Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầutư

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 103)

Những phàn nàn về sự thay đổi không dự báo được của chính sách ở Việt Nam không còn là điều mới mẻ. Đây là trở ngại lớn đối với việc thu hút FDI của Việt Nam và nó cũng đặc biệt tác động xấu đến việc thu hút FDI cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Sự thiếu ổn định của chính sách có 3 đặc tính cơ bản: (i) thiếu trao đổi với giới kinh doanh, (ii) chính sách mơ hồ; và (iii) thực hiện bất ngờ.

Việc xây dựng thể chế pháp lý đầy đủ, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy an tâm khi đầu tư vào thị trường. Vì vậy, các bộ, ngành địa phương cần khẩn trương và nghiêm túc rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định đang gây khó khăn cho nhà đầu tư và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc xây dựng một môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư.

Trong bối cảnh quốc tế mớirất cần những quy định rõ ràng về đối tác đầu tư để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của nền kinh tế. Trong thời gian qua, Luật đầu tư của Việt Nam còn nhiều điều chung chung về đối tác đầu tư, do vậy một mặt chúng ta thu hút được một khối lượng lớn FDI từ khắp nơi trên thế giới, nhưng mặt khác chúng ta vấp phải tình trạng thiếu các nhà đầu tư chủ lực, có công nghệ nguồn. Đối tác đầu tư vào Việt nam thời gian qua chủ yếu là các nước ASEAN, NIEs, Nhật

95

Bản, trong khi đó những nước có công nghệ nguồn khác như Mỹ, EU chúng ta chưa có giải pháp gì để thu hút họ. Để khắc phục tình trạng này, trong Luật cần thiết kế các ưu đãi cụ thể riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược từ các đối tác lớn, các TNCs, MNCs, có tiềm năng lớn về công nghệ và thị trường, những đối tác thực sự có khả năng đóng góp cho Việt Nam đạt được những mục tiêu, yêu cầu nêu trên. Mặt khác cũng cần có những quy định rõ ràng về mặt pháp lý để ngăn chặn những luồng vốn đầu tư không mong muốn, để tránh tình trạng Việt Nam trở thành bãi thải công nghiệp khi tiếp nhận nguồn vốn FDI.

Luật cần có những quy định phù hợp hơn về cơ cấu vùng đầu tư. Cho đến nay, quy hoạch vùng của Việt nam vẫn chủ yếu xoay quanh ba vùng kinh tế trọng điểm với những cơ cấu đầu tư giống nhau, không mang tính đặc trưng của từng vùng, vì vậy khó phát huy lợi thế của từng vùng, dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, mở rộng về mặt số lượng đầu tư nhưng không nâng cao được chất lượng vốn đầu tư. Như vậy, cần có một quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa về phát triển vùng, gắn kết với quy hoạch phát triển các ngành, có tính toán đầy đủ các yếu tố dân cư, đất đai, vị trí địa lý trong nước và khu vực, môi trường tự nhiên, bối cảnh mới của cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Điều chỉnh quy hoạch vùng cần phải đi trước một bước và phải tính toán tận dụng và nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực Đông Dương, tiểu vùng sông Mêkông, trong cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ hình thành vào năm 2015, trong công thức Trung Quốc +1 trong liên kết ASEAN+3, cũng như trong cam kết thương mại tự do của Việt Nam với các nước. Việt Nam cần đẩy mạnh công tác quy hoạch chi tiết, đặc biệt là những vùng, ngành công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực cụ thể cũng như hệ thống các chính sách ưu đãi đầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được định hướng, mục tiêu và đặc điểm của từng vùng, sản phẩm mà họ dự định đầu tư.

Chính phủ cần ban hành các quy chế quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu thiết bị, cơ chế giám định kỹ thuật và công nghệ, thẩm định giá cả thiết bị nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu và gắn trách nhiệm, quyền hạn của các

96

cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để hạn chế việc nhập khẩu thiết bị cũ, lạc hậu trong các dự án FDI. Đồng thời cần phải có những quy định rõ ràng về công nghệ sử dụng đối với các dự án đầu tư, cũng như là việc ban hành các chính sách khuyến khích cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, thu hút công nghệ cao, hiện đại, công nghiệp thân thiện với môi trường... Để khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các bí quyết kỹ thuật, sáng chế kiểu dáng công nghiệp… cần bổ sung các quy định pháp lý đặc biệt là các quy định để tránh tình trạng đánh cắp bản quyền và công nghệ.

Chính phủ cần đơn giản hoá các thủ tục đầu tư. Để luật pháp có hiệu lực và thông thoáng, trước hết chính phủ cần phải rà soát lại tất cả các văn bản luật pháp có liên quan đến FDI, đồng thời, rất cần thực hiện cơ chế giao dịch một cửa, đặc biệt là nên thành lập cơ chế giao dịch thanh toán điện tử nhằm tránh được tình trạng có quá nhiều giấy tờ cần giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời hạn chế được nạn quan liêu, tham nhũng đang hoành hành như hiện nay.

Chính phủ cần bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoàinhằm loại bỏ những quy định là rào cản đối với FDI tại Việt Nam, ban hành những văn bản mới để có môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng tốt hơn. Đối với các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và quy tắc đầu tư trong các hiệp định thương mại, Việt Nam cần bổ sung những nội dung liên quan đến FDI với phát triển bền vững để xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của nước chủ nhà

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 103)