Nâng cao chất lượng nguồn nhân lự cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 114)

- Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài

Cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài theo phương hướng tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực. Để thực hiện mô hình “ một cửa” giải quyết nhanh gọn và đơn giản các thủ tục về đầu tư, Nhà nước nên tham khảo mô hình Thái Lan: cơ quan hợp tác đầu tư là “cửa”duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc tiếp theo, đồng thời thay mặt nhà đầu tư liên hệ với các cơ quan hữu quan, rồi trả lời các nhà đầu tư, tạo điều kiện rất thuận lợi cho họ. Đó là một trong

106

những nguyên nhân làm cho Thái Lan trở thành nước thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong số các nước ASEAN.

- Về đội ngũ cán bộ.

Cần có chiến lược đào tạo cán bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là những chuyên gia trong từng lĩnh vực, có phong cách giao tiếp và trình độ ngoại ngữ thông thạo. Cần tăng cường sử dụng có chọn lọc các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường thêm đội ngũ có tầm quản lý vĩ mô.

Về lâu dài, nên có kế hoạch đào tạo chuyên ngành đầu tư nước ngoài trong trường đại học theo chương trình mới và cơ bản hoà nhập với các nước trong khu vực và các nước phát triển, từ đó có thể chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ về lĩnh vực này của đất nước.

Hiện nay, Việt Nam đang thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư. Vì thế cần tập trung giải quyết 3 vấn đề sau:

(1) số lượng nhân lực trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh; (2) chất lượng của nguồn lao động;

(3) tính kỷ luật của lực lượng lao động.

Như vậy, chiến lược giáo dục - đào tạo phải có thay đổi cho hợp với yêu cầu phát triển đất nước:

 Phải chuẩn bị trước nguồn nhân lực cho những lĩnh vực định hướng thu hút đầu tư. Chẳng hạn chuẩn bị đội ngũ kỹ sư và công nhân có chuyên môn cho lĩnh vực vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano...là những lĩnh vực công nghệ cao mà Việt Nam đang muốn phát triển.

 Cần có kế hoạch đào tạo nguồn lao động công nghệ cao như đội ngũ lập trình viên, đội ngũ kỹ sư công nhân bậc cao làm việc trong các lĩnh vực cơ

107

khí chính xác, điện tử, tin học...Đồng thời phải đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý, ngân hàng, tài chính, luật sư, kiểm toán, kế toán đạt trình độ quốc tế.

Để làm được điều này cần phải nâng cấp các cơ sở đào tạo của Việt Nam tiến tới chất lượng quốc tế. Cần thiết phải xây dựng một vài trường đào tạo có đẳng cấp quốc tế.

Mặt khác, nên mời các nhà quản lý của nhà đầu tư Hoa Kỳ sang giảng dạy tại các cơ sở đào tạo này, hoặc liên kết đào tạo với họ.

 Điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý giữa việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có tay nghề cao với đội ngũ các cán bộ, nhà quản lý...

 Cần phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động xã hội. Gắn đào tạo và dạy nghề với thực tế xã hội, đảm bảo cho lao động được đào tạo thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay, đặc biệt đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, tin học.

Các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ không đánh giá cao lao động rẻ mà họ quan tâm hơn đến chất lượng lao động. Điều này lại rất hợp lý với những lĩnh vực công nghệ cao mà Việt Nam mong muốn các TNC Hoa Kỳ đầu tư. Đây là một thách thức đối với Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Vì vậy, cần tập trung giải quyết 3 vấn đề sau: số lượng nhân lực trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, chất lượng của nguồn nhân lực và thứ ba là tính kỷ luật của lực lượng lao động. Như vậy, chiến lược giáo dục – đào tạo phải có thay đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Cần phải chuẩn bị trước nguồn nhân lực cho những lĩnh vực định hướng TNC Hoa Kỳ đầu tư, đồng thời cần phải đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý, ngân hàng, tài chính, luật sư, kiểm toán, kế toán đạt trình độ quốc tế.

