57,5%), thứ hai là “thực phẩmđa dạng, có

giá trị dinh dưỡng cao” (42,5%) và cuối cùng là “giá cả phải chăng, phù hợp với điều

kiện kinh tế gia đình” (27.4%). Trong khi đó, phụ nữ phƣờng Phú Hậu lại ƣu tiên nhiều nhất đến tiêu chí “giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình”(75.5%), tiếp đến là “thực phẩm đảm bảo an toàn” (31.7%) và thấp nhất là

“thực phẩmđa dạng, có giá trị dinh dưỡng cao” (26.6%).

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1,Vĩnh Nĩnh là một trong những phƣờng có điều kiện kinh tế phát triển của thành phố Huế, mặt bằng dân trí cao, phần lớn là cán bộ công chức. Trong khi đó, Phú Hậu là một trong những phƣờng khó khăn của thành phố Huế, mặt bằng dân trí thấp, nghề nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông và buôn bán nhỏ. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự không giống nhau trong việc lựa chọn tiêu chí ƣu tiên khi quyết định mua thực phẩm cho gia đình của phụ nữ ở hai địa bàn khảo sát.

Qua phân tích trên một lần nữa cho thấy, mặc dù ngƣời phụ nữ vẫn ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho gia đình nhƣng

46

do hạn chế về thu nhập nên đôi khi buộc phải “liệu cơm gắp mắm”, không cho phép họ có thể thực hiện đúng nhƣ mong muốn của mình. Một phụ nữ ở phƣờng Phú Hậu đã cho biết: “Làm ra thì được ít mà giá cả thì tăng cao, mỗi lần đi chợ là khó lắm, cầm bốn chục ngàn răng (sao) ăn cả ngày được, trong khi đó 5 người cùng ăn. Thấy mấy con cá sông, tôm sông ngon nhưng đắt quá không dám mua, chỉ mua mấy con cá nuôi, tôm nuôi về ăn thôi” (PVS, Phú Hậu, nữ, 52 tuổi, tiểu học, buôn bán).

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng, vẫn có một số ít chị em phụ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)