0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo năm

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM (Trang 55 -55 )

Năm 2002 đánh dấu sự gia tăng đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được thông qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện nhằm thu hút đầu tư từ đối tác quan trọng này, ngược lại, nhiều đoàn khảo sát Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và kết quả là cuối năm 2002 có tới 41 dự án đầu tư với tổng số vốn là 182 triệu USD đã đầu tư vào Việt Nam (số lượng dự án năm 2001 là 28 tổng vốn đầu tư là 128 triệu USD).

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trong năm 2007 các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư 63 dự án mới vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 450 triệu USD. Đến tháng 6/2008 tổng số dự án Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam là 7 với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD. Kết quả này đã đưa Hoa Kỳ đứng ở vị trí 7/82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (không kể qua nước thứ 3), nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Hoa Kỳ dẫn đầu trong số 82 nước đầu tư vào Việt Nam.

Mặc dù các nhà đầu tư Hoa Kỳ có mặt sớm ở Việt Nam (từ năm 1988) và hoạt động rất tích cực nhưng nhịp độ đầu tư chưa ổn định, dung lượng vốn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của đất nước này. Từ năm 1988, ngay năm đầu

47

tiên Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam có hiệu lực, nhiều công ty xuyên quốc gia lớn của Hoa Kỳ như Ford Motor, Chrysler, IBM, General Electric, Mobil, Boeing… Đã cử đại biểu sang Việt Nam để nghiên cứu, thăm dò thị trường, kết nối và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, xúc tiến bán hàng và hợp tác đầu tư. Cũng trong năm này, Hoa Kỳ đã có dự án đầu tư đầu tiên vào Việt Nam, dự án đầu tư của công ty Thái Bình Glass Enamed J.V với số vốn là 280 nghìn USD. Đến năm 1989, các công ty của Hoa Kỳ đã có thêm 2 dự án đầu tư ở Việt Nam, với số vốn nhiều gấp 6 lần dự án đầu tiên. Cuối năm 1993, cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của Hoa Kỳ (OFAC – Office of foreign Assests Control) đã thông qua cơ chế kiểm soát cấp phép cho từng trường hợp và đã cấp giấy phép cho 160 công ty của Hoa Kỳ được vào hoạt động tại Việt Nam.

Từ sau 1995, khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ đầu tư giữa hai nước đã được đẩy lên một bước với việc Hoa Kỳ chính thức ký quyết định về đầu tư tư nhân ở nước ngoài (Hiệp định OPIC) và cho phép OPIC hoạt động tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 19/3/1998. OPIC (Overseas Private Investment Corporation) hoạt động nhằm trợ giúp các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong việc đầu tư ra nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.

Sau Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA) có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam được mở rộng thực sự (bảng 2.1). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ thậm chí cao hơn so với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong báo cáo thông thường trước đây. Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong báo cáo nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ là bằng chứng hùng hồn cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cao hơn đáng kể so với con số trong các báo cáo thông thường trước đây và phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều sau khi Hiệp định Thương mại được thực hiện. Từ năm 1995 đến tháng 6 – 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ gần gấp bốn lần so với số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện của Hoa Kỳ trong các báo cáo thông thường trước đây. Có nghĩa là, cứ mỗi đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài được ghi

48

nhận là của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thì sẽ có 4 đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện nữa được đầu tư vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng tại các nước thứ 3. Một điều rõ ràng là doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư mạnh vào Việt Nam trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Vốn đầu tư trực tiếp liên quan đến Hoa Kỳ đã tăng đặc biệt nhanh kể từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại vào năm 2001. Trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hàng năm liên quan đến Hoa Kỳ tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006, so với giai đoạn từ năm 1996 đến 2001. Cho tới năm 2005 và 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ chiếm 20% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào Việt Nam. §ầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1.327 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ tăng kể từ khi có Hiệp định Thương mại cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong các năm qua.

Bảng 2.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định thương mại

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Đầu tƣ của Hoa Kỳ qua nƣớc thứ

3

Đầu tƣ của Hoa Kỳ không qua nƣớc thứ 3

Tỷ lệ FDI thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ trong tổng

vốn FDI thực hiện vào VN.

2000 196 62 8% 2001 258 90 11% TB 1996-2001 248 84 10% 2002 169 65 7% 2003 449 136 17% 2004 531 27 19% 2005 và 6 /2006 1007 261 20% TB 2002 – 2006 479 109 16% Tổng 3.641 991

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực ngày 10 tháng 12 năm 2001 đã đưa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ lên một

49

bước mới. Khi hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ áp dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) đối với Việt Nam. Sau khi được hưởng quy chế này, thuế suất cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm trung bình từ 40% xuống còn 4%. Điều này cũng có nghĩa là Hiệp định đã mở cửa thị trường khổng lồ của Hoa Kỳ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Ngoài ra, theo Hiệp định thương mại, Việt Nam cam kết thực hiện theo lộ trình trong vòng 10 năm các thay đổi về luật pháp chính sách, quy định và cải cách hành chính, chủ yếu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và các thông lệ quốc tế.