108

Đối với cán bộ quản lý, cần chú trọng đào tạo cả kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ lẫn phẩm chất đạo đức. Việc nắm vững các kiến thức về luật pháp quốc tế, về thương trường thế giới cũng cần được lưu tâm bởi các cơ quan có liên quan. Việc đào tạo và đào tạo lại công nhân kỹ thuật để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư nước ngoài là rất cấp thiết để giải quyết tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ tay nghề cao ở Việt Nam hiện nay.

Nhà nước cũng như các bộ, ngành có liên quan cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng phạm vi đào tạo dạy nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật tại các địa phương, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, hoặc những địa phương có thế mạnh về lao động. Việc đào tạo cần được tiến hành đồng thời, có hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, ngoại ngữ, luật pháp; cần cải tiến nội dung chương trình đào tạo theo hướng coi trọng thực hành, thường xuyên kiểm tra phân bậc tay nghề thông qua hình thức thi tay nghề, thi tuyển công nhân tài năng, gắn chặt việc đào tạo nghề tại các trường với doanh nghiệp FDI, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.

Để làm được điều này, Nhà nước cần phải nâng cấp các cơ sở đào tạo của Việt Nam tiến tới chất lượng quốc tế. Mặt khác, cần thiết phải xây dựng một vài trường đào tạo có đẳng cấp quốc tế và cũng nên mời các nhà quản lý của các TNC Hoa Kỳ sang giảng dạy tại các cơ sở đào tạo này, hoặc liên kết đào tạo với họ.

Nhận rõ điều này, Việt Nam đã có chủ trương chú trọng đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, một mặt để giải quyết cơn khát lao động có trình độ tay nghề cao cho nhà đầu tư hiện nay, mặt khác để nguồn nhân lực tiếp tục là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong dài hạn.

Để đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo cũng đã ký với một số doanh nghiệp, hiệp hội để đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu trong một số lĩnh vực ưu tiên. Việt Nam cũng đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo như mở đại học tư

109

thục, trường dạy nghề đào tạo tại Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này bên cạnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ ngân sách Nhà nước.

Một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và năng lực cạnh tranh trong môi trường đầu tư toàn cầu hiện nay là điều kiện thiết yếu để Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đàu tư trong hoàn cảnh cạnh tranh vốn FDI ngày càng mạnh mẽ.

110

KẾT LUẬN

Hoa Kỳ là quốc gia phát triển bậc nhất thế giới và là trung tâm kinh tế - chính trị của thế giới với thị trường rộng lớn. Với vai trò nổi trội trong đời sống kinh tế thế giới, nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng trong hoạt động đầu tư quốc tế nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng tại Việt Nam.

Thực tiễn hoạt động FDI tại Việt Nam 20 năm qua cho thấy, nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ đã có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tạo cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho quá trình CNH - HĐH đất nước. Với hướng đầu tư tập trung vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: viễn thông, dầu khí, công nghiệp nặng, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, khách sạn du lịch… đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng tiến bộ. Thông qua nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ, Việt Nam có có hội thuận lợi để học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia phát triển bậc nhất thế giới; giải quyết các khó khăn về vốn, công nghệ và kỹ thuật sản xuất; cải thiện công nghệ, … Đồng thời còn cho phép Việt Nam giải quyết được phần nào công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng tạo nên những hiệu quả cao trong lao động.

Bên cạnh những thuận lợi nhất định vẫn còn những khó khăn và tồn tại trong bức tranh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam mặc dù quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang ngày một tốt đẹp đánh dấu nhiều bước tiến thành công trong quan hệ kinh tế giữa hai bên. Nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian vừa qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của Hoa Kỳ và quan hệ ngoại giao của hai nước. Vì vậy, Việt Nam cần có những biện pháp tích cực nhằm tăng cường thu hút hơn nữa vốn FDI từ Hoa Kỳ trong thời gian tới.

