Kinh nghiệm thu hút FDI của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 39)

Vào những năm 1980, dòng vốn FDI đã đổ dồn vào Mỹ do quy mô và độ mở của nền kinh tế, đặc biệt là khi quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh. Nhiều doanh nghiệp ở châu Âu và châu á đã tìm đến Mỹ như địa điểm đầu tư lý tưởng vì Mỹ có thế mạnh về công nghệ và thị trường vốn phát triển cũng như môi trường đầu tư thân thiện (vốn pháp định thấp, quy định và luật ít, dễ dự báo, không nặng gánh về thuế). Tuy nhiên, những chính sách và môi trường kinh doanh thân thiện không phải là chiến lược quốc gia để thu hút FDI của Mỹ. Nó chỉ phản ánh văn hóa thúc đẩy

31

kinh doanh truyền thống vốn đã tồn tại trong thời gian dài, ảnh hưởng về mặt chính trị của những chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nhà quản lý trong việc tìm kiếm những quy định để thúc đẩy và tạo điều kiện cho đầu tư trong nước.

Mỹ đã thành công trong việc thu hút FDI dựa vào các quy định pháp luật, cụ thể là ở cấp độ liên bang. Mặc dù chính quyền liên bang không liên quan nhiều đến quá trình cạnh tranh thu hút FDI bằng luật, nhiều quy định có liên quan đến các nhà đầu tư không phải được xây dựng bởi chính quyền liên bang mà bởi chính quyền cấp bang, thậm chí ở mức độ nào đó bởi chính quyền thành phố và cộng đồng. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh bằng các ưu đãi hiếm được đặt ra ở cấp chính quyền trung ương nhưng lại rất phổ biến ở cấp chính quyền bang. Vì vậy, xem xét kinh nghiệm của Mỹ thông qua việc nghiên cứu các chính sách ưu đãi của chính quyền các bang. Các chính sách ưu đãi thường được các bang áp dụng là: giảm thuế tài sản, tín dụng thuế theo thu nhập, miễn hoặc giảm thuế doanh thu. Tuy nhiên, do các gói khuyến khích về lợi ích cho nhà đầu tư giữa các bang thường giống nhau nên họ sẽ phải tiếp tục đưa ra những chính sách ưu đãi hơn nữa để cạnh tranh thu hút FDI.

Từ những năm 1980, quan điểm về hiệu ứng của chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư đã thay đổi. Theo nghiên cứu của Donahue - Giáo sư trường Jonh F.kenedy, Đại học Harvard (Mỹ) năm 2000, có nhiều nhân tố dẫn đến sự thay đổi về vai trò của chính sách ưu đãi trong thu hút FDI, trong đó có những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa địa điểm đầu tư này với địa điểm đầu tư khác: ví dụ như cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông, sự tăng mạnh nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hoặc tác động làm giảm số lượng doanh nghiệp (có sự hiện diện của yếu tố gia đình hoặc văn hóa) trong một khu vực cụ thể do hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), yếu tố “toàn cầu hóa”, trong đó có nhiều doanh nghiệp nước ngoài mà không có sự hiện diện của những yếu tố trên. Cạnh tranh ngày càng tăng và áp lực về lợi nhuận biên cũng khiến nhà đầu tư trở nên nhạy cảm hơn với chính sách thuế và các khoản trợ cấp. Điều này có thể dẫn đến nhận thức là: các doanh nghiệp khác đang nhận được nhiều ưu đãi hơn, từ đó họ được khuyến khích làm điều tương tự để không phải rơi vào hoàn cảnh cạnh tranh trong yếu thế.

32

Năm 2013, Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh về đầu tư ưu tiên SelectUSA 2013, tổ chức ở Washington, với sự tham dự của khoảng 1.200 đại diện doanh nghiệp đến từ gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với các Giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn lớn tại Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên chính thức công bố kế hoạch mới về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Mỹ, nhất là các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường lao động, tạo thêm việc làm mới cho nước Mỹ.

Đây là một phần trong sáng kiến quy mô lớn nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế yếu và chậm cộng với sự bế tắc của nền chính trị, sự bất ổn định trong chính sách công và nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng tài khóa đã khiến các công ty nước ngoài dần rút khỏi thị trường Mỹ. Theo báo cáo của Nhà Trắng công bố ngày 31/10/2012, luồng vốn FDI đổ vào Mỹ trong năm 2012 đã giảm xuống còn 166 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.

Để đảo ngược xu hướng FDI giảm sút này, Tổng thống Obama đã phác thảo một loạt các biện pháp ở tầm cỡ quốc gia nhằm lôi kéo các công ty nước ngoài đầu tư, tạo việc làm tại Mỹ. Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành một nhiệm vụ ưu tiên của các sứ quán và các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài. Lâu nay, các sứ mạng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn thường dành cho các thống đốc bang và các thị trường thành phố lớn của Mỹ. Nhà Trắng cho biết trọng điểm đầu tiên sẽ là 32 thị trường khu vực chủ chốt vốn đã chiếm 90% đầu tư nước ngoài ở Mỹ.

Thứ hai, nếu như trước đây các quan chức chính phủ vẫn thường nhấn mạnh đến các công ty nước ngoài riêng lẻ, kế hoạch mới này đề nghị một sự phối hợp của các giới chức cấp cao gồm cả Tổng thống.

Thứ ba, các công ty muốn đầu tư vào Mỹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ quan liên bang nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và chi phí trung gian. Cuối cùng, chính quyền sẽ giúp các bang, các thành phố và các vùng trên khắp nước Mỹ kết nối trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

33

nền kinh tế Mỹ với mức đóng góp hàng trăm tỷ USD/năm, mặc dù mức độ đầu tư đã giảm liên tục kể từ đợt suy thoái 2008-2009, góp phần khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi chậm chạp.

Tuy vậy, theo báo cáo của Bộ Thương Mại và Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama, Mỹ liên tục đứng đầu thế giới về thu hút FDI kể từ năm 2006 đến nay, với dòng vốn tổng cộng lên tới 1.500 tỷ USD.

Mỹ hiện là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới. Mặc dù FDI vào Mỹ đã giảm dần từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính nhưng tổng số vốn FDI vào Mỹ năm ngoái vẫn là 188 tỷ USD (so với 161 tỷ USD trong năm 2012), cao hơn 50% so với mức của Trung Quốc - nước thu hút FDI thứ hai thế giới (124 tỷ USD trong năm 2013, 121 tỷ USD trong năm 2012). Đầu tư vào Mỹ chủ yếu đến từ một nhóm các nước công nghiệp gồm Nhật Bản, Canada, Australia, Hàn Quốc và các nước Tây Âu – vốn chiếm trới 80% FDI mới đổ vào Mỹ. Trong khi đó, mặc dù còn khiêm tốn nhưng dòng vốn đầu tư của các nền kinh tế mới nổi vào Mỹ như Trung Quốc và Brazil cũng đang gia tăng nhanh chóng.

Hình1.1: 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới

34

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)