Năm 2002 đánh dấu sự gia tăng đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được thông qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện nhằm thu hút đầu tư từ đối tác quan trọng này, ngược lại, nhiều đoàn khảo sát Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và kết quả là cuối năm 2002 có tới 41 dự án đầu tư với tổng số vốn là 182 triệu USD đã đầu tư vào Việt Nam (số lượng dự án năm 2001 là 28 tổng vốn đầu tư là 128 triệu USD).

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trong năm 2007 các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư 63 dự án mới vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 450 triệu USD. Đến tháng 6/2008 tổng số dự án Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam là 7 với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD. Kết quả này đã đưa Hoa Kỳ đứng ở vị trí 7/82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (không kể qua nước thứ 3), nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Hoa Kỳ dẫn đầu trong số 82 nước đầu tư vào Việt Nam.

Các cam kết toàn diện trong Hiệp định thương mại của hai quốc gia sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Trên thực tế sau hơn 6 năm thực thi hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cho tới nay (15/6/2008) tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (kể cả qua nước thứ 3) là 2,457,382,323 USD. Chiếm 20% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được rót vào Việt Nam, gấp đôi tỷ lệ trước khi có hiệp định thương mại. Theo số liệu thống kê, riêng 6 tháng đầu năm 2008, tổng số vốn Hoa Kỳ đầu tư vào Việt

50

Nam là 1,327,614,000 USD trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 31,6 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ tăng kể từ khi có Hiệp định thương mại cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên khoản đầu tư này lại quá nhỏ chỉ chiếm khoảng 0,72% đầu tư của Hoa Kỳ vào châu Á. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư còn chờ thị trường Việt Nam mở cửa khu vực dịch vụ và một số lĩnh vực khác theo lộ trình gia nhập WTO, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, ngân hàng. Tuy nhiên môi trường đầu tư của Việt Nam làm cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ ngần ngại, bởi họ rất quan tâm đến chính sách đầu tư của Việt Nam có minh bạch và nhất quán hay không. Tuy nhiên, cho dù lý do gì đi nữa thị thực tế đầu tư thấp của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng khiến cho cả hai nước đề chịu thiệt thòi, bởi Hoa Kỳ là nước có công nghệ nguồn, có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Các dự án đầu tư của họ thường gấp hơn nhiều lần so với các đối tác từ các nước khác và thường tập trung vào mảng công nghệ cao - là lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu lớn.

Khi Viê ̣t Nam tham gia tổ chức WTO thì đó là giai đoa ̣n các doanh nghiê ̣p Hoa Kỳ đầu tư vào Viê ̣t Nam chú trọng đến thi ̣ trường toàn cầu nhiều hơn . Có thể coi đây là làn sóng thứ ba của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam . Giai đoa ̣n này các công ty Hoa Kỳ chú tro ̣ng đến các nhà máy sản xuất hiê ̣n đa ̣i . Sản phẩ m làm ra ngoài việc tiêu thụ ở Việt Nam còn chủ yếu xuất khẩu sang thị trường toàn cầu . Đây là một đặc trưng đáng chú ý, vì trong năm 2006, thông qua Hồng Kông, Tập đoàn Intel Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam dự án Công ty TNHH Intel Product, có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD để sản xuất các sản phẩm chip mang nhãn hiệu Intel từ màng mạch . Đây là dự án công nghệ cao , tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới . Cuối tháng 10/2010, Intel Hoa Kỳ đã khánh thành nhà máy và sẽ là nơi xuất khẩu sản phẩm khắp thế giới. Sau kết quả đó , Intel tiếp tu ̣c quyết định tăng thêm vốn đầu tư mô ̣t cơ sở mới

