Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vừa có những yếu tố thuận lợi vừa đan xen nhiều khó khăn. Dưới sự chỉ đạo tích cực của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những thuận lợi vượt lên khó khăn và giành được kết quả đáng khích lệ trong việc tăng cường và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ - một nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc gia với quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực có xu hướng tăng lên. Hoa Kỳ là chủ đầu tư của nhiều nước, chủ yếu đầu tư vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. Trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp. Với những tiêu chí này thì các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là địa chỉ hấp dẫn để thu hút FDI.
Đối với nước ta, sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, FDI từ Hoa Kỳ đã tăng lên. Có thể thấy tình hình môi trường đầu tư của nước ta đang được cải thiện, công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp tiếp tục được tăng cường.
Có thể dự báo triển vọng thu hút vốn FDI từ Hoa Kỳ từ nay tới năm 2020 như sau:
Một là: Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ được hướng nhiều hơn vào
lĩnh vực xây dựng và dịch vụ, nhất là các dịch vụ yêu cầu cao về kỹ năng nghiệp vụ, công nghệ và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế. Cùng với những thành tựu kinh tế đạt được trong thời gian qua, sự ổn định hơn, thông thoáng hơn trong cơ chế, chính sách, những cải thiện đáng kể về kết cấu hạ tầng, những thành quả tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế đã tạo nên một Việt Nam hội đủ các điều kiện để tiếp nhận cũng như hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ. FDI từ Hoa Kỳ thường gắn với các ngành công nghệ cao và những sản phẩm phức tạp nhưng Việt Nam có các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho đầu tư tăng trưởng. Do đó, trong thời gian
93
tới xu hướng FDI sẽ tiếp tục hướng vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nhưng đến năm 2020, khả năng lĩnh vực dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ phát huy được kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hoặc đòi hỏi công nghệ cao mà Việt Nam chưa có thế mạnh như giao thông vận tải - viễn thông, tài chính – ngân hàng, khách sạn – du lịch, văn phòng địa ốc... sẽ là hướng cuốn hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ
Hai là: Lượng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ gia tăng. Hiện nay Việt
Nam là thành viên thứ 150 của WTO và việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ thành viên WTO, Việt Nam sẽ được nhiều cơ hội trong hợp tác đầu tư. Theo thông lệ, khi đã trở thành một thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có được sự hợp tác đầu tư bình đẳng như các thành viên khác, qua đó mở ra những cơ hội tiếp xúc, xúc tiến thương mại, đầu tư trong các quan hệ với các thành viên khác trong tổ chức này. Đồng thời, với tư cách là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, chính trị trên thế giới, vị thế của Việt Nam được củng cổ, tăng cường, hình ảnh của Việt Nam được quảng bá, nhờ đó tạo ra các cơ hội thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến với Việt Nam.
Mặc khác, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều quốc gia, khu vực đang có những xung đột, bất ổn, cạnh tranh kinh tế ngày càng diễn ra gay gắt, sự biến động bất thường của nguồn nhiên liệu,… lại tạo nên những
cơ hội thuận lợi cho Việt Nam – một nền kinh tế mới nổi, tiềm năng về nguyên nhiên, vật liệu dồi dào, đa dạng, nguồn nhân lực rẻ, chính trị ổn định. Do đó, việc thu hút một làn sóng đầu tư mới của Hoa Kỳ vào Việt Nam là khả quan, nếu như Việt Nam có sự chuẩn bị chu đáo cho việc đón nhận sự kiện này.
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong những năm tới sẽ phụ thuộc nhiều vào việc các nước giải quyết tốt những vấn đề kinh tế – xã hội sau khủng khoảng. Nhiều nhà kinh tế vẫn đánh giá rất lạc quan về triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam đi cùng với sự phục hồi và tăng trưởng cao hơn các năm trước, chất lượng của các dự án FDI cũng được nâng lên. Có những lý do cho sự lạc quan này. Việt Nam nằm trong 15 nước được đánh giá cao về môi trường đầu tư có sự ổn định chính trị, xã
94
hội, với một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng; các chính sách của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi hoạt động của các tổng công ty, tập đoàn nhất là thông qua việc bán một số doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài… sẽ tạo điều kiện để dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam; thế và lực của