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. An Như Hải và Trần Quang Lâm (2006), Kinh Tế Có Vốn Đầu Tư Nước

Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2009 và kế họach phát triển kinh tế-xã hội năm 2010

3. Bộ kế hoạch và đầu tư (2005) “Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam” = The impact of the U.S. - Vietnam bilateral trade agreement on overall and U.S. foreign direct investment in Vietnam NXB: Chính trị Quốc gia.

4. Bộ kế hoạch và đầu tư (2009): Văn bản pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp (bao gồm: Luật Đầu tư 2005; Luật doanh nghiệp mới 2005; và các nghị định

hướng dẫn), Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

5. Cục Đầu tư nước ngòai: Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài (2009-2014). 6. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI.: Chiến lược phát triển kinh tế

xã hội 2011-2020.

7. Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO - Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

8. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng đồng chủ biên (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.

9. Hoàng Thị Chỉnh (2001), “Đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 28

10. Nguyễn Sinh Cúc (2005) “Triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ.” Tạp chí Con số và sự kiện, số 7

112

11. Nguyễn Khánh Duy (2006), “Triển vọng FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 206- 2010”. Tạp chí phát triển kinh tế, số 188

12.Lê Văn Châu (1995), Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Lê Xuân Bá (2006) “Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. NXB Khoa học và kỹ thuật.

14. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư

trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Nội. 15..

16. Nguyễn Anh Tuấn/Phan Hữu Thắng/Hoàng Văn Huấn (1994), Đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội

17. Nguyễn Bích Đạt chủ biên (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,

Hà Nội.

18. Nguyễn Đình Phan (1994), Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên

doanh với nước ngoài (Lý luận - Thực tiễn và Văn bản hướng dẫn), Nhà xuất

bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Hà Phương (2005) “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam”. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

20. Nguyễn Đức Lam (2009), Phân tích chính sách trong quy trình lập pháp ở các nước, ngày 6/4/2009,

21. Phan Hữu Thắng (6/2006), Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức đối với

khu vực dịch vụ Việt Nam, tham luận tại hội thảo quốc tế do Viện Kinh tế và

Chính trị thế giới tổ chức tại Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các tác giả (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu trong

113

khuôn khổ Dự án CIEM-SIDA về Nâng cao năng lực nghiên cứu và hoạch định chính sách đến năm 2010.

23. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2009), Báo cáo viết cho Đề tài “Hiệu quả điều chỉnh

chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” do Đại học kinh tế, Đại

học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện.

24. Nguyễn Thường Lạng (1996), Những giải pháp chủ yếu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

25. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập

kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Phan Hữu Thắng, Phạm Hùng Tiến, Nguyễn Đức Hùng (2010), Đánh giá thực trạng, hiệu quả và xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2010. Chuyên đề nghiên cứu trong khuôn khổ Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010, VCCI.

27. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp

hóa ở Malaysia: Kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà

Nội.

28. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt

Nam: Chính sách và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Phùng Xuân Nhạ chủ biên (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất

bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

30. Nguyễn Hồng Sơn (2006) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam”. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6.

31. Vũ Trường Sơn (1997) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế

ở Việt Nam”. NXB Thống Kê.

114

Mỹ vào Việt Nam”. Tạp chí phát triển kinh tế, số 128.

33. Ngô Công Thành (2001) “Hiệp định Thương mại Việt Mỹ với việc thu hút

FDI vào Việt Nam”. Tạp chí Thương Mại, số 30.

34. Vũ Xuân Trường, Lại Lâm Anh (2007) “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”. Tạp chí kinh tế chính trị thế giới, số 6. 35. Nguyễn Xuân Trung (2006) “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa

Kỳ và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11.

36. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê nhiều năm (đến 2010)

37. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia/Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam điểm đến lý tưởng để hợp tác đầu tư, Hà Nội, 2009.

38. Văn bản qui phạm pháp luật: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các năm 1987, 1996, 2000;

39. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

40. Trần Đình Vượng (2000) “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam”. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 5.

Tiếng Anh

41. Barclay, Lou Anne A. (2002): Foreign direct Investment in Emerging

Economies: Corporate Strategy and Investment Behaviour in the Caribbean,

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)