Theo báo cáo Đánh giá Đầu tư toàn cầu công bố cuối tháng 1/2014 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn FDI trong năm 2013 (bao gồm các dự án đầu tư mới, cũng như các dự án sát nhập và mua lại và đầu tư chứng khoán) ước tính đạt 1.461 tỷ USD trong năm 2013, tương đương với mức trung bình của thời trước khủng hoảng.
Nguồn: UNCTAD
Hình 3.1: FDI toàn cầu từ trung bình giai đoạn 2005-2007 đến giai đoạn 2007-2013
UNCTAD cũng chỉ ra tỷ lệ vốn FDI vào các nước phát triển năm 2013 chỉ chiếm 39% vốn FDI toàn cầu và đây là năm thứ 2 liên tiếp thấp nhất trong lịch sử. FDI vào nhóm nước này đã tăng 12% trong năm 2013, ước đạt 576 tỷ USD nhưng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 44% so với mức đạt được trong năm 2007, thời điểm mà vốn đầu tư vào các nền kinh tế phát triển đạt mức cao nhất. Trong nhóm nước này, dòng vốn FDI vào Hoa Kỳ tiếp tục sụt giảm trong năm 2013, mặc dù quốc gia này hiện vẫn là nước thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới (159 tỷ USD).
84
Trong năm 2013, FDI vào các nền kinh tế đang phát triển ước đạt mức khá cao là 759 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn FDI toàn cầu. UNCTAD nhấn mạnh rằng sự phục hồi của FDI toàn cầu chủ yếu là nhờ vai trò ngày càng tăng của nhóm nước này trong thu hút FDI.
Hình 3.2: FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 1991-2013
Nếu phân theo khu vực, châu Á hiện vẫn đang là khu vực thu hút vốn FDI lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên dòng vốn FDI vào khu vực này trong năm 2013 có phần chững lại, cũng chỉ tương đương năm 2012. Trong khi đó, đầu tư ở châu Phi, châu Mỹ Latin, và khu vực Caribê lại có sự gia tăng. Vốn FDI vào các nền kinh tế chuyển đổi theo định nghĩa của UNCTAD (khu vực Đông Nam châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập), cũng tăng lên đáng kể, chạm mốc kỷ lục với ước tính khoảng 126 tỷ USD (so với mức 87 tỷ USD trong năm 2012, tăng 45%) và chiếm 9% FDI toàn cầu.
FDI vào khu vực Bắc Mỹ tăng 6% trong năm 2013, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng vốn FDI đầu tư vào Canada, tăng 49% (đạt 64,1 tỷ USD). Theo UNCTAD, việc thu hút FDI của Canada phụ thuộc chủ yếu vào các khoản vay nội bộ cho các chi nhánh nước ngoài tại nước này.
85
Nha (tăng 37%, đạt 37,1 tỷ USD) và Ý (từ 0,1 tỷ USD lên 9,9 tỷ USD)…
Hình 3.3: FDI vào các khu vực giai đoạn 2010-2013
Các chuyên gia của UNCTAD dự đoán rằng dòng vốn FDI sẽ tăng dần trong năm 2014 và 2015, đạt lần lượt 1.600 tỷ USD và 1.800 tỷ USD.
"Kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi và tăng trưởng, việc này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển đổi việc lưu giữ tiền mặt thành các khoản đầu tư mới", báo cáo Đánh giá Đầu tư toàn cầu kết luận. Tuy nhiên, việc FDI phục hồi cũng không đồng đều giữa các nước, các khu vực và cũng sẽ bị gặp các rủi ro khi các gói nới lỏng định lượng bị thu hẹp dần.
Các nước công nghiệp phát triển đóng vai trò chủ yếu trong dòng vận động của FDI. Hiện nay, nguồn vốn FDI có quê hương từ những nước công nghiệp phát triển chiếm khoảng 85 % tổng vốn FDI của thế giới. Đồng thời các nước công nghiệp phát triển cũng thu hút đến 3/4 vốn FDI của thế giới.
Tuy nhiên, xu hướng đầu tư giữa các nước đang phát triển với nhau ngày càng rõ. Quy mô FDI giữa các nước đang phát triển có động cơ là an ninh lương thực. Những nước đang phát triển đi đầu tư nhiều nhất bao gồm: Braxin, Trung Quốc, Qatar, Kuwait, Arap Saudi, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hàn Quốc. Trong khi đó, các nước Châu Phi như: Ethiopia, Sudan, Tanzania là những nước
86
đang phát triển nhận FDI lớn nhất.
Đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh
công ty ở nước ngoài đã bùng nổ trong những năm gần đây và trở thành
chiến lược hợp tác chính của TNCs.
Sự phát triển gần đây của dòng vốn FDI đã phản ánh sự gia tăng của công ty có vốn FDI, làm cho hoạt động FDI có tính toàn cầu để phản ứng lại áp lực cạnh tranh. Việc hợp nhất hoặc mua lại các công ty để thành lập chi nhánh sản xuất ở nước ngoài giúp TNCs bảo vệ, củng cố và phát huy thế mạnh của mình trong quá trình cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt hình thức đầu tư này giúp sử dụng hiệu quả mạng lưới cung ứng và phân phối sẵn có để phục vụ tốt hơn cho khách hàng toàn cầu, mở rộng thị phần, tăng năng lực cạnh tranh và nguồn thu lợi nhuận cho các TNCs.
Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới
Từ năm 2008, nhiều nước đang phát triển đã khuyến khích FDI của TNCs vào nông nghiệp vì TNCs ở các nước đang phát triển thúc đẩy thương mại hóa và hiện đại hóa nông nghiệp. Do đó, FDI giữa các nước đang phát triển trong nông nghiệp ngày càng tăng lên và được dự báo còn tiếp tục trong dài hạn. Năm 2008, nhà đầu tư của các nước đang phát triển trở thành nhà thôn tính xuyên quốc gia chủ yếu. Trị giá mua M&A xuyên quốc gia thuần lên tới 1.577 triệu USD chiếm trên 40 % tổng trị giá mua thuần M&A xuyên quốc gia thế giới (3.563 triệu USD) . Điển hình là dự án đầu tư của Simne Darby đầu tư 800 triệu USD vào đồn điền ở Liberia năm 2009. Trung Quốc đầu tư và ký hợp đồng thuê khoán sản xuất hàng hóa như: ngô, đường, cao su ở khu vực sông Mekong, đặc biệt ở Campuchia và Lào, mở rộng khu Zambia sang Ghana và Nigeria, và mở rộng sang Mexco, Latin America và Caribe.
Năm 2009 có 25 TNCs lớn nhất đang hoạt động trong ngành nông nghiệp, trong đó có 12 TNCs có trụ sở chính ở các nước đang phát triển. Điều này cho thấy các TNCs của các nước đang phát triển đã nổi lên chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm cả sản xuất lương thực và phi lương thực toàn cầu.
87
Các nước Mỹ, Anh, Đức, Nhật, và các nước đang phát triển chi phối dòng
vận động chính của vốn FDI (ra, vào) trên thế giới.
Anh, Pháp, Nhật và Thụy Sĩ là những nước xuất khẩu FDI ròng chính của thế giới. Ngược lại, Mỹ đóng vai trò là nhà đầu tư và nhận đầu tư năng động nhất trong số các nước OECD. Năm 2008, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí tiếp nhận và đi đầu tư lớn nhất thế giới, hiện đã nổi lên nhiều nước đang phát triển vừa là nước đi đầu tư và tiếp nhận đầu tư lớn: các nước này tiếp nhận 43% tổng luồng FDI vào và đầu tư 19 % tổng luồng FDI ra toàn cầu. Nhiều nước Châu Âu đã giảm vị trí cả về tiếp nhận lẫn đi đầu tư. Ví dụ, Anh đã mất vị trí là nước hàng đầu ở Châu Âu về cả hai luồng FDI này. Nhật Bản cải thiện vị trí và trở thành nước đi đầu trong đầu tư ra nước ngoài.
TNCs đóng vai trò quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang
đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài.
Hiện nay, trên toàn thế giới đã có 82 nghìn TNCs với 810 nghìn công ty con ở nước ngoài. Những công ty này đóng vai trò chủ đạo và ngày càng tăng trong nền kinh tế thế giới. Ví dụ: năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của các TNCs ước tính chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên thế giới, tổng số lao động làm việc cho các TNCs và công ty con của chúng là 77 triệu người, gần gấp đôi lực lượng lao động của Đức.
Khi nghiên cứu 100 TNCs lớn nhất trên thế giới mà tất cả đều thuộc các nước phát triển cho thấy TNCs này chiếm 1/3 toàn bộ nguồn vốn FDI của thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài lên đến 1.400 tỉ USD; sử dụng 12 triệu lao động ở nước ngoài.
Do đó, TNCs trên thế giới vẫn có vai trò quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là
các nước đang phát triển ở Châu Á.
88
độ dẫn đến tỷ trọng thu hút FDI của các nước này tăng nhanh. Năm 2007, các nước đang phát triển đã tiếp nhận được 438,4 tỷ USD. Đến năm 2008, FDI vào các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi đã tăng lên đến 43 % FDI toàn cầu, đạt 621 tỷ USD. Nguyên nhân là do các nước đang phát triển có khả năng chịu đựng khủng khoảng tốt hơn do hệ thống tài chính của những nước này ít gắn kết với hệ thống tài chính của Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, năm 2009 FDI vào tất các nhóm nước (nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi) đều giảm. Nguyên nhân chính là khủng khoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, vốn FDI phân bổ không đều giữa các nước đang phát triển, mà tập trung vào một số nước và một số khu vực. Chỉ tính riêng 10 nước và nền kinh tế đang phát triển đã thu hút khoảng từ 60 đến 80 % tổng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Điều đó chứng tỏ vốn FDI chủ yếu tập trung vào những nền kinh tế năng động, có nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định và có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn và hứa hẹn lợi nhuận cao. Ví dụ: năm 2008, FDI vào Châu Phi tăng lên tới 88 tỷ USD; Nam, Đông và Đông Nam Á tiếp tục thu hút được luồng FDI tăng cao và đạt mốc mới là 298 tỷ USD; FDI vào Tây Á tăng đạt 90 tỷ USD; ở Châu Mỹ La tinh và Caribe, FDI đạt 144 tỷ USD; và FDI vào các nước có nền kinh tế chuyển đổi đã đạt 114 tỷ USD.