2.2.2.1 Về đường lối đối ngoại
Trong thập kỷ vừa qua, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi hết sức nhanh chóng. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam không thể không thay đổi chính sách kinh tế của mình, trước hết là để đáp ứng kịp thời yêu cầu của đất nước, của xã hội, sau đó là để hội nhập với xu thế chung của toàn cầu và đồng thời cũng là để theo kịp các nước trên thế giới. Với mục tiêu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế đối ngoại đã được xác định ưu tiên cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, đồng thời khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh từng phần thị trường thế giới...
Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường xuất khẩu đã được cụ thể hoá trong các văn kiện của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua từng thời kỳ đổi mới. Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII (1996) đã khẳng định việc tiếp tục phát triển đường lối Đổi mới của Đại Hội VI, VII là đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại theo tinh thần: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Chủ trương này đã tạo điều
kiện thúc đấy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tiếp theo đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã thống nhất nguyên tắc hội nhập của Việt Nam là “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài
chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài”, trong đó những biện pháp quan trọng
43
ngoài, tích cực, chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”. Nghị quyết
Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng đó khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích phát triển lâu
dài tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội.” Nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng
cường thu hút và quản lý vốn ĐTNN, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đó khẳng định: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút ĐTNN, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất
lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài”. [22]Chính việc mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện tự do hoá thương mại của Đảng và Nhà nước ta đã tạo tiền đề cần thiết để thu hút đầu tư của các TNC. Việt Nam có đường lối đối ngoại rộng mở, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài và chủ trương, chính sách của Đảng là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phát triển của đất nước ta.
2.2.2.2 Về luật pháp
Nhằm thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về ĐTNN, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành từ cuối năm 1987 đã mở đầu cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Vào những năm đầu của công cuộc Đổi mới, việc ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam vào tháng 12/1987 có ý nghĩa rất lớn trong đời sống lập pháp của đất nước: lúc đó Việt Nam không có nhiều văn bản ở cấp độ luật của Quốc hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, nhưng chúng ta vẫn dành một sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực ĐTNN. Hơn nữa, Luật ĐTNN năm 1987 được ban hành trong khuôn khổ Hiến pháp năm 1980 - một văn bản Hiến pháp có nhiều dấu ấn của cơ chế quản lý kinh tế cũ và đặc biệt là chưa có quy định nào về ĐTNN theo đúng nghĩa của nó. Chính trong hoàn cảnh ra đời này mà đạo luật đầu tiên về ĐTNN tại Việt Nam cần được coi là sự “đột phá” trong hệ thống pháp luật của nước ta. Trước nhu cầu phát triển của đất nước, Luật ĐTNN năm 1987 đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990 và 1992; sau đó được thay thế bởi Luật đầu tư nước
44
ngoài năm 1996. Tháng 6/2000, bộ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong bộ luật khẳng định rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam”. [49] Ngoài ra bộ Luật còn đưa ra một loạt những quy
định khác như khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn theo hướng gia tăng xuất khẩu; tạo nhiều công ăn việc làm, tỷ lệ nội địa hoá cao; mở rộng diện hàng hoá được miến thuế nhập khẩu; tăng cường biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc triển khai dự án do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực như miễn giảm tiền thuê đất, điều chỉnh mức thuế lợi tức ưu đãi, cho phép tăng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm nội địa... Tháng 11/2005, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Luật Đầu tư năm 2005 được coi là đạo luật có nhiều tiến bộ và là đạo luật thể hiện tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, xoá bỏ những sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và ĐTNN không phù hợp với thông lệ quốc tế, từng bước pháp điển hoá các nội dung cơ bản về đầu tư của hệ thống pháp luật đầu tư trong nước và hệ thống pháp luật ĐTNN của Việt Nam được ban hành trong thời gian trước đó, có cân nhắc đến xu hướng phát triển và nhu cầu của cộng đồng kinh doanh quốc tế. Pháp luật về ĐTNN của Việt Nam tuy vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nhưng thời gian qua và hiện nay đó là bộ phận quan trọng của pháp luật Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
2.2.2.3 Về chính sách thu hút FDI
Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực thu hút FDI nói chung và thu hút FDI của các TNC nói riêng, Việt Nam không thể tránh khỏi được những thách thức và khó khăn. Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích
45
đầu tư nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi, ưu đãi đối với nhà đầu tư để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Tháng 3/1999, Chính phủ đã quyết định một loạt các chính sách biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, được đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh và đánh giá cao như: quy định những lĩnh vực khuyến khích đầu tư; có chính sách ưu đãi riêng với những dự án thuộc diện đặc biệt cần khuyến khích; quy định cụ thể về việc chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện giảm giá tiền thuê đất; điều chỉnh tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm nội địa, tăng mức ưu đãi về thuế, tăng thời gian hoạt động...; loại bỏ những cản trở ách tắc với việc thu hút vốn đầu tư và triển khai các dự án đầu tư nước ngoài. Ngày 7/4/2009, Chính phủ đó ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
Ngoài các chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Việt Nam còn tích cực tiến hành nâng cấp, đầu tư cho cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng được nhu cầu và tiếp thu được các công nghệ, kỹ thuật cao từ các TNC. Kết cấu kinh tế kỹ thuật được coi là một hệ thống cơ bản, cốt lõi để thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút các TNC nói riêng. Trong điều kiện phát triển của sản xuất và thị trường hiện nay, sự phát triển của kết cấu hạ tầng kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để phát triển kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhanh yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật, để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các TNC, Việt Nam đã tiến hành xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế bao gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đồng thời nước ta cũng có những chính sách ưu đãi đối với các TNC đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất nhằm khuyến khích họ đầu tư và hoạt động trong các khu chế xuất. Ví dụ như chính phủ cho phép các doanh nghiệp đầu tư vào khu chế xuất được hưởng những thủ tục hành chính và khuyến khích đầu tư thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp và khu chế xuất.
Riêng về vấn đề thuế, nhà nước ta cũng có một số quy định riêng cho đầu tư nước ngoài. Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm
46
1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24; Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện ưu đãi như đầu tư vào danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư thì cũng được hưởng:
+ Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế. + Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định.
+ Miễn, giảm tiền thuê đất.