51

với số vốn 1 tỷ USD. Nhiều TNC Hoa Kỳ cũng đang tìm hiểu Viê ̣t Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Hiện rất nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra những đề xuất cho các dự án lớn . Vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2009, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đạt được thoả thuận xây dựng dự án nhiệt điện Mông Dương và dự án mở rộng cảng Cái Lân . Hai hãng bảo hiểm ACE và Liberty Mutual cũng đã đạt được hai giấy phép kinh doanh bảo hiểm sớm hơn dự kiến . Đây như là một tín hiệu cho thấy sự sẵn sàng của cả hai phía và mở ra một thời kỳ mới , một động lực để các nhà đầu tư Hoa Kỳ đẩy nhanh c ác dự án lớn. Trong đề xuất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ hiện nay , có rất nhiều tên tuổi lớn. Tập đoàn Conoco Phillips đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và cho biết họ có thể đầu tư thêm hàng tỷ USD nếu có tiềm năng và cơ hội. Tập đoàn Gannon quan tâm đến dự án đầu tư một nhà máy điện tại Đồng Nai với công suất 1000MW theo ba giai đoạn. Hiện công ty đang khảo sát xây dựng nhà máy điện tại Nhơn Trạch - Đồng Nai và sẽ đầu tư nếu đạt được những thỏa thuận liên quan phù hợp với hai bên. Trong khi đó, các đại gia trong ngành công nghệ thông tin của Hoa Kỳ là Microsoft , Unisys, Qualcom và Motorola cũng muốn thúc đẩy các dự án hợp tác với Việt Nam. Qualcom muốn cung cấp hạ tầng mạng di động 3G cho các hãng EVN Telecom và Hanoi Telecom và tham gia dự án Internet không dây cho ngành giáo dục Việt Nam. Trong những tháng đầu năm 2010 đã có 25 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ trong top “ 500 Fortune” đến Việt Nam tìm cơ hội trong các lĩnh vực dịch vụ, điện, hoá chất và ôtô... Rất nhiều công ty , tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam như Starwood Hotels & Resorts, Citigroup và American Group , New York & Company, Alfonso DeMatteis , Dickerson Knight Group , AIA và đã khẳng định được chỗ đứng của mình . Cùng với các làn sóng đ ầu tư của các công ty khổng lồ này, đầu tư của người Hoa Kỳ gốc Viê ̣t ta ̣i Viê ̣t Nam cũng đã có dấu hiê ̣u khởi sắc, tuy quy mô chưa thâ ̣t lớn.

Không dừng ở đó, từ nửa cuối năm 2010 đến nay, đã xuất hiện tín hiệu mở rộng làn sóng đầu tư thứ 3 (gọi là làn sóng đầu tư 3+). Điển hình là sự kiện Tập đoàn General Electric (GE) khánh thành nhà máy sản xuất máy phát điện tuabin gió

52

đầu tiên tại Việt Nam (10/2010); P&G Vietnam đầu tư thêm nhà máy thứ 2 chuyên sản xuất tã giấy Pampers tại Khu Công nghiệp Bình Dương; hay PepsiCo đã thực hiện Bắc tiến bằng việc khởi công xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát và thực phẩm lớn nhất Việt Nam tại Bắc Ninh (5/1/2011). Ngoài lĩnh vực thực phẩm, công nghệ, các nhà đầu tư Mỹ được dự báo cũng sẽ tạo sóng đối với ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính – ngân hàng. Ông Brett Krause, Tổng Giám đốc Citibank Vietnam, cho biết, 2010 là năm bản lề của Ngân hàng không chỉ về kinh doanh mà còn về mở rộng đầu tư và quy mô hoạt động tại thị trường Việt Nam. Citibank Vietnam được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ chiến lược cho hơn 90% công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 đang hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tại đây. Ông Krause cho rằng, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường trọng điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ và Citibank sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư cho chiến lược này thông qua 2 chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM từ năm 2011.

Hiện tại, Hoa Kỳ và Việt Nam có một cơ chế chung thúc đẩy thương mại đầu tư là Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ, nơi mà bên cạnh chức năng tư vấn chính sách còn là điểm để các nhà đầu tư Hoa Kỳ thảo luận với các đối tác Việt Nam các kế hoạch làm ăn một cách cơ bản và có hệ thống nhất. Chính tại các cuộc thương thảo thông qua cầu nối này, các nhà đầu tư đã đề xuất ít nhất khoảng 10 dự án trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng như dầu khí , điện, hàng không và công nghệ thông tin trong hơn một năm qua . Và 10 thành viên chính thức về phía Hoa Kỳ trong hội đồng, cùng với một số doanh nghiệp chưa là thành viên khác, đã cam kết sẽ đầu tư khoảng 4 - 5 tỷ USD vào Việt Nam trong vòng 2 - 3 năm tới.

Cách đây vài năm, những dự đoán về vị trí số 1 của Hoa Kỳ trong danh sách đầu tư vào Việt Nam có vẻ còn xa vời, nhưng với những bước tiến mạnh mẽ từ cả hai phía, việc duy trì vị trí số một có thể sẽ sớm đạt được như kỳ vọng của hai bên. Mặc dù các dự án của Hoa Kỳ còn chưa thu hút được nhiều thành công trong kinh doanh dư các dự án của Nhật Bản hay EU nhưng TNCs Hoa Kỳ vẫn muốn chứng tỏ sức mạnh, tiềm lực như sự hiện diện của mình tại thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM (Trang 55 -55 )

×