Lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 30)

7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết vai trò

Lý thuyết vai trò đƣợc “phát triển từ hai hướng tiếp cận, của một quan sát xã hội

học vi mô và của một quan sát xã hội học vĩ mô” và về mặt khoa học đƣợc hình thành

nhƣ là bộ phận của một tiếp cận “lý thuyết hành động-tương tác” và của một tiếp cận

“lý thuyết hệ thống-chức năng”. Trong giao diện của cả hai khuynh hƣớng tiếp cận lý

thuyết, lý thuyết vai trò có nhiệm vụ nhƣ là một “quan niệm trung gian”, nhƣ là “lý

thuyết tầm trung bình” có chủ đề là các cơ chế trung chuyển giữa cá thể và hệ thống.

Do khả năng vận dụng cao, có thể thấy khái niệm vai trò trong nhiều lý thuyết quan trọng của xã hội học đại cƣơng từ xã hội học vĩ mô (lý thuyết cấu trúc-chức năng, lý thuyết xung đột, lý luận tân mác xít) đến xã hội học vi mô (lý thuyết tƣơng tác, lý thuyết hành vi)

Lipton xem vai trò là cách ứng xử đƣợc quy định sẵn và có tính áp đặt tƣơng ứng với những vị trí nhất định. Ông đã phân biệt giữa vai trò và vị thế, vai trò nhƣ là phƣơng diện biến động của vị thế. Mead lại mô tả vai trò nhƣ là kết quả của một quá trình tƣơng tác mang tính rèn luyện và sáng tạo. Moreno đã xây dựng khái niệm đóng vai “role playing” cũng nhƣ việc phân hoá thành “các vai trò” “tâm thế” “tâm trạng” và “xã hội”. Sau này, khái niệm vị thế lại đựơc thể hiện một cách kinh điển bởi Parsons. Trong phác thảo về “Lý thuyết hành động và hệ thống tổng quát” của mình (1937, 1951) ông đã cho rằng hệ thống văn hoá qua các quá trình thiết chế hoá đƣợc nhất thể hoá vào hệ thống xã hội và thông qua xã hội hoá và nhập tâm hoá đƣợc nhất thể hoá vào nhân cách. Ở đây vai trò xã hội là các phần tử cơ bản của các hệ thống xã hội; sự nhập tâm hoá chúng đảm bảo cho việc hội nhập và với nó sự ổn định hệ thống nhƣ là một tổng thể [2].

Nói đến vai trò thực ra là nói đến cả một nhóm các khái niệm trực thuộc với nhau mà sau đó tạo thành lý thuyết vai trò nhƣ là hệ thống khái niệm: vai trò, địa vị, kỳ vọng, chế tài, hành vi. Sau đó là những khái niệm thêm và bổ sung nhƣ năng lực-cái tôi, quyền lực, bản sắc, sự đồng nhất, tình huống và những phân hoá của vai trò nhƣ vai trò quy cán và vai trò giành đƣợc, thuộc tính vai trò, đảm nhận vai trò, khoảng cách vai trò, xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, đóng vai trò, chuỗi vai trò...

23

Với vai trò, ngƣời ta tìm cách mô tả, giải thích và dự báo sự trung chuyển của cá thể và xã hội cũng nhƣ của cá nhân và hệ thống một cách thấu đáo và việc phù hợp vào việc xây dựng lý luận. Ngƣời ta hiểu vai trò là một “tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những ngƣời mang các địa vị. Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi” [11].

Vận dụng lý thuyết vai trò vào nghiên cứu đề tài, tôi sẽ xem xét, phân tích vai trò của ngƣời phụ nữ trong việc đảm bảo ATTP gia đình trên một số khía cạnh:

Thứ nhất, tìm hiểu việc thực hiện vai trò, cụ thể là tìm hiểu thái độ, hành vi của ngƣời phụ nữ trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn.

Thứ hai, tìm hiểu những đánh giá của ngƣời thân trong gia đình đối với vai trò

của phụ nữ trong đảm bảo ATTP.

Thứ ba, tìm hiểu những khó khăn và cách khắc phục khó khăn của phụ nữ trong

quá trình họ thực hiện vai trò đảm bảo ATTP gia đình.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)